Đập Tam Hiệp không thể gánh hết lũ lụt, Trung Quốc thử cách mới
Trung Quốc thử cách chống lũ lụt mới khi đập Tam Hiệp không thể gánh hết lũ sông Dương Tử.

Thành phố bọt biển
Trong nhiều thế kỷ, phương pháp Trung Quốc dùng để chế ngự những con sông ngỗ ngược là cố gắng kiềm chế chúng bằng đê, đập và kênh rạch để khiến "núi cao phải cúi đầu, sông biển phải nhường đường" như lời Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói.
Theo Bloomberg, Trung tâm Khí hậu Quốc gia của Trung Quốc có hồ sơ về các thảm họa thiên nhiên cách đây 500 năm, và hầu hết trong số đó đều có một trận lụt lớn. Tuy nhiên, các dòng sông tiếp tục bị ngập lụt và quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc đang khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Vùng đồng bằng ngập lụt trước đây đã trở thành nhà ở và nhà máy, được bảo vệ bởi những bờ đê bao ngày càng cao.
Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đang thử một cách tiếp cận mới. Ở rìa đông bắc của Trùng Khánh, xung quanh trung tâm triển lãm quốc tế mới khổng lồ, quận Yuelai được thiết kế như một "thành phố bọt biển".
Các thành phố của Trung Quốc ngập lụt một phần do phần lớn diện tích đất giữ nước từng hấp thụ lượng mưa - đồng cỏ, rừng cây và hồ - đã bị lát đá, buộc nước mưa chảy thẳng vào hệ thống thoát nước, trong khi hệ thống thoát nước lỗi thời hoặc được xây dựng kém chất lượng đã không còn khả năng ứng phó.
Sáng kiến "thành phố bọt biển" được đưa ra vào năm 2015 là một nỗ lực để đảo ngược điều đó - hấp thụ lượng mưa lớn và thải từ từ xuống sông và các hồ chứa. Sử dụng các cấu trúc đặc trưng như vườn cây trên mái nhà, công viên đất ngập nước tuyệt đẹp, vỉa hè thấm nước và bể chứa ngầm, kế hoạch cuối cùng là hấp thụ hoặc tái sử dụng 70% lượng nước mưa rơi xuống 4/5 diện tích đất đô thị của Trung Quốc.

Yu Kongjian, giáo sư kiến trúc cảnh quan tại Đại học Bắc Kinh cho biết: "Chúng ta cần trả lại không gian cho nước. Chúng ta nên coi nước như một nguồn tài nguyên quý giá, không phải là kẻ thù của chúng ta".
Yuelai là một trong những địa điểm thí điểm được chính phủ trung ương phê duyệt. Công viên Trung tâm Triển lãm được đặt thấp hơn mặt đất xung quanh để thu nước mưa, được lọc bởi các lớp thực vật thủy sinh. Mưa rơi xuống các mái nhà được chuyển hướng sang các công viên gần đó, vỉa hè được làm bằng vật liệu thấm nước.
Đây có vẻ là một dấu hiệu tích cực cho Trùng Khánh - thành phố được xây dựng giữa những ngọn núi nơi hai con sông lớn Gia Lăng và sông Dương Tử gặp nhau - vốn đã chi nhiều tiền nhất cho việc ngăn chặn lũ lụt.
Đập Tam Hiệp không thể gánh hết lũ sông Dương Tử
Trùng Khánh nằm trên đỉnh của hồ chứa dài 600 km được tạo ra bởi đập Tam Hiệp trị giá 24 tỉ USD - dự án giảm nhẹ lũ lụt lớn nhất Trung Quốc. Hoàn thành vào năm 2006, đập Tam Hiệp sản xuất 22,5 gigawatt điện, nhưng vai trò chính của nó là điều tiết lũ lụt hàng năm của sông Dương Tử.

Vào mỗi mùa xuân, hồ chứa đập Tam Hiệp được hạ mực nước để chuẩn bị đón những cơn mưa mùa hè và ngăn nước lũ tràn vào các thành phố ở hạ lưu như Vũ Hán. Đập Tam Hiệp được thiết kế để điều tiết trận lũ "nghìn năm có một", nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ sau khi hoàn thành, Vũ Hán, thành phố ở hạ lưu đập, lại bị ngập khi sông Dương Tử vỡ bờ.
Vũ Hán từng được mệnh danh là "thành phố trăm hồ", chỉ vùng đồng bằng ngập lụt khổng lồ của nó, nơi từng hấp thụ lũ lụt hàng năm. Tuy nhiên, khoảng 3/4 số hồ đó đã được lấp đầy để xây dựng trong 30 năm qua.
Darrin Magee, giáo sư nghiên cứu môi trường tại Trường Cao đẳng Hobart và William Smith ở New York, cho biết, các con đập "có thể hữu ích để kiểm soát lũ lụt trong những năm bình thường nhưng không phải những năm như thế này. Dù có thể chứa rất nhiều nước nhưng đập Tam Hiệp không thể gánh hết lũ sông Dương Tử".
Khi lũ lụt quét qua miền nam Trung Quốc vào tháng 7, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia hứa sẽ chi thêm 1,29 nghìn tỉ nhân dân tệ (184,38 tỉ USD) cho 150 "dự án nước" lớn trong vài năm tới - thường là xây dựng thêm nhiều đập, hồ chứa và đê điều.
Bờ sông Dương Tử và các phụ lưu của nó hiện có khoảng 34.000 km đê, hơn cả chiều dài của Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Trong khi chính sách đã giúp cứu sống nhiều người, lũ lụt vẫn là vấn đề đau đầu nhất của Trung Quốc. Từ năm 1950 đến 2018, hơn 280.000 người chết và 9,6 triệu ha cây trồng bị mất trắng do lũ lụt.
Thách thức của dự án "thành phố bọt biển"
Các chiến lược kinh tế và môi trường lớn do chính phủ trung ương Trung Quốc chỉ đạo có xu hướng bị lợi dụng để tham nhũng khi chúng xuống đến cấp chính quyền địa phương. Theo Bloomberg, các quan chức cấp tỉnh và các công ty sử dụng sự chứng thực chính trị và tiền của chính phủ để theo đuổi các chương trình nghị sự của riêng họ.
Gần khách sạn 5 sao Wyndham ở Yuelai, máy ủi và cần cẩu san phẳng vùng đất trước đây là những ngọn đồi phủ đầy cây cối, một trong hàng chục dự án phát triển mới ở các thị trấn mới đã mọc lên ở các vùng ven của Trùng Khánh.

Zuo, một tài xế taxi ở Trùng Khánh, cho biết: "Các nhà đầu tư chặt rừng và phá cỏ, xây nhà và sau đó trồng cây trang trí để nó trở thành một "thành phố bọt biển" và họ kiếm được rất nhiều tiền".
Và sau khi đã tiêu hết tiền và xây dựng những công trình mới, thường sẽ có rất ít động lực để duy trì chương trình ban đầu. Trong một trong những dự án bọt biển đầu tiên của Yuelai - một khu vườn thu gom nước mưa - đang ngập rác và cỏ hoang đã mọc um tùm nhanh hơn cả các loại cây được thiết kế để lọc nước mưa.
Tuy nhiên, thành phố bọt biển - sáng kiến chống lũ mới của Trung Quốc - là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thay đổi và người dân ngày càng ít chấp nhận sự phát triển bằng mọi giá.
Theo Lao động

Bức ảnh chó husky đi trên băng đẹp đến kinh ngạc, nhưng đằng sau là một sự thật không ai muốn đối mặt!
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcSự thật đằng sau khiến cả thế giới ngỡ ngàng.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng
Tiêu điểm - 17 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 20 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đâyVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.