Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đây là loại chất độc hại mà WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày

Thứ ba, 10:39 09/06/2020 | Sống khỏe

Acrylamide tưởng chừng là một cái tên lạ lẫm với chúng ta nhưng thực tế chúng ẩn náu xung quanh nhiều loại thực phẩm quen thuộc mà ta ăn hàng ngày, mỗi người đều nên tìm hiểu về nó để có biện pháp phòng bệnh cho đúng.

Theo Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Acrylamide được xếp loại vào nhóm 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người" cùng nhóm với thịt đỏ.

Trong bảng xếp loại của IARC, nhóm 2A là nhóm thấp hơn nhóm 1 (cao nhất). Nhóm 1 chứa các yếu tố "chắc chắn gây ung thư" cho con người như xúc xích, thịt xông khói...

Nhóm 2A chứa các yếu tố có thể gây ung thư, tiếp đó là nhóm 2B cũng gồm các yếu tố có thể gây ung thư nhưng hiện có ít bằng chứng hơn.

Đây là loại chất độc hại mà WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày - Ảnh 1.

Acrylamide tưởng chừng là một cái tên lạ lẫm với chúng ta nhưng thực tế chúng ẩn náu xung quanh nhiều loại thực phẩm quen thuộc mà ta ăn hàng ngày, mỗi người đều nên tìm hiểu về nó để có biện pháp phòng bệnh cho đúng.

Acrylamide là gì?

Theo cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), acrylamide là một hóa chất có thể xuất hiện trong thực phẩm, hình thành từ đường và một loại axit amin (asparagine) sau quá trình chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang và nướng. Acrylamide không đến từ bao bì thực phẩm hoặc môi trường. Acrylamide lần đầu tiên được phát hiện trong một số loại thực phẩm vào tháng 4/2002.

Đây là loại chất độc hại mà WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày - Ảnh 2.

Ngoài thực phẩm, acrylamide cũng có thể tìm thấy trong các sản phẩm nhựa, sản phẩm gia dụng, làm đẹp, công nghiệp và dệt may.

Các loại thực phẩm nào chứa nhiều acrylamide nhất?

Chúng ta tiếp xúc với hóa chất này chủ yếu từ việc ăn thực phẩm có chứa acrylamide. Cụ thể là những loại thực phẩm sau:

- Acrylamide đã được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm làm từ thực vật, như khoai tây, các sản phẩm ngũ cốc và cà phê. Acrylamide thường không liên quan đến các sản phẩm thịt, sữa hoặc hải sản.

- Acrylamide thường được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, rang và nướng, không phải thực phẩm sống hoặc thực phẩm được nấu chín bằng cách hấp hoặc luộc.

Đây là loại chất độc hại mà WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày - Ảnh 3.

- Bên cạnh đó, một số con đường khác gây phơi nhiễm acrylamide bao gồm hút thuốc lá và uống nước đã bị ô nhiễm ở những khu vực sản xuất nhựa và thuốc nhuộm...

Làm sao để phòng ngừa việc tiêu thụ acrylamide?

Độc tính acrylamide đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thông thần kinh và hệ thống sinh sản. Dù đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mức độ acrylamide cao có liên quan đến sự phát triển ung thư ở động vật nhưng hiện vẫn chưa rõ ràng kết quả này áp dụng cho con người như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên chủ động phòng tránh vì rõ ràng acrylamide gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: FDA nhấn mạnh nên ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và sữa không béo, ít béo... thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng, các loại hạt. Cần hạn chế ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối và đường bổ sung.

- Thay đổi phương pháp nấu ăn:

FDA phân tích rằng:

Chiên và nướng gây ra sự hình thành acrylamide cao nhất.

Rang gây ra sự hình thành đáng kể nhưng ít hơn chiên.

Nướng toàn bộ khoai tây gây ra ít hơn so với chiên hoặc rang.

Đây là loại chất độc hại mà WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A, có mặt trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày - Ảnh 4.

- Ngâm những lát khoai tây sống trong nước trong 15-30 phút trước khi chiên hoặc rang giúp giảm sự hình thành acrylamide trong khi nấu.

- Tránh bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì có thể làm hình thành acrylamide trong khi nấu. Chính vì thế, việc lưu trữ khoai tây bên ngoài tủ lạnh, ở nơi thông thoáng, mát mẻ là tốt nhất.

- Chỉ chế biến khoai tây đến khi chúng có màu vàng chứ không phải màu nâu hoặc cháy xém để giảm sự hình thành acrylamide.

- Bánh mì được nướng có màu nâu nhạt thay vì màu nâu sẫm để làm giảm lượng acrylamide. Nếu bánh mì bị cháy, nên được loại bỏ trước khi ăn.

- Acrylamide hình thành trong hạt cà phê trong quá trình rang chứ không phải khi bạn pha cà phê tại nhà. Thật không may, vẫn chưa có cách nào để giảm sự hình thành acrylamide trong hạt cà phê trong quá trình rang.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 12 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 20 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 20 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 20 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Top