Điều gì đã khiến Covid-19 trở thành thảm họa ở Ấn Độ?
Chỉ trong vài tuần, dịch Covid-19 đã tàn phá Ấn Độ khủng khiếp đến mức dường như đang đẩy quốc gia này đến "bờ vực".
Liên tiếp phá kỷ lục thế giới với hơn 330.000 ca nhiễm và hơn 2.000 ca tử vong hằng ngày, cùng vô số câu chuyện đau lòng về những người chết trong tuyệt vọng do không được chữa trị kịp thời hoặc bị bệnh viện gửi trả… một bầu không khí tang tóc đang bao trùm khắp Ấn Độ bởi một thứ duy nhất: Covid-19.
Nhưng điều đáng nói ở đây, là rất nhiều người, trong đó có cả những chuyên gia y tế hàng đầu ở Ấn Độ, đều có niềm tin mạnh mẽ rằng thảm họa này đáng ra có thể được phòng tránh một cách dễ dàng.
"Trên khắp thế giới, chúng ta nhận thấy làn sóng Covid-19 thứ 2 luôn nguy hiểm, mạnh mẽ và độc hại hơn làn sóng đầu tiên", Tiến sĩ Deepak Baid từ Hiệp hội Các nhà tư vấn y tế Ấn Độ, thừa nhận. "Chúng ta luôn đặt ra câu hỏi: “Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng cho nó chưa? Tuy nhiên, câu trả lời chắc chắn vẫn là: Chưa".

Dịch Covid-19 đang đẩy Ấn Độ đến 'bờ vực'. Ảnh: Reuters |
Có nhiều yếu tố chính dẫn đến thảm cảnh đang xảy ra tại Ấn Độ. Trong đó, một số yếu tố phổ biến nhất là phản ứng từ chính phủ, hành xử của người dân, các biến thể mới của virus, và hiệu quả từ các chương trình tiêm chủng.
Đầu tiên, phản ứng của giới chức Ấn Độ trước làn sóng Covid-19 lần này rõ ràng đang chậm hơn nhiều so với làn sóng thứ nhất. Còn nhớ, khi các ca nhiễm virus corona đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đã ngay lập tức áp đặt một trong những lệnh phong tỏa quyết liệt nhất thế giới.
Tuy nhiên, những biện pháp này cũng gây ra nhiều thiệt hại, và buộc hàng triệu người đang làm việc tại các trung tâm kinh tế phải di chuyển một quãng đường dài về quê hương và làng mạc của họ.
Những thương tổn về mặt kinh tế từ cuộc phong tỏa thứ nhất đã khiến chính quyền trung ương cùng các tiểu bang trên khắp Ấn Độ trở nên dè dặt hơn hẳn trong việc áp đặt các lệnh phong tỏa lần thứ 2.
![]() |
Đợt phong tỏa đầu tiên khiến nhiều người Ấn Độ phải vượt quãng đường dài về quê nhà. Ảnh: Reuters |
Thế nhưng, đây vẫn không phải nguyên nhân duy nhất. Tâm lý chủ quan, tự mãn sau khi vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên đã đẩy đất nước rơi vào thảm họa một cách nhanh chóng.
Trong năm nay, nhiều cuộc tụ tập đông người, bao gồm các lễ hội tôn giáo lớn nhất như Kumbh Mela, vẫn được tổ chức với quy mô đông đảo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang có dấu hiệu xấu đi. Tình trạng nhiều người tham dự không đeo khẩu trang và giãn cách xã hội càng khiến nguy cơ lây nhiễm ở những sự kiện như vậy trở nên đáng báo động.
Michael Kugelman, chuyên gia khu vực Nam Á thuộc nhóm chuyên gia Wilson Center, đã mô tả phản ứng của Chính phủ Ấn Độ trước dịch Covid-19 là "một câu chuyện mang tính đối lập". “Trước đó, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một phản ứng táo bạo tức thì, và cả nước đã được phong tỏa,” ông cho biết. "Nhưng với trường hợp này, Ấn Độ đã có vẻ quá tự mãn và điều đó đã dẫn đến hậu quả thảm khốc".
![]() |
Nhiều lễ hội, sự kiện đông người tại Ấn Độ vẫn diễn ra bất chấp dịch bệnh. Ảnh: AP |
Những biến chủng mới của virus corona ở Ấn Độ, với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, cũng được cho là yếu tố đẩy nhanh cuộc khủng hoảng Covid-19 tại nước này.
Tháng trước, biến thể virus corona từ Anh đã được tìm thấy trong 80% mẫu bệnh phẩm ở bang Punjab. Trong khi đó, chủng đột biến kép của Ấn Độ, tên chính thức là B1617, đã được tìm thấy trong hơn một nửa mẫu bệnh phẩm ở bang Maharashtra.
“Các biến thể virus này rất độc, rất dễ lây lan. Thậm chí ngay cả các bệnh nhân đã hồi phục cũng có nguy cơ tái nhiễm”, Tiến sĩ Deepak Baid cho hay. "Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các biến thể này rất khác biệt, mang tính đột biến. Vì giờ đây, chúng tôi còn phát hiện chúng ở cả trẻ em và người trẻ tuổi, điều chưa từng xảy ra trước kia”.
Tuy nhiên, Tiến sĩ dịch tễ học Jayaprakash Muliyil cho rằng, dù các biến thể có thể lây nhiễm nhiều hơn một chút, nhưng không nên quá nhấn mạnh sự nguy hiểm của chúng để làm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện nay. Theo ông, ở nhiều nơi, một số yếu tố phổ biến hơn cả đều đến từ hành vi của con người.
![]() |
Việc triển khai vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ đang trở nên kém hiệu quả. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, những gì được xem là đợt triển khai vắc-xin Covid-19 lớn nhất và nhanh nhất thế giới của Ấn Độ cũng đã liên tục hoạt động kém hiệu quả, khiến phần lớn dân số nước này vẫn bị phơi nhiễm. Hãng dược phẩm Pfizer đã rút lại yêu cầu phê duyệt khẩn cấp vắc-xin Covid-19 tại Ấn Độ, trong khi vắc-xin Covaxin do nước này tự sản xuất được phê duyệt khẩn cấp dù vẫn chưa trải qua các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
New Delhi đã tiếp cận một cách có kiểm soát trong việc phân bổ vắc-xin của mình cho các tiểu bang, và nhắm mục tiêu vào những đối tượng bị xem là dễ tổn thương nhất, như nhân viên y tế, người cao tuổi và những người mắc bệnh nên. Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng này chỉ nhằm ngăn số ca tử vong hơn là ngăn sự lây nhiễm.
Phải mãi đến tuần qua, Chính phủ Ấn Độ mới triển khai các chương trình tiêm chủng cho tất cả người lớn từ tháng 5 tới, trong khi các loại vắc-xin được quốc tế chấp thuận sẽ không còn phải chờ tiến hành các thử nghiệm cấp địa phương mới được phê duyệt khẩn cấp.
Đó là một động thái mà nhiều chuyên gia y tế và một số bang tại Ấn Độ đã kêu gọi từ lâu, và đối với nhiều người, việc chúng giờ này mới được triển khai là quá muộn màng.
Theo phóng viên Barkha Dutt của tờ báo online Mojo Story, Ấn Độ “có đủ vắc-xin, đủ thời gian để tích trữ oxy, và có đủ thời gian để các hệ thống y tế sẵn sàng hoạt động, nhưng chính tâm lý tự mãn, sự háo thắng, và bất cẩn” đã phá hỏng mọi thứ.
Theo VietNamNet

Phát hiện mộ pharaoh chưa rõ danh tính trên núi thiêng
Tiêu điểm - 8 giờ trướcVị pharaoh bí ẩn đã được chôn cất khoảng 3.550-3.700 năm trước trên Anubis, ngọn núi thiêng có đỉnh hình kim tự tháp ở tỉnh Sohag, miền Trung Ai Cập.

Người đàn ông chuyển khoản nhầm 130 triệu đồng, người nhận được không trả còn hủy thẻ: Vì sao ngân hàng phải chịu trách nhiệm?
Tiêu điểm - 11 giờ trướcGĐXH - Một người đàn ông đã vô tình chuyển khoản nhầm hơn 130 triệu VND vào tài khoản của một người lạ nhưng không được hoàn trả theo yêu cầu.

Người đàn ông đào được nhẫn vàng 700 năm tuổi với thông điệp đặc biệt
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcMột người dò kim loại đã phát hiện một chiếc nhẫn vàng tuyệt đẹp, bị chôn vùi dưới lòng đất suốt 700 năm.

Bức ảnh chó husky đi trên băng đẹp đến kinh ngạc, nhưng đằng sau là một sự thật không ai muốn đối mặt!
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSự thật đằng sau khiến cả thế giới ngỡ ngàng.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 2 ngày trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đâyVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.