Cuộc sống "sang chảnh" trông như thế nào vào nửa thế kỷ trước?
Nhiếp ảnh gia Slim Aarons đã xây dựng một sự nghiệp ghi lại cuộc sống của những người giàu có trong xã hội thượng lưu một thời, giúp thế hệ sau hình dung được cuộc sống "chanh xả" của 50 năm trước.
Từng làm việc cho các ấn phẩm như Town & Country, tạp chí Harper's Bazaar và Life, nhiếp ảnh gia quá cố Slim Aarons đã dành 5 thập kỷ để chụp những bức ảnh quyến rũ mà không hề phô trương về giới quý tộc và xã hội thượng lưu. Cho dù là đi dạo trong các biệt thự ở Ý, chèo thuyền ngoài khơi bờ biển Monaco hay săn cáo ở vùng nông thôn nước Anh, các nhân vật của ông đều là hình ảnh thu nhỏ của xã hội thượng lưu.
Các nhân vật thành đạt, bao gồm luật sư và doanh nhân người Mỹ Alexander Cochrane Cushing, thưởng thức cocktail trên đỉnh KT-22 ở Squaw Valley, California năm 1961
Nhưng theo tác giả của một cuốn sách mới về tác phẩm của Aarons, mục đích của nhiếp ảnh gia không phải để tán dương hay chỉ trích sự xa hoa mà ông chứng kiến. Shawn Waldron, người đồng sáng tác "Slim Aarons: Style", cho biết ông muốn khơi gợi sự tò mò về cách sống của những người có đặc quyền nhất thế giới.
"Ông là một phóng viên", Waldron nói qua điện thoại từ New York. "Rất nhiều bức ảnh trong số này được chụp lại theo quy trình. Ông đến nhiều địa điểm để ghi lại những gì đang xảy ra tại nơi đó".
"Từng bị lãng quên" và "không được ưa chuộng"
Cơ quan hình ảnh Getty Images đã mua lại toàn bộ kho lưu trữ của Aarons vào năm 1997, vài năm sau khi ông nghỉ hưu. Waldron, cũng là người phụ trách Getty, cho biết cho đến nay chỉ có 6.000 trong số khoảng 750.000 hình ảnh được số hóa.
Vào thời điểm mua lại, Aarons "bị lãng quên" và "không được ưa chuộng", Waldron nói thêm. Nhưng giờ đây, khoảng 15 năm sau khi ông qua đời, các chuyên gia và khán giả xem và phân tích lại kho tàng tác phẩm đồ sộ của nhiếp ảnh gia. Với việc những người giàu có ngày nay kiểm soát chặt chẽ cuộc sống riêng tư của họ trên mạng xã hội, kho ảnh của Aarons mang đến cái nhìn thẳng thắn và mới mẻ về một thời đại đã qua.
Nonie Phipps, người thừa kế đế chế vận tải Grace, chụp ảnh với bạn bè ở Biarritz, Pháp, năm 1960
Theo Waldron, dù Aarons dễ dàng tiếp cận thế giới độc quyền nhất của xã hội, ông vẫn giữ được sự khách quan của mình và vẫn "rất có nguyên tắc". "Aarons đã trở nên thân thiết với một số người trong giới nhà giàu", ông nói thêm.
"Ông chụp ảnh các nhân vật quyền thế khi họ giao thiệp với nhau và sau đó chụp ảnh con cái của họ trong nhiều thập kỷ sau đó. Đây là những mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, ông cũng rất kín kẽ và luôn giữ khoảng cách nghề nghiệp. Ông liên tục đi hết nơi này đến nơi khác, nhưng luôn trở về nhà của mình là một trang trại nhỏ ở hạt Westchester, New York".
Phong cách, không phải thời trang
Aarons có thể đã trải qua nửa thế kỷ được sống trong sung túc, nhưng sự cố chấp của ông đối với sự hào nhoáng có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm về nghèo đói và chiến tranh. Tuy rằng nhiếp ảnh gia luôn tự nhận mình là một đứa trẻ mồ côi từ New Hampshire, nhưng một bộ phim tài liệu được sản xuất sau khi ông qua đời đã tiết lộ rằng ông đến từ một gia đình Do Thái nhập cư ở Lower East Side của thành phố New York. Waldron cho biết: "Không có cha và mẹ ở trong bệnh viện tâm thần, Aarons bị thiếu vắng tình cảm gia đình".
Vẫn sử dụng tên khai sinh của mình là George Allen Aarons, thay vì biệt danh sau này là Slim, ông thoát nghèo bằng cách gia nhập quân đội với tư cách là một nhiếp ảnh gia khi 20 tuổi. Phục vụ trong Thế chiến thứ hai, ông rèn giũa kỹ năng của mình không phải ở các trận đấu polo hay tiệc bi-a, mà là trong các cuộc diễn tập quân sự, bao gồm cả các cuộc tấn công ác liệt của quân Đồng minh chống lại Ý trong trận Monte Cassino. Nhiếp ảnh gia sau đó đã kể lại những trải nghiệm của ông, nhưng vẫn giữ lại một phần cho riêng mình, Waldron nói.
Waldron cho biết: "Rất nhiều người từng là nhiếp ảnh gia trong chiến tranh, nhiếp ảnh gia quân đội hay phóng viên chiến trường,... đều không thể thoát khỏi cái bóng của nghề. Còn Slim nói "Không, tôi thấy đủ rồi", khi được đề nghị ghi hình Chiến tranh Triều Tiên".
Olivier Coquelin, người mở vũ trường đầu tiên ở Mỹ, và vợ ông - nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Hawaii Lahaina Kameha
Tựa sách mới của Waldron "Slim Aarons: Style" là cuốn sách mới nhất trong loạt sách chuyên đề về nhiếp ảnh gia của ông. Cuốn sách tập trung vào tương tác của nhiếp ảnh gia với thế giới thời trang, bao gồm 180 bức ảnh các biểu tượng phong cách, bao gồm Gianni Versace trên Hồ Como và người mẫu Veruschka von Lehndorff tại Acapulco.
Các bức ảnh cũng cho thấy sự phát triển của làng thời trang xa xỉ qua nhiều thập kỷ, từ xu hướng của những năm sau chiến tranh đến những chiếc áo khoác trượt tuyết mang hoa văn những năm 1990. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu sự nghiệp của mình, khi Aarons thực hiện một số bộ ảnh thời trang thông thường, ông đã né tránh các tiêu chuẩn của thể loại này. Waldron cho biết Aarons không bao giờ sử dụng stylist và thường chỉ mang theo một chiếc máy ảnh và chân máy.
Jim Kimberly (phía bên trái, áo cam), người thừa kế thương hiệu Kleenex, cùng bạn bè trên bờ Lake Worth, Florida, năm 1968
Waldron nói: "Chụp ảnh thời trang là tạo ra một câu chuyện và kiểu mẫu, sau đó diễn xuất điều đó ra, nhưng Slim không muốn làm điều tương tự". Ông hướng đến con người thật - không chỉ những gì họ đang mặc mà còn cả khi họ lái xe hay nơi họ đi ăn tối sau đó. Ông kết nối tất cả các yếu tố khác nhau tạo nên phong cách cá nhân".
Waldron muốn mô tả sự khác biệt giữa thời trang và phong cách - giữa nhất thời và vượt thời gian. Thật vậy, Aarons tỏ ra không quan tâm đến tủ quần áo của nhân vật hoặc các xu hướng trong ngày. Nhiếp ảnh gia từng nói: "Tôi không làm thời trang. Tôi biến những người mặc quần áo của chính họ thành thời trang".
Linh ChiĐến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.
18 triệu người sốc trước clip chàng trai đi theo cầu thang bí ẩn giữa rừng và cái kết đầy ám ảnh
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcNhiều người xem cho biết họ cảm thấy sợ hãi cùng chàng trai khi xem đoạn clip.
Dùng thuốc nổ phá đá, nông dân phát hiện mộ cổ chứa 46 quan tài phát sáng: Chuyên gia lập tức vào cuộc!
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcĐiều kỳ lạ là 46 cỗ quan tài này có hình dáng và kích thước giống hệt nhau.
Bán 6 quả dưa lưới ở chợ, người đàn ông bị phạt 100 triệu đồng: Phán quyết của tòa khiến cả tất cả mọi người im bặt
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcKhi bị kiện, anh Huynh (Trung Quốc) vô cùng hốt hoảng vì không biết bản thân đã mắc phải lỗi sai gì.
Bức ảnh chụp chiếc bánh pizza làm “tan chảy” trái tim cộng đồng mạng
Chuyện đó đây - 6 ngày trướcCâu chuyện vừa buồn lại vừa vui sau đó đã khiến mọi người cảm động.
Cửa hàng bị mất trộm, chủ soi camera an ninh rồi ngỡ ngàng với danh tính thủ phạm
Chuyện đó đây - 1 tuần trướcCamera an ninh đã ghi lại rất rõ chân dung của thủ phạm và khiến cho chủ cửa hàng vô cùng bối rối.
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh bất ngờ 'tái xuất' sau 80 năm tuyệt tích ở nơi bí ẩn
Chuyện đó đây - 1 tuần trướcLoài vật quý hiếm với thân hình tròn xoe và đặc biệt là tiếng kêu như chim hót được tìm thấy ở một nơi bí ẩn trên thế giới sau 80 năm biến mất.
Người bà chụp lại khoảnh khắc cháu gái chơi đùa mà không ngờ lại là bức ảnh cuối cùng, thảm họa ập đến sau đó chỉ vài phút
Chuyện đó đây - 1 tuần trướcMột người bà tại Idaho (Mỹ) đã chụp lại bức ảnh cuối cùng của đứa cháu gái 3 tuổi chỉ vài phút trước khi cô bé qua đời trong vụ tai nạn.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.