Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cư sĩ Lý Tứ: Mục tiêu của tu tập để đạt được trí tuệ

Thứ sáu, 08:49 03/12/2021 | Xem - nghe - đọc

GiadinhNet - Cư sĩ Lý Tứ cho rằng muốn cầu đạo trí tuệ điều trước tiên phải bình tĩnh, không chạy theo đám đông, không choáng ngợp trước hào quang của bất kì một ai, không tin nghe mù quáng… mà mọi thứ phải được suy xét thận trọng bằng chính tư duy thấu đáo của mình, được làm rõ bằng những phản biện khoa học, được minh chứng thông qua các kết quả thực tế từ cách dạy và học.


Cư sĩ Lý Tứ: Phật đạo không mê tín hay mị dân

Chào thầy Lý Tứ, rất hiếm một cư sĩ tại gia nào trong hai năm liền có thể ra nhiều đầu sách về đề tài Phật đạo như thế! Ông có sự chuẩn bị cho việc hệ thống đề tài mỗi đầu sách khi xuất bản không? Những đầu sách của ông có chủ định hướng tới những đối tượng tu tập đạt trình độ cơ bản nào không?

- Trong hơn hai năm qua, tôi đã trình làng 8 đầu sách viết về Phật đạo! Đây là những tư liệu tôi viết dành cho học trò Lý Gia học tập từ những năm 2010 kéo dài đến hôm nay. Ban đầu, những tư liệu này chỉ mang tính nội bộ, tôi không có ý định phát hành rộng rãi. Nhưng rồi được bạn bè khuyến khích giúp đỡ, nhận thấy cơ duyên tốt đã đến, thế là các tư liệu này được xuất bản như những gì mọi người đã thấy. Cơ duyên như vậy, nên việc xuất bản có tính "tuỳ duyên". Vì đây là tư liệu học tập, nên các đầu sách đã xuất bản là giáo trình tu tập từ thấp lên cao được trình bày qua nhiều cách viết khác nhau!

Cư sĩ  Lý Tứ: Mục tiêu của tu tập để đạt được trí tuệ - Ảnh 1.

Trong 2 năm qua, tác giả Lý Tứ đã trình làng 8 đầu sách

Đọc sách đã khó, đọc sách Phật đạo còn khó hơn nếu không có kiến thức căn bản. Phần lớn người tu tập tin vào tâm linh, mê tín. Những cuốn sách mượn tư tưởng Phật giáo để truyền tải nội dung đậm chất mê tín, tâm linh, mị dân ngày một nhiều. Là một người nghiên cứu Phật đạo 30 năm, ông có thấy việc định hướng cho người tu tập bắt đầu việc tu từ đâu và kết quả đạt được cuối cùng là như thế nào chưa? Vì trong sách ông viết, ông luôn nhấn mạnh mục tiêu cho người tu tập sẽ phải đạt được, chứng được quả vị gì trong Phật đạo?!

- Phật đạo là một nền giáo dục! Nên Phật đạo gồm đủ các đặc điểm của giáo dục, đó là dựa vào các luận cứ có tính khoa học, chuyển hoá người học từ nhận thức đến thực tế cuộc sống…cho nên Phật đạo không mê tín hay mị dân!

Vì Phật đạo là một nền giáo dục nên Phật đạo có những mục tiêu cụ thể của nó! Các mục tiêu này giúp người học thành tựu từ thấp lên cao và đạt được mục đích sau cùng. Ta có thể tạm hiểu Phật đạo có những mục tiêu cơ bản như sau:

- Mục tiêu 1: Giúp người hết khổ!

- Mục tiêu 2: Giúp người hết phiền não, mê mờ!

- Mục tiêu 3: Chỉ cho người tìm thấy niềm vui trong chính họ!

- Mục tiêu 4: Dạy người thành tựu trí tuệ xuất thế gian!

Trong mỗi mục tiêu có một số quả vị, quả vị cuối cùng của Phật đạo là thành tựu trí tuệ từ sự giác ngộ rốt ráo, ta quen gọi là "thành Phật"! Tu tập trong Phật đạo để trở thành một người có trí tuệ, Phật đạo gọi là "Duy tuệ thị nghiệp"!

Cư sĩ  Lý Tứ: Mục tiêu của tu tập để đạt được trí tuệ - Ảnh 2.

Trong những cuốn sách ông viết, nổi bật là: Tâm Pháp, Phật giáo và Thiền, Vô đối môn ... ông nhấn mạnh rằng bất cứ một người tu hành nào muốn thành tựu bất kỳ quả vị trong Phật đạo, đều phải trải qua Tứ diệu đế và đều phải: Văn - Tư - Tu mới "thấm" được Phật pháp. Sự khác nhau căn bản giữa Phật đạo (đạo trí tuệ) và Phật pháp là gì, thưa ông?

Phật pháp: Là chân lý mà đức Phật đã tìm thấy và tuyên thuyết.

Phật đạo: Là con đường đưa ta thể nhập chân lí ấy bằng chính trí tuệ của mình!

Theo tôi, Đức Phật của 2500 năm trước là một vị thầy có trí tuệ siêu việt, người xưa gọi là "đại giác"!

Làm thế nào để ông biết học trò mình là một vị tu hành đã đạt quả vị nào trong Phật đạo? Vì thưa ông, thuộc lý thuyết văn tự như cháo chảy thì dễ, thực hành những lời Phật dạy để vị tu hành và giáo pháp là không phải dễ. Ông có thể chia sẻ kỹ hơn được không?

Để có thể biết các học trò của mình đã thành tựu đến đâu trong học tập, tôi có cách kiểm tra riêng về chuyên môn! Ta có thể tạm hiểu cách kiểm tra ấy như sau:

Mỗi giai đoạn học tập, người học sẽ có những thành tựu nhất định, các thành tựu đó đã biến người học trở thành một con người mới hơn và trí tuệ hơn, ta quen gọi là "thể nhập cảnh giới". Mỗi cảnh giới lại có những nét đặt thù mà cảnh giới khác không có! Ví dụ con cá có thể thong dong dưới nước, con chim thong dong bay liệng, con trùn ở, sinh sống tự tại trong đất… Và mỗi loài vật lại có tiếng kêu, tập tính riêng, loài khác không thể bắt chước! Từ những đặc điểm trên, chỉ cần thoáng thấy cách thể hiện, chỉ cần nghe họ trình bày là lập tức nhận ra cảnh giới hiện tại của họ là gì!

Cư sĩ  Lý Tứ: Mục tiêu của tu tập để đạt được trí tuệ - Ảnh 3.

Muốn cầu đạo trí tuệ điều trước tiên phải bình tĩnh, không chạy theo đám đông

Điều kiện cần và đủ gì để tu tập đến đích cuối cùng với nhau? Là một bậc cư sĩ tại gia, bậc thầy có hàng ngàn học trò tôn kính, ông có lời nhắn nhủ gì tới những người còn đang khát khao cầu đạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu không?

Để có thể giúp nhau tu tập đến đích cuối cùng, người thầy phải là người đã đến đích cuối cùng, và học trò phải là người ham thích và đủ năng lực học tập!

Nếu phải nhắn nhủ với người khát khao cầu đạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu, tôi xin có vài lời sau: Phật đạo là đạo trí tuệ, muốn cầu đạo trí tuệ điều trước tiên phải bình tĩnh, không chạy theo đám đông, không choáng ngợp trước hào quang của bất kì một ai, không tin nghe mù quáng, không hồ đồ trước những triết lí "tưởng chừng cao siêu" nhưng "không thực tế" và "rỗng tuếch"! Mà, mọi thứ phải được suy xét thận trọng bằng chính tư duy thấu đáo của mình, được làm rõ bằng những phản biện khoa học, được minh chứng thông qua các kết quả thực tế từ cách dạy và học!

Tìm hiểu các mục tiêu của Phật đạo là gì? Những ai có thể giúp ta lần lượt đạt được các mục tiêu đó từ thấp lên cao, người đó chính là người sẽ giúp ta học tập hiệu quả! Người như vậy nhất định sẽ chỉ cho ta việc học tập sẽ bắt đầu từ đâu, vì rằng "cái được gọi là khởi đầu của Phật đạo" thường thì "không ai giống ai"!

Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này.

Học trò của cư sĩ Lý Tứ hiện hàng ngàn người ở khắp nơi trong nước và nước ngoài. Ông có những buổi học zoom định kỳ với nhiều cách: Cho học trò đặt câu hỏi và các học trò được trả lời những hiểu biết của mình. Sau đó ông sẽ giải đáp cuối cùng. Những câu hỏi đó ông gọi là trò chơi trí tuệ. Mới đây, ông cho học trò trình bày cảm nghĩ, đổi thay của mình trong quá trình tu tập. Học trò của ông chia sẻ rằng: Cách ông theo sát học trò trong việc tu tập ấy như người lái đò chở khách qua sông đúng nghĩa, không ai bị bỏ lại phía sau.


M.N
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc': Cuốn sách thiết thực cho cán bộ quản lý và giảng dạy

'Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc': Cuốn sách thiết thực cho cán bộ quản lý và giảng dạy

Xem - nghe - đọc - 2 ngày trước

GĐXH - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa giới thiệu tới độc giả cuốn sách "Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc" do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam'

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam'

Xem - nghe - đọc - 5 ngày trước

GĐXH - Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' là dịp để quảng bá bản sắc văn hóa, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Tùng Dương tiếp tục khẳng định đẳng cấp divo qua album mới

Tùng Dương tiếp tục khẳng định đẳng cấp divo qua album mới

Xem - nghe - đọc - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/11/2024, divo Tùng Dương giới thiệu đến công chúng album mang tên Multiverse - Đa Vũ Trụ với 12 bài hát mới. Đây là một album được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng.

Nghệ sĩ Quốc Anh, Tiến Quang dự lễ ra mắt hãng phim Bạch Mã

Nghệ sĩ Quốc Anh, Tiến Quang dự lễ ra mắt hãng phim Bạch Mã

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

GĐXH - NSND Quốc Anh, NSƯT Tiến Quang đã có mặt trong sự kiện ra mắt hãng phim Bạch Mã của đạo diễn Phạm Đức Dũng. Các nghệ sĩ cũng đưa ra một số ý kiến về thị trường phim ảnh hiện nay.

Phim 'Không thời gian' về người lính với kỳ vọng trở thành 'bom tấn' trên VTV

Phim 'Không thời gian' về người lính với kỳ vọng trở thành 'bom tấn' trên VTV

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

GĐXH - Phim "Không thời gian" nói về người lính thời bình, đầu tư "khủng" và được kỳ vọng sẽ là "bom tấn" mới của VFC.

Triển lãm Hiện linh của họa sĩ Ngô Xuân Bính: Tìm về những giá trị nguyên bản

Triển lãm Hiện linh của họa sĩ Ngô Xuân Bính: Tìm về những giá trị nguyên bản

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

GĐXH - Với triển lãm "Hiện linh", GS.VS, họa sĩ Ngô Xuân Bính đã nỗ lực tìm về những giá trị nguyên bản của chất liệu, thể hiện tâm huyết của một người luôn đau đáu về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Ảnh cưới đẹp lung linh của hoa hậu Khánh Vân và chồng nhiếp ảnh gia hơn 17 tuổi

Ảnh cưới đẹp lung linh của hoa hậu Khánh Vân và chồng nhiếp ảnh gia hơn 17 tuổi

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

Hoa hậu Khánh Vân vừa khoe bộ ảnh cưới vô cùng lãng mạn cùng chồng - nhiếp ảnh gia Nguyễn Long hơn cô 17 tuổi. Hôn lễ của cặp đôi sẽ diễn ra vào tháng 12 với sự tham dự của nhiều gương mặt nổi tiếng và dàn phù dâu cực "xịn".

Thanh Hương kể chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở bằng âm nhạc

Thanh Hương kể chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở bằng âm nhạc

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi tham gia chương trình “Sàn chiến giọng hát 2024", Thanh Hương quyết định đánh dấu con đường ca hát chuyên nghiệp với MV “Chuyện của Chí Phèo” vào tối 9/11.

1 nam thần hạng A bị 40.000 người đuổi theo vây kín gây náo loạn

1 nam thần hạng A bị 40.000 người đuổi theo vây kín gây náo loạn

Xem - nghe - đọc - 1 tuần trước

Bất kỳ nơi nào nam diễn viên xuất hiện đều kéo theo hàng trăm người chứng minh sức hút cực lớn.

Tháng 11 đến Tam Đường ngắm hoa đỗ quyên và thưởng thức Lễ hội Putaleng

Tháng 11 đến Tam Đường ngắm hoa đỗ quyên và thưởng thức Lễ hội Putaleng

Xem - nghe - đọc - 2 tuần trước

GĐXH - Du khách sẽ có dịp ngắm hoa đỗ quyên trong Lễ hội Putaleng diễn ra từ ngày 22 đến 24/11/2024 tại thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

Top