Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ sở khám chữa bệnh nào được can thiệp chuyển giới?

Thứ bảy, 08:00 13/05/2017 | Y tế

GiadinhNet - Tại Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng, góp ý về dự thảo Báo cáo đánh giá tác động chính sách Dự án Luật Chuyển đổi giới tính (được Bộ Y tế tổ chức ngày 12/5), ThS Đinh Thị Thu Thuỷ - Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, ước tính ở nước ta có khoảng 270.000-300.000 người chuyển đổi giới tính. Tuy nhiên, số người thực sự đã tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính một cách hoàn toàn là rất ít. Bày tỏ quan điểm trong hội thảo này, các chuyên gia và nhiều người chuyển giới lo ngại: Nếu càng dễ dãi trong quy định điều kiện cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp chuyển giới thì người có nhu cầu càng thiệt thòi.

Những cơ sở y tế nào được phép phẫu thuật chuyển giới là vấn đề được rất nhiều chuyên gia, người trong cuộc bày tỏ tại Hội thảo. Ảnh: Võ Thu
Những cơ sở y tế nào được phép phẫu thuật chuyển giới là vấn đề được rất nhiều chuyên gia, người trong cuộc bày tỏ tại Hội thảo. Ảnh: Võ Thu

Việt Nam có khoảng 300.000 người chuyển đổi giới tính

Theo ThS ThuThuỷ, trên thế giới hiện có khoảng 61 quốc gia cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính, trong đó có 38 quốc gia ở châu Âu yêu cầu mong muốn được công nhận chuyển đổi giới tính phải trải qua phẫu thuật; sau đó mới được công nhận về mặt giấy tờ nhân thân. Ở châu Á,Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Phillippin… đưa ra điều kiện chỉ thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi, Isarel… cho phép công nhận giới tính mới mà không phải trải qua phẫu thuật. Vấn đề đặt ra là, không phải người nào có mong muốn chuyển đổi giới tính cũng đủ điều kiện kinh tế để chi trả cho phẫu thuật hoặc bảo đảm về sức khoẻ để trải qua các cuộc phẫu thuật với nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Được biết, mỗi người sử dụng hormone theo đường tiêm hay uống mỗi năm tiêu tốn khoảng từ 1 triệu đến 17 triệu đồng. Người có mong muốn được chuyển giới phải chi trả kinh phí khoảng 4.000-5.000 đô la Mỹ, (khoảng 90 - 110 triệu đồng); thậm chí là từ 30.000- 35.000 đô la Mỹ (khoảng hơn 700 triệu đồng) cho một cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính.

Hiện Dự thảo báo cáo đưa ra 3 giải pháp cho chính sách các trường hợp chuyển đổi giới tính. Trong đó, theo TS Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế: Hiện nay để phù hợp điều kiện KT-XH, pháp luật, đạo đức, truyền thống văn hoá dân tộc, định hướng xây dựng chính sách sẽ cho phép xác định công nhận chuyển giới đối với các trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật ngực, cơ quan sinh dục). Với những trường hợp không thực hiện can thiệp về hormone hay ngoại khoa sẽ không được công nhận.

Theo TS Nguyễn Huy Quang, điều này là để đề phòng những trường hợp có tâm lý không “chuẩn”, không có mong muốn chuyển giới thật sự, ngoài ra cũng tránh được tình huống có người chỉ đua đòi, a dua một ngày nào đó tự nhiên thích trở thành nam/nữ. Điều này phù hợp với đa số các nước trên thế giới đã công nhận chuyển đổi giới tính. Ngoài ra, định hướng chính sách này cũng “phòng” một số trường hợp lợi dụng chuyển giới để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trốn các trách nhiệm về pháp lý.

Yêu cầu kiểm tra tâm lý rất quan trọng

Thông thường, theo quy trình để được công nhận chuyển đổi giới tính, cá nhân phải trải qua 3 bước, gồm: Tư vấn tâm lý để kiểm tra và xác nhận là có mong muốn chuyển đổi giới tính; Bước 2 là sử dụng hormone; Bước 3 là phẫu thuật ngực hoặc phẫu thuật bộ phận sinh dục (can thiệp một phần) hoặc đã phẫu thuật cả ngực và bộ phận sinh dục (can thiệp toàn phần). Trong đó, bước 1 sẽ giúp cho người có mong muốn chuyển giới xác định được rõ mình là ai, mình thực sự có mong chuyển giới không, mình đã thử nghiệm vai trò làm người mới thế nào… “Trên thực tế, có người sau khi chuyển giới do chưa có sự chuẩn bị trước về tâm lý nên cảm thấy bị cô lập, bế tắc, trầm cảm dẫn đến tự tử” - ThS Thu Thuỷ cho biết.

Dự thảo chính sách xác định tâm lý người chuyển đổi giới tính hiện đề xuất 3 giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong đó có các yêu cầu về quy định sống thử hay không; kiểm tra đời sống thật hay không; và kiểm tra tâm lý hay không.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo tham vấn cho rằng, yêu cầu kiểm tra tâm lý là điều rất quan trọng, phải có trước khi sử dụng hormone hay can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, yêu cầu về việc “phải sống thử” hay “kiểm tra đời sống thật” là khó khả thi vì điều này rất riêng tư. Hơn nữa, ai sẽ là người kiểm tra đời sống thật đó? Bố mẹ, người thân hay cán bộ tổ dân phố? Gia đình và những người xung quanh liệu có chấp nhận con người mới một cách đột ngột? Và liệu cá nhân muốn chuyển giới đó có điều kiện để sống thật hay không?

Trao đổi với PV về điều này, TS Nguyễn Huy Quang chia sẻ, trên thế giới, có một số quốc gia yêu cầu phải qua bài kiểm tra đời sống thật như Anh, Séc, xứ Wales, Hồng Kông… Một số nước yêu cầu phải sống thử với giới tính mình mong muốn trong một khoảng thời gian như Đức (3 năm), Thụy Điển, Hà Lan (6 tháng)… Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Argentina, Pháp, Đan Mạch… đã phải bỏ điều này vì có những phiền hà về cơ chế giám sát, mất thời gian. Do đó, trong liệu trình của chuyên gia tâm lý sẽ kiểm tra tâm lý linh hoạt với từng cá nhân khác nhau, không có khung chung. Bởi, sau khi kiểm tra tâm lý, có người này chưa rõ ràng tâm lý muốn chuyển giới thì phải nghiên cứu tiếp, còn nếu rõ ràng rồi thì được chấp nhận.

Qui định càng dễ dãi, người trong cuộc càng thiệt thòi

Cơ sở khám chữa bệnh nào được can thiệp chuyển giới?- Đây là vấn đề nhận được rất nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo.

La Lam (Hà Nội) – một trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ - cho biết, nhiều người giống Lam đồng tình với giải pháp mở rộng diện cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp chuyển giới. Điều này sẽ giúp người có mong muốn chuyển giới dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận với cơ sở được phép thực hiện chuyển đổi giới tính hơn, từ đó, sẽ giảm thời gian, chi phí cho họ. Có ý kiến lo ngại khi đa dạng các cơ sở được can thiệp chuyển giới sẽ có sự cạnh tranh, vì lợi nhuận nên không đảm bảo uy tín, chất lượng, La Lam cho rằng, cộng đồng những người chuyển giới ở Việt Nam có sự liên kết chặt chẽ với nhau, sẽ thông tin cho nhau những cơ sở đảm bảo. “Chất lượng sẽ là yếu tố cạnh tranh” – La Lam cho biết.

Nhìn vấn đề ở góc độ khác, theo Ánh Phong – một người đã từng qua Thái Lan chuyển giới toàn phần từ nam sang nữ lại cho rằng, phẫu thuật can thiệp (ngực, hay cơ quan sinh dục) là một cuộc đại phẫu, liên quan đến tính mạng và sức khoẻ cả cuộc đời, nên cần phải quy định cơ sở y tế đảm bảo các điều kiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, được trang bị trang thiết bị, kỹ thuật, nhân lực.

Về vấn đề này, BS Nguyễn Quang – Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho rằng, nhiều cơ sở y tế có thể can thiệp bằng hormone (nội khoa), tất nhiên đây là liệu pháp có tính chất như “con dao hai lưỡi”, dùng phải có liều lượng cụ thể cho từng cá nhân, được bác sĩ ở cơ sở uy tín kê đơn, chỉ định chứ không được phép dùng tuỳ tiện. Với can thiệp ngoại khoa (có phẫu thuật) thì tuyệt đối không được phép dễ dãi, vì nó không chỉ là vấn đề hình thể mà còn vấn đề chức năng.

“Bản thân chúng tôi đã từng phải “sửa chữa” nhiều trường hợp vì đi phẫu thuật ở những nơi không chính thống, bị hỏng. Trong khi việc làm mới thì dễ, nhưng sửa cái sai thì khó hơn nhiều. Có nhiều bạn đã phải làm đi làm lại vài lần. Mỗi lần sửa là một lần tốn kém. Nếu càng dễ dãi trong quy định điều kiện cơ sở khám chữa bệnh được chuyển giới thì người có nhu cầu chuyển giới càng thiệt thòi”- BS Nguyễn Quang phân tích.

Theo TS Nguyễn Huy Quang, định hướng chính sách về điều kiện cơ sở được can thiệp chuyển giới gồm hai loại: 1 là phải có giấy xác nhận đã thực hiện chuyển đổi giới tính phải ở bệnh viện đa khoa (nhà nước tư nhân), nhưng yêu cầu cơ sở đó phải thực hiện được cả ngoại khoa lẫn nội khoa. 2 là khi đã phẫu thuật xong rồi, cá nhân muốn sử dụng hormone thì các trạm y tế, phòng khám… cũng có thể thực hiện được.

Về chính sách quy định tình trạng hôn nhân trước khi can thiệp chuyển giới, TS Nguyễn Huy Quang cho biết định hướng sẽ chấp nhận tình trạng độc thân, bao gồm chưa kết hôn bao giờ hoặc đã ly hôn hoặc đã goá vợ/chồng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những người có mong muốn chuyển đổi giới tính. Theo ông Quang, đây là một quy định rất nhân văn, cởi mở.

La Lam (Hà Nội) – một trường hợp chuyển giới từ nam sang nữ - cho biết, nhiều người giống Lam đồng tình với giải pháp mở rộng diện cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp chuyển giới gồm: Các phòng khám đa khoa có khoa nội tiết, phòng khám chuyên khoa nội tiết và bệnh viện đều được điều trị hormone cho người có nhu cầu chuyển giới. Ngoài ra, các phòng khám đa khoa có khoa thẩm mỹ, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ và bệnh viện được phẫu thuật ngực, các bệnh viện có khoa phẫu thuật tạo hình, tiết niệu, nội tiết, tâm thần được phẫu thuật bộ phận sinh dục…

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top