Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
Theo thông tin từ BV Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận và điều trị cho bé gái 7 tuổi bị da đầu hoại tử nghiêm trọng.
Khởi phát từ những khối sưng đỏ, đau nhức ở vùng chẩm, các ổ áp xe dần phát triển, tự vỡ mủ, và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

Ảnh: BVCC
Tại bệnh viện, bệnh nhi được chẩn đoán đa ổ áp xe vùng chẩm do nấm bội nhiễm dẫn đến hoại tử da đầu. Các ổ áp xe có kích thước từ 1cm đến 4x4cm, nhiều ổ đã vỡ mủ và đóng vảy.
Với tình trạng hoại tử da gây khuyết hổng phần mềm kích thước lớn lộ xương không có khả năng khâu trực tiếp, các bác sĩ đã khẩn trương thực hiện phẫu thuật chuyển vạt da để che phủ tổn thương, đảm bảo phục hồi không chỉ về mặt sức khỏe mà còn yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt quan trọng với bệnh nhi gái.
Nấm da đầu là bệnh gì?
Nấm da đầu là một bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, do các loại nấm men và hại khuẩn tăng hoạt quá mức gây nên. Triệu chứng điển hình của nấm da đầu là ngứa ngáy và bong tróc da đầu…
Nguyên nhân khiến cho nấm da đầu bùng phát thường liên quan đến việc giữ gìn vệ sinh tóc và da đầu kém. Bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày cho vệ sinh kém sẽ dẫn đến nấm da đầu.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da đầu
Da đầu của người bệnh có thể xuất hiện gàu nhiều bất thường do nấm kích thích tuyến dầu nhờn dưới da tiết nhiều bã nhờn. Sau giai đoạn này, da đầu người bệnh xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Việc gãi liên tục, có thể khiến da đầu trầy xước, chảy máu, đóng vảy. Một số người bệnh bị mọc mụn đỏ li ti trên da đầu.
Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh bị rụng tóc nhiều, thường khoảng sau khi nhiễm nấm 20 ngày. Tóc rụng tự nhiên và rụng nhiều khi chải tóc, khi gội đầu. Có người bệnh xuất hiện các mảng hói hình đồng xu với các kích thước khác nhau khiến họ lo lắng.
Nấm da đầu lan xuống mặt là dấu hiệu khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng. Lúc này, việc điều trị sẽ khó khăn hơn và nguy cơ tái phát cao hơn.
Cách phòng ngừa nấm da đầu
Nấm da đầu không chỉ gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu. Căn bệnh da liễu này còn khiến người bệnh thiếu tự tin, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và công việc. Vì vậy, khi đã biết nguyên nhân bị nấm da đầu, mỗi người trong chúng ta nên nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh. Một số việc mà ai cũng nên làm như:
- Gội đầu thường xuyên từ 3 - 4 lần mỗi tuần để giữ da đầu luôn sạch sẽ.
- Không để da đầu ẩm ướt ngủ qua đêm.
- Không nên dùng chung khăn lau đầu, khăn tắm với người bị bệnh nấm da.
- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi bị nhiễm nấm.
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể và làn da bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.