Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ!

Thứ năm, 09:35 03/06/2021 | Sống khỏe

Sau khi lột vỏ tôm và thưởng thức, trên tay có vết xước nhẹ chẳng thấm vào đâu, người đàn ông chủ quan. Để rồi khi phát hiện ra thì đã quá muộn.

Xước da do lột vỏ tôm, người đàn ông tử vong sau đó 3 ngày

Gần đây, truyền thông đưa tin rầm rộ chuyện tử vong của người đàn ông Trung Quốc do bị " vi khuẩn ăn thịt người " tấn công. Mọi chuyện sẽ không có gì phải bàn cãi lắm cho đến khi tìm hiểu tận gốc nguyên nhân.

Hóa ra, trước đó, người đàn ông 60 tuổi ở Hàng Châu, Trung Quốc đã dùng tay lột vỏ tôm. Vô tình bị vỏ tôm cứa vào ngón tay, nạn nhân chủ quan vết thương nhỏ. Nhưng vết sưng bầm ngày càng trầm trọng, cộng thêm sốt cao, ông phải nhập viện. Từ tình trạng sốt cao, người đàn ông này nhanh chóng bị hôn mê, suy đa tạng. Sau 3 ngày, bệnh nhân tử vong.

Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ! - Ảnh 1.

Vô tình bị vỏ tôm cứa vào ngón tay khi bóc tôm, nạn nhân chủ quan vết thương nhỏ, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Sau khi nghe gia đình kể lại, các bác sĩ nghi ngờ là do "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công. Họ nhanh chóng kiểm tra tình trạng ngón tay của bệnh nhân thì phát hiện vi khuẩn Vibrio vulnificus thường được gọi là "vi khuẩn ăn thịt người", có tỷ lệ tử vong cực cao với diễn tiến bệnh vô cùng nhanh.

Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong khi nhiễm phải lên tới 25%. Nếu để loại vi khuẩn này thâm nhập vào máu thì tỷ lệ tử vong có thể đạt gần 50%.

Ngoài ra, khi xâm nhập qua miệng vết thương hở, loại vi khuẩn nguy hiểm trên còn có khả năng "đục khoét" thịt của con người khiến vị trí nhiễm khuẩn bị hoại tử nặng và buộc phải cắt bỏ hoàn toàn mới có hi vọng bảo toàn tính mạng.

Sau khi nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus qua vết thương hở, bệnh nhân chỉ có thời gian 24 tiếng để cắt bỏ hoàn toàn khu vực bị nhiễm trùng nếu muốn có cơ hội sống sót. Sau 36 tiếng mà vẫn không có tiến triển gì, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong.

Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ! - Ảnh 2.

Đừng chết chỉ vì bị vỏ tôm đâm vào tay - Hãy cẩn trọng với những loại hải sản có vỏ cứng!

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), trước đây chúng ta chỉ biết đến hàu và các loài động vật nhuyễn thể (ngao hến, hàu, móng tay, tu hài…) sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du nên rất nhiều con có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có vi khuẩn ăn thịt người.

Chuyên gia nhận định, vấn đề nằm ở chiếc vỏ cứng bên ngoài mỗi loại hải sản này. Chúng có thể mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Trong khi đó, việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không thực hiện ăn chín uống sôi thì nguy cơ nhiễm bệnh cực cao.

"Nhất là với tôm, có thể đã nấu chín thịt tôm nhưng càng tôm, phần đầu tôm vốn dày hơn, khả năng được làm chín hẳn cần lâu hơn, nhiều người lại chủ quan, không để ý, có thể bị nhiễm khuẩn khi có vết thương hở hay chỉ là vết xước nhẹ", chuyên gia nhận định.

Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ! - Ảnh 3.

Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 80.000 người bị bệnh do vi khuẩn Vibrio tấn công.

Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 80.000 người bị bệnh do vi khuẩn Vibrio tấn công và có khoảng 100 người trong số này không thể vượt qua được. Người ta ước tính rằng khoảng 52.000 trường hợp này là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm, chủ yếu là các loại động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín.

Theo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), nhiệt độ nấu chín là thứ duy nhất có thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio, từ đó khuyến cáo mọi người hãy ăn hải sản đã nấu chín để tránh tổn hại sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoái khẩu như ăn hàu sống , hoặc ăn tôm có thịt chín tới cho ngọt hơn, không màng đến lớp vỏ cứng bên ngoài, đơn cử nổi bật như ăn ốc.... nhiều người đã gặp họa bị cứa, đâm vào tay dẫn đến nguy cơ bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công.

Chỉ làm duy nhất việc này trước khi ăn tôm và người đàn ông tử vong: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi ăn hải sản có vỏ! - Ảnh 4.

Khi ăn hải sản có vỏ nói chung nên ăn ở dạng được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, khi ăn hải sản có vỏ nói chung nên ăn ở dạng được nấu chín hoàn toàn để đảm bảo sức khỏe. Khi chế biến những món hải sản này tốt nhất nên trang bị thêm găng tay, trên bàn ăn có thể dùng lớp khăn giấy hoặc khăn tay lót vào ngoài vỏ trước khi lột.

Ngoài ra, để phòng tránh vi khuẩn ăn thịt người Vibrio vulnificus khi đi bơi, bạn nên tắm lại sau khi tắm dưới biển và đặc biệt là không nên ăn hải sản sống do có nguy cơ vi khuẩn bám vào hải sản. Người có hệ miễn dịch yếu, người có vết thương hở tiếp xúc với môi trường nước ẩm ướt cần hết sức cảnh giác khi tiếp xúc với biển vì rất dễ bị lây nhiễm loại vi khuẩn này.

H.H

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 8 giờ trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 10 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

Sống khỏe - 18 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

Sống khỏe - 19 giờ trước

Hội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Top