Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng của đơn vị liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi (đặc biệt trẻ 16 tháng tuổi) bị gù vẹo cột sống thắt lưng. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm và kéo dài trong thời gian dài, khi cơ thể trẻ chưa đủ sức nâng đỡ cột sống .
Qua quá trình thăm khám, các bác sĩ bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nhận thấy, nhiều trẻ bị chậm phát triển vận động. Trường hợp cụ thể điển hình là trẻ 5,5 tháng tuổi mới bắt đầu tập lẫy nhưng khả năng lẫy còn yếu. Đến 7 tháng tuổi, khi chưa tự ngồi được, cha mẹ đã đặt trẻ ngồi và giữ ở tư thế này trong thời gian dài.

Hình ảnh cột sống của trẻ bị cong vẹo do thói quen mắc phải của cha mẹ. Ảnh: BVCC
Điều đáng lưu ý là ở giai đoạn này, cơ cạnh cột sống thắt lưng của trẻ còn yếu, không đủ sức nâng đỡ cột sống một cách vững vàng. Trong một số trường hợp, trẻ còn bị giảm cơ lực toàn thân, đặc biệt là bên trái, kết hợp với tình trạng tăng trương lực cơ. Khi trẻ phải ngồi lâu trong tư thế không tự nhiên, cột sống bị áp lực lớn dẫn đến tình trạng cong vẹo nghiêm trọng.
Theo các bác sĩ Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng BV Trẻ em Hải Phòng, tình trạng này không phải là vấn đề mới. Dù đã có nhiều cảnh báo trước đó nhưng không ít cha mẹ vẫn mắc sai lầm trong việc thúc ép con đạt các mốc vận động sớm mà không quan tâm đến khả năng thực tế của trẻ.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, các bác sĩ khuyến cáo; bậc cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển vận động của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu chậm đạt các mốc vận động (như lẫy, ngồi, bò…), cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Phục hồi chức năng để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Cha mẹ không ép trẻ ngồi quá sớm, việc tập ngồi nên được thực hiện khi trẻ có đủ cơ lực để giữ tư thế một cách tự nhiên, an toàn. Bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến chuyên gia đối với những trường hợp trẻ chậm phát triển vận động cần được can thiệp đúng cách bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ cong vẹo cột sống:
- Hai vai có dấu hiệu bị lệch, bên cao bên thấp.
- Xuất hiện những ụ gồ ở vùng lưng. Đỉnh các ụ gồ đó thường trùng với chỗ cong vẹo nhất của cột sống. Có thể thường thấy ụ gồ rõ nhất khi yêu cầu trẻ đứng cúi lưng.
- Hai chân không bằng nhau, biểu hiện rõ nhất là tình trạng đi khập khiễng, đi không vững ở trẻ.
- Một trong 2 bên hông có thể nhô cao hơn so với bên còn lại, khi đứng có thể thấy cong sang một bên.
- Trên thân mình có thể xuất hiện những đám da đổi màu (màu bã cà phê), hoặc vùng lưng, đặc biệt là vùng thắt lưng có thể xuất hiện những đám lông.
Mời quý vị xem thêm video dưới đây:
Đơn Giản Mà Hiệu Quả: Thử Ngay Bài Tập Hít Thở Giúp Cải Thiện Tình Trạng Bệnh "Hay Quên" | SKĐS

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 5 ngày trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và bé - 6 ngày trướcGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và béGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.