Chung tay phòng, chống bạo lực gia đình
GiadinhNet - Thông tin từ Bộ Văn hóa-Thể thao&Du lịch (VH-TT&DL), gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực cũng có xu hướng sử dụng bạo lực khi giải quyết mâu thuẫn.
80% các vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình
Bộ VH-TT&DL vừa tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong các hoạt động chính được triển khai trên phạm vi cả nước với chủ đề “Gia đình - nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”. Tới dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên.
Phát động Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động. Bạo lực gia đình đã và đang vi phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng của mỗi cá nhân, để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người nhất là phụ nữ và trẻ em. Bạo lực gia đình cũng là nguyên nhân suy giảm sự bền vững của hạnh phúc gia đình. Để thực hiện tốt công tác phòng chống bạo lực gia đình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh yêu cầu Bộ VH-TT&DL, các cấp, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh "xây dựng nhân cách con người Việt Nam", bắt đầu từ giáo dục đạo đức trong gia đình. Bên cạnh đó, cần đầu tư các nguồn lực cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu, triển khai những hoạt động mới, thiết thực, hiệu quả. Các cơ quan truyền thông phát huy vai trò, tích cực đưa tin về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức của người dân, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người trong gia đình Việt Nam.
Theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến năm 2016, cả nước xảy ra trên 127.000 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, nam giới chiếm 83,6% đối tượng gây bạo lực; gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực, khả năng học tập bị suy giảm nghiêm trọng và một bộ phận các em có xu hướng sử dụng bạo lực khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột với bạn bè. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường gia tăng thời gian qua. Bạo lực gia đình còn làm gia tăng các loại tội phạm xã hội, gây tổn thất nặng nề về kinh tế, giảm sút sức khỏe, suy giảm khả năng và năng suất lao đông, gia tăng chi phí y tế…
Số liệu của ngành công an cũng cho thấy, bạo lực gia đình góp phần gia tăng các loại tội phạm xã hội. Hiện cả nước có 6.996 cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, 35.756 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và 19.182 mô hình, câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thực trạng bạo lực gia đình vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Để từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên toàn quốc, thu hút sự tham gia của toàn xã hội vào việc xây dựng, giữ gìn gia đình bền vững, hạnh phúc, Chính phủ đã ban hành Chương trình Hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020, quyết định lấy tháng 6 hằng năm là Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Với riêng tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trì khẳng định sẽ đưa mục tiêu chương trình hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm của địa phương và bố trí đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình ở các cấp. Tăng cường thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vai trò của dòng họ, cộng đồng. Duy trì và nhân rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình như: Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy, đường dây nóng tại cộng đồng. Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình từ tỉnh tới cơ sở. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời đối với những cá nhân, gia đình có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời biểu dương, động viên, khen thưởng tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình.
21 tỉnh kí cam kết thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình
Cũng nằm trong chuỗi hoạt động Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình, 21 tỉnh, thành trong toàn quốc cũng đã tham gia lễ lí cam kết thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình, từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi địa bàn quản lý thông qua triển khai các hoạt động, mô hình đa dạng, thiết thực phòng chống bạo lực gia đình.
Các tỉnh tham gia kí cam kết phấn đấu đến hết quý I/2018 có trên 90% đơn vị cấp xã xây dựng, duy trì hộp thư, số điện thoại tiếp nhận thông tin về bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Cùng với đó, các tỉnh phấn đấu đến quý IV/2018 có trên 70% số đơn vị cấp xã xây dựng, duy trì và nhân rộng Mô hình phòng chống bạo lực gia đình; 100% cơ quan, đơn vị khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình, kịp thời xử lý hành vi và người gây bạo lực gia đình theo thẩm quyền, kịp thời hỗ trợ nạn nhân.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Đặng Thị Bích Liên cho rằng, sau khi ký cam kết đã có các chỉ tiêu phấn đấu, biện pháp, kế hoạch cụ thể, các tỉnh, thành phố phải tạo sự đồng bộ trong các cấp uỷ, địa phương để cùng chung tay thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng biểu dương các gương điển hình, các mô hình tiêu biểu làm tốt công tác gia đình; đào tạo được đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kiến thức về gia đình, xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở.
Bộ VH-TT&DL đã chọn chủ đề xuyên suốt cho hoạt động tuyên truyền về ngày Gia đình Việt Nam là "Bữa cơm gia đình ấm áp" nhằm tôn vinh những giá trị của giây phút sum họp bên bữa cơm gia đình. Bộ cũng phát động cuộc thi ảnh với chủ đề "yêu thương và chia sẻ".
Nhân dịp này, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên cũng đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cho 14 tập thể và 9 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác phòng chống bạo lực gia đình trong thời gian qua. Báo Gia đình & Xã hội được vinh dự đón nhận một bằng khen tập thể và một bằng khen cá nhân.
Hưởng ứng ngày Gia đình Việt nam 28/6, tới đây Bộ VH-TT&DL tiếp tục tuyên truyền chủ đề Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương và phát động chủ đề này trên toàn quốc. Cùng với đó sẽ phát động cuộc thi “Ảnh Yêu thương và sẻ chia” và phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức hội nghị câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc “5 không, 3 sạch” với sự tham gia của 15 tỉnh thành dự kiến tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6.
Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức từ ngày 1 đến hết ngày 30/6/2017 trên phạm vi cả nước với chủ đề “Gia đình - nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”.
Một số hoạt động chính của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017 do Bộ VH-TT&DL phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức:
1.Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Thăm và biểu dương mô hình phòngchống bạo lực gia đình thôn Chợ Nội, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên và gia đình ông Trần Văn Chương - một gia đình văn hóa tiêu biểu của thôn.
4. Tọa đàm “Gia đình nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”.
5. Tuyên truyền phim ngắn về kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình.
M.Thúy
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 5 giờ trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 7 giờ trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc
Gia đình - 9 giờ trướcNăm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Nuôi dạy con - 11 giờ trướcĐôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Gia đình - 13 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"
Gia đình - 15 giờ trướcNội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.
8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió
Gia đình - 15 giờ trướcGĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.
Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh
Gia đình - 17 giờ trướcHóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.
Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.