Cha mẹ đừng vội sợ khi con nói dối
GiadinhNet - Nghiên cứu khẳng định các gia đình luôn đặt nặng việc tuân thủ nguyên tắc và ít trò chuyện cởi mở với trẻ lại khiến trẻ nói dối nhiều hơn.
Khi còn nhỏ, trẻ nhỏ nói dối thường đem lại sự hài hước cho cha mẹ hơn là sự bực mình. Thử tưởng tượng một đứa trẻ nói rằng con không ăn bánh trong khi bánh vẫn còn đầy trong mồm, hoặc đổ tội cho con chó đã vẽ bậy lên tường. Đứa trẻ có thể nghĩ rằng chúng lừa được người khác nhưng chúng chưa biết cách làm thế nào để làm điều đó.

Ảnh minh họa.
Trước 8 tuổi, trẻ thường để lộ ‘chân tướng’ mỗi khi nói dối. Trong một nghiên cứu, những trẻ từ 3 đến 7 tuổi được yêu cầu không được nhìn món đồ chơi bí mật đặt sau lưng chúng, thì mức độ nói dối thay đổi theo từng độ tuổi.
Từ 3 đến 5 tuổi, trẻ thường giữ được gương mặt ngây thơ vô tội một cách đáng ngạc nhiên, nhưng lại để lộ mình nói dối bằng cách gọi tên được món đồ chơi. Trẻ từ 6 đến 7 tuổi bắt đầu biết cách nói dối tinh vi hơn, một số vẫn giữ được thái độ rất tỉnh, một số khác thì tình cờ nói ra được tên món đồ chơi.
Khi trẻ càng lớn và nhận thức của chúng phát triển, chúng có thể hiểu được loại nói dối nào khiến người khác tin được. Chúng cũng trở nên giỏi hơn trong việc tiếp tục nói dối.
Sự phát triển đạo đức cũng bắt đầu hình thành. Những đứa trẻ nhỏ thường có khuynh hướng nói dối để đạt được mục đích cá nhân, trong khi những đứa lớn hơn bắt đầu đoán được cảm giác của người khác khi chúng nói dối.
Vậy khi còn nhỏ, trẻ nói dối chưa thật "đáng sợ". Nhưng nếu để việc nói dối của trẻ được duy trì ngay cả khi trẻ lớn lên thì lại là vấn đề nghiêm trọng, khi nói dối đã bắt đầu trở thành thói quen, thành tính cách trẻ.
Bởi thế, điều cần làm là cha mẹ hãy:
- Dành thời gian nói chuyện một cách bình tĩnh để trẻ hiểu cảm giác của bạn khi nhận lời nói dối đó. Hãy cảnh báo việc nói dối ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai người và sẽ như nào khi gia đình và bạn bè không còn tin trẻ nữa.
- Không nên gọi trẻ là "kẻ nói dối" hoặc những câu tương tự. Khi trẻ đã thực sự nghĩ mình là "kẻ nói dối", việc nói thật trở nên không còn cần thiết và nói dối như một lẽ đương nhiên.
- Nếu trẻ nói dối vì muốn thu hút sự chú ý của bạn, hãy cho trẻ thấy mình luôn được quan tâm và không cần thiết phải nói dối nữa.
- Khuyến khích sự trung thực: Bất cứ khi nào trẻ nói thật, bố mẹ hãy khen ngợi con. Điều này khiến trẻ nhận ra rằng nói thật đôi khi cần rất nhiều dũng cảm, nhưng đổi lại đây là hành động đúng đắn, được bố mẹ ủng hộ. Từ đó, giúp trẻ xây dựng tính cách trung thực.
- Cùng con sửa lỗi. Hãy yêu cầu các bé suy nghĩ thêm những biện pháp giải quyết vấn đề thay vì nói dối. Bài học này có tính định hướng, giúp trẻ học hỏi thêm các cách giải quyết vấn đề thay vì lấp liếm.
- Cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo. Trẻ học hỏi bằng cách quan sát. Cha mẹ là những người ở gần bé nhất. Vì vậy, hãy làm gương cho trẻ bằng cách luôn trung thực trong những chuyện diễn ra hằng ngày. Hãy để trẻ biết lời nói của cha mẹ là đáng tin và cha mẹ cũng luôn muốn trẻ sẽ nói những lời chân thật với mình.
Phương Nghi (t/h)

Khi con bạn tức giận, căng thẳng, hãy nói câu này mọi chuyện sẽ được giải quyết ngay lập tức
Nuôi dạy con - 50 phút trướcGĐXH - Cha mẹ thường thấy khó khăn khi phải đối phó với cơn tức giận của con cái. Theo các chuyên gia chỉ cần nói vài lời này, trẻ sẽ bình tĩnh lại ngay lập tức, bất kể chúng ở độ tuổi nào.

5 cung hoàng đạo yêu nhưng lại muốn giấu kín, viện đủ lý do để không công khai mối quan hệ
Gia đình - 1 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này thích những mối quan hệ mập mờ, họ khiến bạn không rõ mình là ai trong trái tim họ và chưa sẵn sàng đặt tên cho mối quan hệ của hai người.

“Bố thất nghiệp rồi, họ đuổi rồi”: Đoạn tin nhắn khiến tôi chỉ biết ước giá như làm được điều này
Gia đình - 3 giờ trướcƯớc gì có thể nhắn cho bố rằng “không sao, con nuôi bố”...

Con trai làm hỏng đồ chơi hơn 14 triệu đồng của bạn, cách người bố xử lý khiến phụ huynh đứa trẻ kia nể phục
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcNhìn cảnh con vui đùa trở lại, mẹ Tiểu Uy bỗng lặng người.

Con trai tôi từng không chịu xin lỗi, nhưng rồi một phân cảnh trong Sex Education đã giúp tôi 'gỡ rối'
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Sex Education dạy tôi rằng: Nếu con bạn chưa sẵn sàng nói "xin lỗi", hãy đừng lo. Hãy ở bên con đủ lâu – bằng tình yêu, sự tin tưởng và cả sự kiên nhẫn – rồi con sẽ biết lúc nào cần lên tiếng, và khi ấy, lời xin lỗi ấy sẽ thật sự có ý nghĩa.

Người Nhật dễ thành công và giàu có bởi từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng 5 cách cực hay để dạy về tiền bạc
Nuôi dạy con - 17 giờ trướcGĐXH - Hãy xem các gia đình Nhật giáo dục con cái về quản lý tài chính như thế nào.

Sự thật được tiết lộ từ một giáo viên chủ nhiệm: Nhiều đứa trẻ lớn lên "bất tài" có một điểm chung trong gia đình!
Nuôi dạy con - 18 giờ trướcHy vọng con bạn không ở trong số đó.

Nhờ một chi tiết khi xem phim Sex Education, tôi ngừng 'đòi con phải vui vẻ' mọi lúc, và điều kỳ diệu đã xảy ra!
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Sex Education – dù là một bộ phim nói nhiều về giới tính – nhưng lại dạy tôi điều quan trọng hơn cả: Cảm xúc, nếu không được đối diện, sẽ luôn âm thầm lớn lên thành tổn thương. Và đôi khi, bài học nuôi dạy con không nằm ở việc giúp con vượt qua nỗi buồn thật nhanh, mà nằm ở chỗ cùng con bước qua nỗi buồn ấy một cách chậm rãi và tử tế.

Một người mẹ hỏi DeepSeek: 'Tại sao càng thương con, con càng xa cách?' - AI lạnh lùng đáp: 'Vì tình thương không đi kèm sự tôn trọng'
Nuôi dạy con - 19 giờ trướcNgười mẹ này từng nghĩ rằng chỉ cần yêu thương, con sẽ luôn gần gũi và lắng nghe, nhưng hóa ra chị đã sai.

Tăng Thanh Hà ngày càng được yêu mến vì dạy con khéo, đưa con đến những nơi 'nhiều điều đáng để học'
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Dù tất bật với công việc kinh doanh, Tăng Thanh Hà luôn cố gắng dành thời gian ở bên cạnh các con.

Cùng xem phim 'Sex and the City', chồng bỗng nói tôi 2 điều khiến tôi muốn 'buông'
Chuyện vợ chồngGĐXH - Sau những lời nói của chồng, tôi bàng hoàng nhận ra nhiều điều mà tôi đã bỏ lỡ, giá như tôi biết đến phim "Sex and the City" sớm hơn.