eMagazine

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 1.

Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, TS. Hàn Huy Dũng (Phó Bộ môn Điện tử và Kỹ thuật máy tính, Viện Điện tử Viễn thông, ĐH Bách khoa Hà Nội), người đã từng dương tính và phải điều trị COVID-19 - vẫn cẩn thận đeo khẩu trang. Anh còn nhắc nhở phải tuyệt đối giữ khoảng cách, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra dù xét nghiệm đã nhiều lần âm tính và cũng đã hết thời gian tự cách ly tại gia từ lâu.

Vừa mời chúng tôi vào nhà anh Dũng nói: "Từ rất lâu rồi tôi không tiếp xúc với ai, cũng không biết cuộc sống bên ngoài ra sao. Có người nói chuyện tôi thấy vui lắm, còn lại toàn ngồi trong nhà làm việc online, gặp mọi người qua máy tính, điện thoại nên hơi buồn".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 2.

TS. Hàn Huy Dũng tại nhà riêng.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi bắt đầu khi anh Dũng nhớ lại thời điểm biết mình dương tính với COVID-19, thỉnh thoảng câu chuyện phải dừng lại vì chiếc khẩu trang vừa dày, vừa nóng không chịu "hợp tác": "Đây quả là một trải nghiệm nhớ đời đối với tôi. Đến giờ tôi cũng không biết mình bị nhiễm bệnh từ đâu nhưng nguy cơ cao có lẽ là do tiếp xúc với vật dụng ở nơi công cộng khi công tác bên Anh. Thời điểm đó chính phủ nước này vẫn đang thực hiện chính sách miễn dịch cộng đồng, người dân ra đường không đeo khẩu trang, vẫn nói chuyện, vui chơi bình thường, nước rửa tay chỉ được đặt trong nhà vệ sinh… quả thật là rất chủ quan.

Ngay khi tới sân bay Nội Bài, tôi được chuyển lên Trường quân sự Sơn Tây để cách ly tập trung. Không lâu sau đó tôi được thông báo dương tính với COVID-19 và được chuyển thẳng về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở Đông Anh) để điều trị".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 3.

Những ngày sau đó chứng kiến cảnh bệnh nhân cùng phòng phải trải qua cơn thập tử nhất sinh, cộng thêm một số người khác được báo dương tính trở lại khiến anh Dũng càng thêm lo lắng, hoang mang. "Chưa bao giờ cảm xúc trong tôi lại lẫn lộn như vậy. Nhưng chuyện gì đến thì cũng đã đến rồi và khi đó tôi nghĩ rằng thay vì việc nằm không ở đây mình có thể tận dụng những ý tưởng để sáng chế ra một sản phẩm nào đó có thể giúp cộng đồng phòng chống dịch", anh Dũng nhớ lại.

Tiếp tục câu chuyện về sang chế của mình anh nói: "Ý tưởng sáng chế ra máy rửa tay tự động không phải vào viện tôi mới nghĩ ra mà trước đó tôi đã hướng dẫn các bạn sinh viên làm nên có một chút kinh nghiệm. Đại dịch COVID-19 diễn ra cũng là lúc nhiều ý tưởng khoa học được hình thành và phát triển. Rất nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên làm máy rửa tay và rất nhiều các sản phẩm khác để phòng chống dịch, không riêng những người nghiên cứu về công nghệ như chúng tôi.

Trên cương vị là một thầy giáo tôi rất hoan nghênh tinh thần sáng tạo, chịu khó tìm tòi của các bạn. Về mặt ý tưởng thực hiện chiếc máy rửa tay tự động này rất dễ nhưng để đưa ra một sản phẩm có tính ứng dụng cao, sản xuất đại trà thì lại không nhiều vì cần các quy trình công nghiệp phức tạp hơn nữa".

Ngay khi nảy ra ý tưởng anh Dũng đã chia sẻ với nhóm bạn bao gồm anh Nguyễn Hữu Phước Nguyên (Co-founder & CEO Selex Motors) và anh Dương Tuấn Hưng (Trưởng phòng Hoá môi trường, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam), mọi người hoàn toàn ủng hộ sáng kiến đó và hơn ai hết các anh biết sản phẩm này sẽ dừng ở đâu, nghiên cứu hay đưa vào sản xuất hàng loạt. Vậy là, quá trình sản phẩm từ ý tưởng tới tay người tiêu dùng bắt đầu từ đó.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 4.

Anh Dũng biến phòng cách ly thành nơi làm việc.

Anh Dũng biến nơi cách ly thành phòng làm việc của mình, mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên là bật máy tính, online cùng các cộng sự bàn bạc. Sau nhiều lần tranh cãi về thiết kế, công nghệ, sản phẩm cũng được hoàn thành trong thời gian cách ly toàn xã hội.

"Vai trò của tôi trong dự án này chỉ là người đưa ý tưởng, tư vấn, vì tôi chủ yếu làm việc online nên phần nặng (quá trình thiết kế, chế tạo mẫu, tổ chức bán hàng,…) đều do anh Nguyên, anh Hưng và các bạn kỹ sư của Công ty Selex đảm nhiệm. Để cho ra một sản phẩm tưởng rằng đơn giản nhưng nó trải qua rất nhiều giai đoạn và việc phối hợp ăn ý khi làm việc nhóm để đưa ra phương án tối ưu rất quan trọng", anh Dũng bày tỏ.


Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 5.

Từ khi còn là sinh viên trường Bách Khoa, chuyên ngành Điện tử - Viễn thông, anh Dũng đã bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, nhận thấy cần nâng cao hơn nữa về kiến thức, trình độ nghiên cứu và bản thân vẫn loay hoay không biết đi con đường nào nên anh đã quyết định sang Đức du học.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 6.

Kết thúc 2 năm thạc sĩ tại Đức, anh Dũng trở về Bách Khoa giảng dạy, và khao khát trải nghiệm môi trường nghiên cứu, giáo dục và văn hóa mới, anh quyết định sang Mỹ nghiên cứu tiếp tiến sĩ theo chương trình của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Đây cũng chính là cơ duyên cho anh được gặp, hợp tác với những cộng sự ưu tú như anh Hưng, anh Nguyên và thu nhận được nhiều kiến thức có ích cho bản thân.

"Tôi cảm thấy đó là một điều may mắn khi có những cộng sự tốt như vậy, chúng tôi quen nhau từ trong chương trình VEF và đến thời điểm này vẫn giữ được tình bạn và còn là cộng sự hỗ trợ nhau hết mình trong công việc để cho ra các sản phẩm giúp ích cho xã hội. Tôi hi vọng nhóm sinh viên tôi đang hỗ trợ sau này cũng giữ được mối quan hệ tốt như anh em chúng tôi hiện tại".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 7.

Máy đo bụi mịn PM2.5 do anh Dũng nghiên cứu và phát triển.

Bên cạnh máy rửa tay tự động, trong thời gian ở khu cách ly anh Dũng cũng tư vấn cho một nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa làm buồng khử khuẩn, sản phẩm này hiện đã được xuất khẩu sang Singapore và vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Trước đó anh và nhóm sinh viên cũng là người sáng chế ra hệ thống internet vạn vật đo chất lượng không khí (có thể đo được bụi PM2.5, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ con người). Sản phẩm này hiện đang được một vài trường đại học của thế giới như Bỉ, Hà Lan,…sử dụng.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 8.

Chia sẻ về những đam mê của mình, anh Dũng nói thêm: "Việc tôi thích thú nhất là nghiên cứu ra những sản phẩm cho chính người Việt Nam sử dụng. Tôi mong muốn sản phẩm của mình nghiên cứu ra không chỉ nghiêng về giáo dục mà nó còn giải quyết được một vấn đề cụ thể nào đó cho xã hội. Muốn nhiều người sử dụng được sản phẩm của mình thì sau bước nghiên cứu, phát triển thì phải là thương mại hóa sản phẩm".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 9.

Máy rửa tay tự động thích hợp đặt tại nơi công cộng.

Là một người giảng dạy, nghiên cứu về khoa học, công nghệ thì việc chung tay cùng xã hội, đóng góp một phần nhỏ công sức của mình qua các sản phẩm giúp phòng chống dịch bệnh COVID-19 là điều vô cùng cần thiết. Hơn nữa, chính bản thân tôi đã từng là bệnh nhân nhiễm virus, không có lý do gì tôi lại làm ngơ trước việc này, tôi coi đó là trách nhiệm của mình.

Không chỉ máy rửa tay tự động, chúng tôi mong muốn sản phẩm của mình càng được nhiều người đón nhận càng tốt. Do đó cần chọn đúng cách phát triển để giảm thiểu rủi ro, cũng như mức độ ảnh hưởng. Sản phẩm đi chậm nhưng chắc, đội ngũ chuẩn bị tốt cho thời điểm thích hợp để đưa ra thị trường".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 10.

Chia sẻ về những dự định trong tương lai anh Dũng cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu những sản phẩm phục vụ việc phòng chống virus corona nói riêng và những dự án về sức khỏe nói chung: "Nếu sản phẩm được đưa ra sử dụng rộng rãi ngoài cộng đồng là thành công lớn, nếu không nó sẽ vẫn giúp ích trong việc dạy học, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên trong tự học và nghiên cứu để có thể đi du học. Trong tương lai tôi cũng sẽ tiếp tục cùng nhóm cựu sinh viên du học Mỹ hỗ trợ các bạn sinh viên đi du học. Hy vọng sau này chúng tôi có thể hợp tác, tiếp thu được các kiến thức khoa học hàng đầu thế giới, tạo ra các sản phẩm công nghệ cao hơn nữa cho người dân Việt Nam".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 11.
Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 12.

TS. Nguyễn Hữu Phước Nguyên là (Co-founder & CEO Selex Motors) là một trong 3 thành viên quan trọng góp sức để đưa sản phẩn máy rửa tay tự động từ mô hình đến tay người tiêu dùng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Công ty khởi nghiệp của anh Nguyên liên quan đến lĩnh vực xe điện, nhưng ngay sau khi nghe thấy ý tưởng, anh đã quyết định gác lại công việc hiện tại của mình để tập trung mọi nguồn lực cho chiếc máy rửa tay tự động.

Có mặt tại nơi làm việc của Công ty Selex, chúng tôi không khỏi bất ngờ vì sự hăng say, tập trung làm việc cao độ của mọi người. Tất cả các linh kiện đều được trải đầy mặt sàn, mọi chỗ trống đều được tận dụng... 

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 13.

Các kỹ sư Công ty Selex đang tỉ mỉ làm việc để kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Anh Nguyên bắt đầu nhớ lại khoảng thời gian "thần tốc" 3 tuần để cho ra chiếc máy rửa tay tự động: "Ngay từ ngày đầu tiên cách ly toàn xã hội, mọi người trong nhóm chat đã đưa ra các ý tưởng về chiếc máy rửa tay tự động này. Khi đó tôi thấy ý tưởng của anh Dũng rất hay, nó cũng phù hợp với khả năng của mình. Hơn nữa sản phẩm này rất cần thiết để phòng chống dịch không chỉ ở trong nước mà còn trên thế giới, đây cũng là dịp để chúng tôi thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 14.

TS. Nguyễn Hữu Phước Nguyên - Co-founder & CEO Selex Motors.

Trong giai đoạn diễn ra dịch bệnh, tất cả hoạt động sản xuất gần như đóng băng và doanh nghiệp chịu thiệt hại khá nghiêm trọng nhưng chúng tôi vẫn mạnh dạn thay đổi kế hoạch. Tạm gác việc sản xuất xe điện để đưa ra sản phẩm mới là máy rửa tay tự động, thích ứng với bối cảnh chung của toàn thế giới. Ngay lập tức mọi người trong công ty cùng họp bàn để đưa ra giải pháp vẫn có thể tạo được doanh thu trong thời kì khủng hoảng. Vậy nên ý tưởng sản xuất máy rửa tay tự động là phù hợp hơn cả.

Tôi cho rằng, việc kinh doanh sản phẩm hay đối với một công ty khởi nghiệp thì việc thay đổi để cho ra sản phẩm đúng thời điểm, thích hợp với nhu cầu của thị trường, nhanh, giá cả hợp lý, chất lượng, mẫu mã tốt,…là điều rất cần thiết, ít nhất nó có thể giải quyết một nhu cầu nào đó của xã hội".

Sản phẩm máy rửa tay tự động nhìn có vẻ đơn giản nhưng bắt tay vào làm là một câu chuyện khác và biến nó thành một thương phẩm để đưa ra thị trường lại càng khó. Đó không chỉ là nghiên cứu, công sức mà còn là sự thay đổi để trau dồi, làm mới mình. "Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều qua những thất bại, thành công thì mừng còn không sẽ là bài học", anh Nguyên cười nói.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 15.

Máy rửa tay tự động do Công ty Selex sản xuất có giá rẻ hơn một nửa đến 1/3 ngoài thị trường.

Thời điểm hiện tại, máy rửa tay tự động của Công ty Selex đã xuất ra thị trường khoảng 1000 chiếc và con số đặt hàng vẫn không ngừng tăng ở cả trong và ngoài nước. Giá bán niêm yết của một sản phẩm máy rửa tay tự động đang rẻ hơn một nửa đến 1/3 so với máy nhập từ nước ngoài.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 16.

Anh Nguyên cùng các kỹ sư trong công ty thảo luận về sản phẩm.

"Ban đầu tôi nghĩ chỉ sản xuất vài trăm cái và hi vọng là bán hết nhưng ngay trong ngày đầu tiên mở bán đã hết sạch hàng. Mặc dù lời lãi không cao nhưng đó cũng là tín hiệu tích cực. Hiện tại, anh em trong công ty đang cố gắng dồn toàn lực để kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hy vọng con số sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

Chúng tôi nhận thấy, cơ hội xuất khẩu sản phẩm máy rửa tay ra thế giới (Châu Âu, Châu Mỹ,..) còn lớn hơn Việt Nam. Thời điểm có dịch bệnh vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các công ty khởi nghiệp", anh Nguyên tâm sự.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 17.

Khi hỏi nhóm sản xuất: Máy rửa tay tự động có sợ sản phẩm của mình chỉ được người dân quan tâm trong thời điểm có dịch bệnh, mọi thứ qua đi, sản phẩm này có thể bị rơi vào lãng quên, nhu cầu của thị trường không còn nữa thì sẽ ra sao?

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 18.

Máy rửa tay sử dụng dễ dàng và tiện lợi.

Dưới góc độ là một doanh nghiệp khởi nghiệp anh Nguyên đưa ra suy nghĩ của mình: "Nếu sản phẩm này chưa hoàn hảo và không còn được thị trường quan tâm thì chúng tôi coi đó là cuộc tập dượt, là kinh nghiệm vô cùng quý giá cho những người khởi nghiệp. Sản phẩm nào cũng có cạnh tranh khi tung ra thị trường, nhưng một mặt nào đó tôi nghĩ là điều tốt, vì có tốt mới bị cạnh tranh, còn nếu không tốt thì mình học hỏi, thay đổi những cái còn yếu kém.

Sau đợt dịch cá nhân tôi thấy mọi người cũng tập cho mình một thói quen tốt đó là luôn vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ. Sản phẩm máy rửa tay tự động sẽ rất thích hợp đặt tại những nơi công cộng. Nhiều nước khác trên thế giới cũng sẽ cần đến nó không chỉ để phòng chống COVID-19 mà còn nhiều bệnh dịch khác".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 19.

Còn dưới góc độ là một người giảng dạy, anh Dũng cho rằng: "Bản thân tôi thấy ý tưởng máy rửa tay không chỉ ứng dụng trong cộng đồng mà còn để phục vụ nghiên cứu, giáo dục sau này.

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 20.

Thực tế dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn chưa biết bao giờ mới kết thúc. Vệ sinh tay sạch sẽ là việc tất cả chúng ta nên làm, không nhất thiết là khi có dịch bệnh mọi người mới quan tâm đến, thế nhưng trước khi có đại dịch nhu cầu này lại đước ít người quan tâm đến. Trên thế giới hiện nay đã phát hiện ra rất nhiều dịch bệnh liên quan đến tiếp xúc qua tay và tôi đánh giá sản phẩm này có thể giúp cho mọi người giữ sạch đôi tay, hạn chế lây lan virus, vi khuẩn".

Anh Nguyên cũng chia sẻ thêm: "Thực chất có rất nhiều ý tưởng, sản phẩm phòng chống dịch xuất hiện trong thời điểm này nhưng số lượng rất ít, manh mún, nhỏ lẻ. Chính vì lý do này nên chúng tôi đã quyết định hợp tác với nhau để cho ra một sản phẩm tối ưu nhất để có thể sản xuất đại trà, giúp ích một phần nào đó cho xã hội. Vai trò của doanh nghiệp là giải quyết những vấn đề của xã hội, nhỏ làm việc nhỏ. Chúng tôi cũng tận dụng ưu thế của mình là có kinh nghiệm trong thiết kế và sản xuất xe điện, sau đó áp dụng công nghệ cho máy rửa tay tự động nên có thể sản xuất hàng loạt nhanh với giá thành hợp lý".

Chuyện 1 bệnh nhân COVID-19 không chịu “nằm không” - Ảnh 21.

Được biết, linh kiện để làm ra một chiếc máy rửa tay khoảng 40 đầu vào, hiện tại đang nhập chủ yếu ở Việt Nam. Bên cạnh việc sản xuất máy rửa tay, Công ty Selex cũng hợp tác để sản xuất nước rửa tay đi kèm, theo tiêu chuẩn của WHO.

"Để có sản phẩm đặt tại đây, đến tay người tiêu dùng như ngày hôm nay đó là cả một quá trình chung sức, cố gắng. Tất cả các các khâu đều phải cẩn thận, tỉ mỉ, chỉ cần sai một chi tiết thì coi như hỏng. Chúng tôi coi sản phẩm máy rửa tay tự động này là một đóng góp nhỏ cho xã hội, thêm phần mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới, giúp các nước phòng chống dịch và đó là trách nhiệm của chính doanh nghiệp", anh Nguyên nói.

Hướng dẫn cách sử dụng máy rửa tay tự động.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 13 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top