Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chưa hết ám ảnh Delta, giới khoa học đã cảnh báo biến thể mới ở Nam Phi lây nhiễm rất nhanh

Thứ hai, 18:07 30/08/2021 | Bốn phương

Một biến thể virus corona lần đầu phát hiện ở Nam Phi "có thể lây nhiễm nhanh hơn" các biến thể khác và có nguy cơ "né vaccine", theo giới khoa học.

Chưa hết ám ảnh Delta, giới khoa học đã cảnh báo biến thể mới ở Nam Phi lây nhiễm rất nhanh - Ảnh 2.

Biến thể C.1.2, được cho là "có khả năng lây nhiễm cao hơn", có nhiều đột biến với chủng virus ban đầu tại Vũ Hán, theo các chuyên gia tại Viện Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nam Phi và các cộng sự.

Biến thể virus được các nhà khoa học phát hiện tại Nam Phi hồi tháng 05 và sau đó đã được tìm thấy ở Anh, Trung Quốc, CHDC Congo, Mauritius, New Zealand, Bồ Đào Nha và Thụy Sĩ.

Theo nghiên cứu của giới khoa học, biến thể này xuất phát từ biến thể C.1 vốn được phát hiện trong làn sóng đầu tiên của đại dịch Covid-19, có tỷ lệ đột biến khoảng 41,8 biến thể mỗi năm.

Tỷ lệ đột biến này cao gần gấp đôi so với tỷ lệ đột biến ở bất kỳ Biến thể đáng lo ngại (VOC) nào khác.

Trong nghiên cứu, giới khoa học phát hiện số lượng bộ gene C.1.2 ở Nam Phi tăng từ 0,2% hồi tháng 05 lên 1,6% vào tháng 06, và 2% vào tháng 07. Việc số lượng bộ gene tăng đều đặt như vậy trước đây được phát hiện ở các biến thể Alpha, Beta và Gamma.

Giới khoa học cho rằng cần nghiên cứu sâu rộng hơn để "xác định những thay đổi về chức năng của các biến thể này," nhưng đồng thời cảnh báo rằng biến thể "đã đột biển ổn định" và có nguy cơ né tránh kháng thể và phản ứng miễn dịch.

Trong báo cáo được đăng tải trên tuần san Nature, nhóm các nhà khoa học viết: "Chúng tôi mô tả và biểu thị đặc điểm của dòng virus SARS-CoV-2 có một số biến thể protein gai nhiều khả năng xuất hiện tại khu đô thị lớn ở Nam Phi sau làn sóng dịch bệnh đầu tiên, sau đó lây lan sang nhiều khu vực khác ở hai tỉnh lân cận".

"Chúng tôi sẽ cho thấy rằng dòng virus này đã mở rộng rất nhanh và trở nên phổ biến ở ba tỉnh, trong thời gian số ca nhiễm tại những khu vực này tăng rất nhanh," báo cáo có đoạn.

"Dù tác động toàn diện của những đột biến này còn chưa rõ ràng, dữ liệu bộ gene và dịch tễ cho thấy biến thể có nhiều lợi thế chọn lọc, bao gồm tăng khả năng lây lan, né tránh miễn dịch hoặc cả hai," các nhà nghiên cứu viết.

"Những dữ liệu này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải tập trung vào phản ứng y tế công cộng ở Nam Phi để giảm thiểu tốc độ lây lan của dịch bệnh xuống mức thấp, không chỉ giảm số ca nhập viện và tử vong mà còn ngăn chặn khả năng dòng virus này và những tiến hóa tiếp theo của virus," nhóm các nhà khoa học nhấn mạnh.

Hồi tháng 04, các nhà khoa học phát hiện một biến thể Nam Phi khác, có tên gọi B.1.351, có khả năng "đột phá" ở người đã tiêm vaccine của hãng Pfizer.

Các nhà khoa học xem xét 400 người dương tính với virus SARS-CoV-2 trong thời gian ít nhất 14 ngày kể từ khi được tiêm một hoặc hai liều vaccine Pfizer, và 400 người dương tính chưa từng được tiêm vaccine.

Biến chủng này phổ biến gấp 8 lần ở những người được tiêm đủ hai liều hơn ở những người chưa được tiêm. 5,4% người đã tiêm đủ hai liều nhiễm biến thể này, nhưng chỉ 0,7% người chưa tiêm bị nhiễm.

Các nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv cho rằng kết quả kể trên cho thấy vaccine kém hiệu quả hơn trước biến thể Nam Phi, so với biến thể virus ban đầu hay biến thể Alpha lần đầu phát hiện ở 

Theo Nguoiduatin.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đây là ngôi nhà cô đơn nhất thế giới nhưng sự thật về nó khác xa đồn đoán của cư dân mạng

Đây là ngôi nhà cô đơn nhất thế giới nhưng sự thật về nó khác xa đồn đoán của cư dân mạng

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Nằm một mình giữa hòn đảo hoang giữa đại dương rộng lớn, người ở đây phải sống như thế nào?

Thần đồng gốc Việt đỗ đại học năm 13 tuổi, suýt bị trục xuất vì quá giỏi, hiện ra sao sau 5 năm nổi tiếng?

Thần đồng gốc Việt đỗ đại học năm 13 tuổi, suýt bị trục xuất vì quá giỏi, hiện ra sao sau 5 năm nổi tiếng?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Thần đồng gốc Việt Vicky Ngô là cái tên không còn quá xa lạ với cộng đồng người Việt tại nước ngoài bởi thành tích học tập xuất sắc và hành trình học thuật ấn tượng.

Hài cốt Vân Nam 7.100 tuổi tiết lộ “loài người ma” mới

Hài cốt Vân Nam 7.100 tuổi tiết lộ “loài người ma” mới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Xingyi_EN, một người phụ nữ sống ở Vân Nam - Trung Quốc vào đại đồ đá mới, là "con lai" với một loài người chưa từng được biết đến.

Cơn sốt búp bê giống hệt trẻ sơ sinh gây tranh cãi khi có người đưa "đứa trẻ" đi khám như người thật

Cơn sốt búp bê giống hệt trẻ sơ sinh gây tranh cãi khi có người đưa "đứa trẻ" đi khám như người thật

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Những con búp bê Reborn, được chế tác tinh xảo như trẻ sơ sinh thật, đang gây sốt tại Brazil. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng trong các tình huống đời thực, đặc biệt là tại bệnh viện, đang làm dấy lên nhiều tranh cãi.

Phát hiện dấu vết cổ xưa liên quan đến sự sống tại khu vực "đầm cá sấu" trên Sao Hỏa

Phát hiện dấu vết cổ xưa liên quan đến sự sống tại khu vực "đầm cá sấu" trên Sao Hỏa

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Tàu thám hiểm Perseverance của NASA mới đây đã ghi nhận phát hiện quan trọng tại một khu vực mới trên Sao Hỏa mang tên Krokodillen.

Kính viễn vọng phát hiện thay đổi lạ ở thiên thể nghi có sự sống

Kính viễn vọng phát hiện thay đổi lạ ở thiên thể nghi có sự sống

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dữ liệu mới từ kính viễn vọng không gian James Webb có thể là tin vui cho NASA trong hành trình săn tìm sự sống ngoài hành tinh.

Hé lộ tòa nhà 6 tầng chứa đầy vàng ở Singapore

Hé lộ tòa nhà 6 tầng chứa đầy vàng ở Singapore

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Cảm giác bất an ngày càng tăng là nguyên nhân thúc đẩy làn sóng đưa vàng ra nước ngoài lưu trữ của giới siêu giàu.

Tín hiệu "từ cõi chết" tiết lộ những hành tinh gây sửng sốt

Tín hiệu "từ cõi chết" tiết lộ những hành tinh gây sửng sốt

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Ở nơi chết chóc nhất Ngân Hà, các nhà khoa học đã bắt được tín hiệu ngoài dự kiến từ những đĩa tiền hành tinh.

Châu Phi bị xé toạc bởi cột đá khổng lồ đâm lên từ lòng đất?

Châu Phi bị xé toạc bởi cột đá khổng lồ đâm lên từ lòng đất?

Tiêu điểm - 3 ngày trước

Thứ đang xé toạc châu Phi không phải dạng đá mà chúng ta thường thấy trên mặt đất, mà là một cột đá nóng chảy mọc lên từ dưới đáy lớp phủ hành tinh.

Top