Đánh giá học sinh hạng A khác chấm điểm 10 ra sao?
Sau khi xem xong bản dự thảo sửa đổi Thông tư 30, chị Đặng Thị Thủy (một giáo viên tiểu học ở Bình Dương) tỏ ra không vui bởi những tưởng sẽ đỡ vất vả hơn nhưng lại “thêm việc mà làm”.
Chị Thủy chia sẻ: “Khi mà giữa kì và cuối kì đã có bài kiểm tra lấy điểm rồi tại sao không để điểm luôn mà còn yêu cầu giáo viên tổng hợp xếp loại A-B-C cho rắc rối. Bởi phụ huynh cầm bài kiểm tra của con xem, biết điểm xong rồi thì bảng A-B-C kia còn để làm gì nữa? Phải chăng Bộ đưa ra lượng hóa A-B-C chỉ là để gọi là không chấm điểm số”.
Ngoài ra, chị Thủy cho rằng điểm chưa hợp lý là mỗi năm làm bài thi 2 tới 4 lần nhưng để xếp loại và khen thưởng học sinh cuối kỳ chỉ căn cứ trên điểm 1 kì cuối năm.

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 30, học sinh các lớp 4 và 5 sẽ có thêm một bài kiểm tra giữa kỳ với môn Toán, tiếng Việt. Trong một giờ học toán của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng.
Đồng quan điểm, anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên ở tỉnh Bình Phước thắc mắc: “Tại sao 9, 10 không đánh giá là “giỏi”; rồi 7, 8 không là “khá” luôn đi còn đưa về A,B,C làm gì cho rối”.
Cùng đó, anh Hải cho rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét giảm bớt việc ghi học bạ cho giáo viên.
Bởi hiện học bạ theo Thông tư 30 thiết kế là cả học kỳ 1 và 2 giáo viên đều phải ghi thông tin cá nhân học sinh.
“Học bạ ngày xưa chỉ ghi một lần thông tin cá nhân học sinh sau đến đến điểm kỳ 1, rồi kỳ 2 và nhận xét. Có nghĩa là ghi một lần. Giờ học bạ theo cách sửa này, cả kỳ 1 và 2 đều ghi lại từ thông tin học sinh cho đến điểm số rồi nhận xét. Nghe thì nghĩ không nhiều nhưng việc ghi lại này với lớp nhiều học sinh và có nếm khối lượng công việc của giáo viên thì mới thấy là áp lực không nhỏ”, anh Hải nói.
Theo anh Hải, về cơ bản việc ghi nhận xét vào học bạ ở kỳ 1 tưởng là sâu sát song về bản chất lại gần như là vô ích và nên có sửa đổi.
“Có thể Bộ muốn sát sao hơn với học sinh. Tuy nhiên điều đáng bàn là ai sẽ đọc được những lời nhận xét đó. Bởi học bạ thì trường quản lý suốt trong quá trình học tập của học sinh, đến khi hết cấp chuyển hồ sơ lên cấp THCS. Có lẽ chỉ trừ trường hợp học sinh chuyển trường thì may mới được cầm đến. Nếu học bạ có dành cho giáo viên lớp trên nắm tình hình học tập của học sinh thì thông tin ở học kỳ 2 (cuối năm) là cái cập nhật nhất. Chưa kể, giờ đánh giá học sinh cuối năm cũng chỉ cần dựa vào điểm ở kỳ 2. Vậy thì viết làm gì?”, anh Hải phân tích.
Vì vậy, anh Hải cho rằng, có thể không ghi học bạ học kỳ 1 mà chỉ cần nhận xét bằng lời trước học sinh và phụ huynh ở các buổi họp.
Tuy nhiên, theo anh Hải, việc này cũng chẳng phải dễ dàng gì bởi sẽ phải thay mới trong khi học bạ vừa sử dụng được 2 năm.
“Cách đơn giản nhất có thể là Bộ nên ra quy định không phải nhận xét ở phần học kỳ 1, chỉ cần đánh giá bằng điểm. Tuy nhiên nếu giữ học bạ thì giáo viên phải chấp nhận việc ghi tên học sinh hai lần”.
Về điều này, ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan), thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục - cho rằng, trước bất kỳ một chính sách nào việc phản ứng từ phía những người liên quan trực tiếp và cơ quan nhà nước phải thay đổi là chuyện hết sức bình thường.
“Tuy nhiên, tôi thấy việc đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A, B, C về bản chất không khác gì đánh giá bằng điểm số. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và là một cách chấm điểm kiểu khác mà thôi. Phụ huynh và học sinh vẫn có thể ngầm hiểu A là 9,10; B là 7,8,… và rồi vẫn áp lực và so sánh”, ông Hiệp nêu quan điểm.
Ông Hiệp cho rằng, trước khi thay đổi một điều gì đó điều cần thiết là hãy suy nghĩ xem lý do tại sao chúng ta đã thực hiện nó ở thời điểm đó.
“Tinh thần của Thông tư 30 là không chấm điểm để không gây sức ép cho học sinh, phụ huynh và giảm thiểu những tiêu cực. Mục đích của việc không chấm điểm là để phá bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau. Giờ đổi sang A, B, C thì hãy thử nghĩ liệu chúng ta có đang sai với mục tiêu ban đầu của Thông tư 30 hay không?”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, trên thế giới hầu hết không chấm điểm ở các cấp học thấp mà xác định theo chuẩn độ tuổi để đánh giá.
“Bởi mục tiêu chính của cấp học phổ thông không phải là để phân loại hơn kém mà để đạt được cái chuấn của bậc học đó. Học sinh nếu đạt được tức là hoàn thành chương trình lớp, cấp học đấy. Từ đó, phụ huynh cũng chỉ cần biết là so với chuẩn chung thì con mình đang hơn và kém chuẩn ở những mặt nào chứ không so sánh con mình và các bạn”.
Để hạn chế việc so sánh học sinh, ông Hiệp cho rằng, Bộ GD-ĐT nên xem xét việc làm sao điểm của học sinh nào thì chỉ học sinh và phụ huynh đó biết chứ không công bố toàn lớp. Như vậy để học sinh và phụ huynh “không có điều kiện” so sánh.
“Thậm chí có thể đưa vào bộ nguyên tắc là giáo viên không được phép tiết lộ thông tin học sinh. Tôi nghĩ cũng không nên đặt nặng việc ghi chép. Bởi suy cho cùng đó là chuyện giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh. Ghi nhận xét cũng được mà nói chuyện trực tiếp cũng được, hình thức gì không quan trọng mà quan trọng là phụ huynh có trao đổi được với giáo viên về tình hình học tập của con em mình hay không”, ông Hiệp đề xuất.
Tuy nhiên, ông Hiệp đánh giá về cơ bản, cái được nhất đã làm là giảm thiểu được việc chấm điểm học sinh.
"Trước mỗi thay đổi, rất cần sự tham gia tất cả mọi người hơn là bàn lùi" - ông Hiệp nói.
Giải thích về việc đưa ra hướng đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A-B-C, ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên tổ sửa đổi Thông tư 30) cho biết: “Trước đây, việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét nên dễ bị lãng quên; các nhà quản lý giáo dục yêu cầu giáo viên ghi lời nhận xét vào vở để có cơ sở để định lượng. Tuy nhiên, việc này khiến giáo viên quá tải và chỉ đáp ứng công việc cho nhà quản lý chứ chưa thực sự hướng đến học sinh. Vì vậy, tổ sửa đổi đã tìm cách đánh giá định tính nhưng được lượng hóa”.
Theo ông Khanh, đánh giá A, B, C không giống cho điểm số mà nhằm mục đích để phân nhóm.
“Ngày thường, nếu phát hiện các em có những điểm mạnh vượt với chuẩn ví dụ như tiếp thu nhanh hơn, làm bài nhanh hơn hay sáng tạo và trả lời lưu loát hơn thì xếp vào nhóm A. Lần lượt giảm dần cho các nhóm B và C. Có nghĩa là lượng hóa A, B, C bằng các biểu hiện hành vi chứ không phải là từ tập hợp điểm số của các bài kiểm tra”.
Ông Khanh nhấn mạnh: “Các mức A, B, C không quy đổi từ điểm số sang mà đại diện cho các mức biểu hiện hành vi của học sinh. Các biểu hiện hành vi này phải được giáo viên theo dõi trên sổ cá nhân hằng ngày, hàng tuần. Chúng tôi sẽ tạo ra hệ thống công nghệ để giúp giáo viên có thể tích vào để dễ hơn cho việc lượng hóa tương đối. Như vậy sẽ giúp giáo viên đỡ được việc nhận xét bằng ghi chép”.
Ông Khanh cho rằng, điều này khiến giáo viên có căn cứ để đánh giá học sinh dễ hơn vào giữa và cuối kỳ để phản hồi với học sinh và phụ huynh. Việc này giúp giáo viên phân nhóm dựa trên biểu hiện hành vi ấy để có căn cứ đánh giá, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
Theo Vietnamnet

Sáng vào hóa chất, tối học, nam sinh ung thư máu đạt 28 điểm thi THPT khối A00
Giáo dục - 6 giờ trướcSáng điều trị hóa chất, tối học bài trên giường bệnh, Trương Huy Bách, chàng trai mắc ung thư máu, vẫn xuất sắc đạt 28 điểm 3 môn Toán, Lý, Hoá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trở thành Á khoa khối A00 của trường.

Nghiên cứu lắp camera xử phạt vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM
Đời sống - 7 giờ trướcSở Xây dựng TP.HCM đề xuất lắp camera giám sát, tăng cường kiểm tra và xử phạt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để lập lại trật tự, đảm bảo giao thông an toàn.

Đảm bảo an toàn giao thông phục vụ các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn Thủ đô
Thời sự - 8 giờ trướcSáng 18-7, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an thành phố (CATP) dự và chỉ đạo hội nghị.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng ở Thái Nguyên
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Dịch tả lợn Châu Phi liên tiếp xuất hiện ở nhiều xã, phường tại tỉnh Thái Nguyên, hàng chục tấn lợn nhiễm bệnh đã phải tiêu hủy.

Tử hình kẻ cầm đầu nhóm ‘quái xế’ gây náo loạn, khiến 3 thanh niên tử vong
Pháp luật - 9 giờ trướcThanh niên cầm đầu nhóm "quái xế", mang theo "hàng nóng", rượt đuổi, đánh nhau trong đêm trên phố Hà Nội khiến 3 người tử vong vừa nhận án tử hình về tội Giết người.

Quảng Trị: Nguyên nhân cá chết bất thường tại hồ điều hòa Nam Lý
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Lượng lớn cá trong hồ điều hòa giữa khu dân cư ở Quảng Trị chết bất thường. Ngoài việc thu gom xử lý, đơn vị liên quan cũng nỗ lực tìm phương án chấm dứt tình trạng này.

Nam sinh Hà Nội với 3 điểm 10 trở thành thủ khoa toàn quốc khối A00
Giáo dục - 10 giờ trướcNguyễn Tự Quyết, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) không hề so đáp án các môn cho đến khi biết mình đỗ thủ khoa khối A toàn quốc.

Từ vụ va chạm giao thông, công an bắt giữ 2 đối tượng mua bán ma túy
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình xử lý vụ va chạm giao thông giữa xe máy và xe ô tô, lực lượng chức năng tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Bắt 8 giang hồ cộm cán xứ Thanh trong băng nhóm tội phạm do Ý 'Ẻng' cầm đầu
Pháp luật - 11 giờ trướcPhòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hoá bắt 8 kẻ trong băng nhóm tội phạm do Bùi Quốc Ý (tức Ý "Ẻng", trú phường Hạc Thành) cầm đầu.

Hồ rộng hàng ngàn m2 bị 'bức tử', Hà Nội yêu cầu kiểm tra xử lý nghiêm
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dù nằm trong danh mục ao, hồ không được san lấp của TP Hà Nội, thế nhưng, hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ) vẫn đang bị hàng loạt công trình kiên cố ngang nhiên lấn chiếm, đổ thải gây ô nhiễm nghiêm trọng, bức xúc trong dư luận.

Miền Bắc sắp mưa rất to do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha)?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, sáng nay (19/7), bão Wipha sẽ tiến vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm nay. Khu vực miền Bắc và các tỉnh từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh có mưa rất to do ảnh hưởng của bão.