Cảnh giác khi trẻ sơ sinh không giật mình bởi tiếng động lớn
GiadinhNet - Thông qua cách em bé phản ứng với âm thanh có thể đánh giá phần nào năng lực thính giác của trẻ. Cha mẹ có thể kiểm tra thính giác của con mình ngay từ khi bé mới chào đời bằng những cách dưới đây.
Cứ 1000 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ bị khiếm thính
Mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh là một bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Theo TS.BS Đinh Thúy Linh – Phó giám đốc Trung Tâm Sàng Lọc, Chẩn Đoán Trước Sinh và Sơ Sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tình trạng khiếm thính ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đấy có cả những nguyên nhân về di truyền.
TS Linh phân tích: "Cứ 1000 trẻ thì có 1 trẻ bị khiếm thính ở 1 hoặc cả 2 tai. Ngay cả trong trường hợp bố mẹ hoặc người thân trong gia đình không bị khiếm thính thì trẻ sinh ra vẫn có thể mắc bệnh này. Cần biết rằng, theo thống kê, hầu hết các trường hợp trẻ khiếm thính bẩm sinh đều được sinh ra trong các gia đình không có ai bị khiếm thính".

Các bậc cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ và tự đánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực ở trẻ. Ảnh minh họa
Thêm vào đó, tình trạng mất hoặc giảm thính lực bẩm sinh không thể được phát hiện thông qua siêu âm thai hay các biện pháp sàng lọc trước sinh. Do đó, việc sàng lọc thính lực sau sinh là cần thiết để phát hiện tình trạng này.
"Trẻ bị mất thính lực còn có thể đối diện với nguy cơ không thể phát âm. Việc sàng lọc thính lực sau sinh sẽ cho phép phát hiện sớm tình trạng này, từ đó có những giải pháp can thiệp để trẻ có một cuộc sống khỏe mạnh sau này", BS Linh cho hay.
Theo BS Linh, trẻ nên được sàng lọc thính lực ngay sau khi sinh và kết quả sẽ có ngay tại thời điểm trẻ được sàng lọc. Sàng lọc thính lực hiện nay là một trong những sàng lọc quan trọng của chương trình sàng lọc sơ sinh cho trẻ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.
Hiện nay, có 2 phương pháp sàng lọc đang được áp dụng phổ biến là:
- Đo lường âm thanh từ ốc tai: Được sử dụng để xác định tai bé có phản ứng với âm thanh hay không.
- Đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não: Được sử dụng để đánh giá thần kinh thính giác (dây thần kinh truyền âm thanh từ tai đến não) và phản ứng của não với âm thanh.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính lực bố mẹ cần biết
BS Linh khuyến cáo, các bậc cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ và tự đánh giá phản ứng của trẻ với âm thanh, để có thể phát hiện các dấu hiệu của tình trạng mất hoặc giảm thính lực ở trẻ.
BS Linh chia sẻ: "Việc theo dõi cần được thực hiện ngay cả với những trẻ đã có kết quả sàng lọc thính lực sau sinh đạt, vì có những trường hợp trẻ bị mất thính lực tăng dần, tại thời điểm sàng lọc sau sinh trẻ chưa có biểu hiện giảm thính lực rõ rệt".
Dưới đây là những phản ứng với âm thanh theo lứa tuổi ở trẻ bình thường, mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo:
- Ngay sau khi sinh: Bé sẽ bị giật mình bởi một tiếng động lớn đột ngột như tiếng vỗ tay hoặc tiếng đóng sầm cửa. Chớp mắt hoặc mở to mắt trước những âm thanh như vậy hoặc ngừng bú hoặc bé khóc.
- 1 tháng tuổi: Bé bắt đầu nhận thấy những âm thanh kéo dài đột ngột như tiếng ồn của máy hút bụi. Tạm dừng và lắng nghe tiếng ồn khi chúng bắt đầu.
- 4 tháng tuổi: Bé sẽ im lặng hoặc mỉm cười khi nghe thấy giọng nói quen thuộc ngay cả khi không thể nhìn thấy người nói và hướng mắt về phía giọng nói. Bé thể hiện sự phấn khích với âm thanh (ví dụ: giọng nói, tiếng bước chân).
- 7 tháng tuổi: Bé phản ứng quay ngay lập tức với một giọng nói quen thuộc trong phòng (nếu không đang quá chú tâm vào việc hiện tại).
- 9 tháng tuổi: Bé sẽ chăm chú lắng nghe những âm thanh quen thuộc hàng ngày và tìm kiếm những âm thanh rất yên tĩnh ngoài tầm nhìn.
- 12 tháng tuổi: Bé sẽ có phản ứng với tên gọi của mình, cũng có thể phản hồi lại các câu như "không", "bye bye".
"Nếu ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình phát triển của trẻ, bố mẹ nhận thấy có điểm bất thường thì cần cho trẻ đi khám ngay, để có thể can thiệp sớm", BS Linh nhấn mạnh.
T.T.T (B.V Phụ Sản Hà Nội)

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 giờ trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 6 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 7 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.