Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020: "Sợi chỉ đỏ" là nâng cao chất lượng dân số

Giadinh.net - Tại cuộc Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo lần thứ nhất “Chiến lược DS/SKSS Việt Nam, giai đoạn 2011-2020”, do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, phóng viên Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn GS, TS Nguyễn Đình Cử - Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân xoay quanh việc xác định vấn đề cốt lõi cho Chiến lược mới.

GS.TS Nguyễn Đình Cử.

Thưa Giáo sư, chỉ còn một năm nữa là kết thúc Chiến lược Dân số Việt Nam, 2001-2010, ông có thể cho biết triển vọng đạt được mục tiêu của Chiến lược này?

-  Có thể nói, chúng ta đã thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, vì về cơ bản đã đạt được cả hai mục tiêu cụ thể của Chiến lược này, tức Tổng tỷ suất sinh (TFR) ở mức 2,11 vào năm 2005 và Chỉ số phát triển con người (HDI) không ngừng tăng lên. 

Tuy nhiên, thành công của chúng ta chưa trọn vẹn. Nếu xét ở cấp độ vùng và tỉnh thì còn nhiều vùng/tỉnh không đạt được mục tiêu của Chiến lược. Cụ thể là, theo phân tích và đánh giá của chúng tôi, đối với mục tiêu thứ nhất, có tới 25 tỉnh đã hoặc sẽ không đạt được mức sinh thay thế vào thời điểm Chiến lược đề ra: Năm 2005 (các tỉnh đồng bằng) và 2010 (các tỉnh tỉnh vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo). Thêm nữa, đến năm 2010, ít nhất cũng có 7 tỉnh không thể đạt mục tiêu thứ hai, tức là HDI không thể đạt mức 0,7.

Tình hình nói trên đã chia các tỉnh của Việt Nam thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất có trình độ phát triển cao, mức sinh thấp và nhóm thứ hai có trình độ phát triển thấp nhưng mức sinh cao. Đây là một thách thức cần được xử lý trong Chiến lược mới. 

Thưa giáo sư, bối cảnh kinh tế - xã hội nào cần nhấn mạnh khi xây dựng Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020?

-  Bối cảnh kinh tế -  xã hội 10 năm tới sẽ có những nét khác căn bản so với  bối cảnh Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 -  2010. Chẳng hạn, về kinh tế, thể chế kinh tế thị trường sẽ hoàn thiện hơn; nước ta sẽ hội nhập sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế thế giới và ra khỏi danh sách các nước nghèo... Về xã hội, có nhiều tiến bộ, như:  Y tế, giáo dục phát triển; tỷ lệ đi học ở các nhóm tuổi trẻ đều cao, đặc biệt là tỷ lệ học sinh nữ ở tất cả các cấp học, bậc học đều tương đương tỷ lệ học sinh nam; đô thị hóa diễn ra nhanh hơn; truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ, nhất là Internet có sức cuốn hút thanh, thiếu niên; các hình thức giao lưu văn hóa Đông - Tây đa dạng hơn... Về môi trường, cùng với công nghiệp hóa, tài nguyên sẽ dần cạn kiệt; môi trường, nhất là môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng rõ rệt... Bối cảnh phát triển nói trên, vừa mang lại cơ hội, vừa chứa đựng nhiều thách thức đối với việc cải thiện tình trạng DS/SKSS ở nước ta. Do đó, cần được tính đến một cách sâu sắc trong Chiến lược mới.
 
Nâng cao chất lượng dân số phải thể hiện tất cả các giai đoạn của vòng đời mỗi người (Ảnh: TL).
 
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TFR 2.28 2.25 2.28 2.12 2.23 2.11 2.1 2.07 2.08
Điều tra biến động DS-KHHGĐ 1/4 hàng năm - Tổng cục Thống kê.
 
Thế còn những đặc điểm nổi bật nhất hiện nay của tình trạng dân số và SKSS của nước ta là gì, thưa Giáo sư?

 - Những đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam mà chúng ta đã nói từ lâu là quy mô dân số lớn, mật độ dân số rất cao; mất cân bằng giới tính khi sinh thì cũng đã thấy từ kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở 1999. Theo tôi, đặc điểm mới và nổi bật nhất, khác căn bản với thời chúng ta xây dựng Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 là: Việt Nam đã duy trì được xu thế giảm sinh một cách vững chắc và đạt mức sinh thay thế liên tục từ năm 2005 đến nay. Khẳng định này có thể gây tranh cãi nhưng nếu chúng ta xem xét quá trình giảm Tổng tỷ suất sinh (TFR) trong gần thập niên vừa qua thì sẽ rõ (xem box).

Mặc dù có một vài thời điểm mức sinh “lên xuống” với biên độ dao động nhỏ nhưng nhìn chung, xu thế giảm sinh rõ ràng đã được duy trì. Tôi vẫn thường ví đây là “viên bi trong lòng máng” (viên bi có thể  dao động lên xuống nhưng đó là sự dao động trong lòng một cái máng hẹp và đặt ở tư thế dốc xuống). Việt Nam duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc là do kiên trì chính sách giảm sinh và những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế - xã hội.

Đặc điểm nổi bật thứ hai là chất lượng dân số chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta tăng dần nhưng chưa bao giờ lọt vào tốp 100 nước có HDI cao nhất trong tổng số gần 200 nước so sánh. Đặc biệt là chất lượng dân số khi sinh còn nhiều thách thức. Tỷ lệ mắc bệnh, tật do rối loạn chuyển hóa và di truyền ở trẻ sơ sinh, tử vong sơ sinh còn cao; suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi đang là vấn đề cấp bách; gia tăng tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm thần, tự kỷ, tiểu đường...        

Tình trạng SKSS có thể coi là một nội dung của chất lượng dân số cũng đang có nhiều vấn đề, như: Tử vong mẹ, số ca phá thai và vô sinh còn nhiều, nhiễm khuẩn đường sinh sản khá phổ biến; tỷ lệ người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục - HIV và ung thư đường sinh sản còn khá cao...

Từ những tình hình như trên, theo Giáo sư  đâu là vấn đề cốt lõi nhất mà Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020 cần tập trung giải quyết?

- Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý rằng: Việt Nam có hàng trăm chiến lược (chiến lược quốc gia, chiến lược của ngành, của địa phương), bao trùm là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Chiến lược DS/SKSS cần xác định đúng vị trí vai trò của mình trong hệ thống các chiến lược nói trên để tránh trường hợp “lấn sân”. Chiến lược DS-KHHGĐ (1993- 2000) chỉ giải quyết vấn đề số lượng dân số thông qua giảm sinh. Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 - 2010, vẫn đề ra mục tiêu giải quyết vấn đề số lượng dân số và coi đây là mục tiêu số 1 nhưng đã bắt đầu đặt ra mục tiêu số 2 là giải quyết vấn đề chất lượng dân số.

Với các chú ý nêu trên và việc trình bày trong trả lời những câu hỏi trước, có thể nhận thấy rằng, vấn đề cốt lõi nhất mà Chiến lược DS/SKSS lần này cần giải quyết là chất lượng dân số. Nó phải là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt Chiến lược, từ mở đầu cho đến các phụ lục của Chiến lược, đặc biệt được thể hiện trong quan điểm, mục tiêu, giải pháp và hoạt động.

Khi lựa chọn “sợi chỉ đỏ” là chất lượng dân số, Chiến lược DS/SKSS sẽ giải quyết được toàn bộ vấn đề này?

- Không! không một chiến lược nào có thể giải quyết toàn bộ vấn đề chất lượng dân số, vì chất lượng dân số liên quan đến nhiều khía cạnh: Thể chất, trí tuệ và tinh thần. Chất lượng dân số liên quan đến nhiều đối tượng: Bào thai, sơ sinh, trẻ em dưới 6 tuổi, dân số 6- 24 tuổi (đi học), vị thành niên, người lao động, người cao tuổi...

Vì vậy tôi nghĩ, đây là vấn đề của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhiều chiến lược bộ phận. Mỗi chiến lược bộ phận sẽ đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dân số, như: Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Chiến lược giáo dục, Chiến lược phát triển dạy nghề; Chiến lược phát triển văn hoá,... Còn chiến lược DS/SKSS có thể tập trung vào chất lượng dân số khi sinh và SKSS của toàn bộ dân số.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, giữa số lượng và chất lượng dân số có mối quan hệ chặt chẽ. Trước đây ta đẩy mạnh KHHGĐ cũng nhằm nâng cao chất lượng dân số. Ngày nay ta tập trung nâng cao chất lượng dân số thì cũng không thể không thực hiện tốt KHHGĐ, nhất là ở các địa phương mức sinh còn cao.

Thưa Giáo sư, ông có cho rằng Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020 là một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực này hay không?

- Nhiều công việc sẽ là tiếp nối truyền thống nhưng có nhiều cái phải phát triển, sẽ có nhiều cái mới. Chẳng hạn, lĩnh vực truyền thông, trước đây ta nói: “Gái hay trai, chỉ 2 là đủ” nhưng bây giờ phải nói: “Gái hay trai, chỉ 2 chất lượng cao”. Như vậy, truyền thông và dịch vụ giai đoạn tới không chỉ sao cho mỗi cặp vợ chồng có 2 con mà còn là 2 con chất lượng cao. Và chất lượng cao phải thể hiện ở tất cả các giai đoạn của vòng đời mỗi người, từ bào thai cho đến khi trở thành người cao tuổi.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Hà Anh
(Thực hiện)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top