Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng cách lạ chưa từng thấy để lần theo máy bay MH370

Thứ năm, 12:00 31/01/2019 | Bốn phương

Một nhà toán học nói rằng ông đã phát hiện nhiều điểm đáng nghi trong dữ liệu sóng âm ghi được lúc MH370 biến mất.

Sự biến mất của chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại.

Nhưng gần đây, một nhà toán học đến từ Đại học Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh, tin rằng ông tính toán được “vị trí va chạm” mới, nơi máy bay có thể đã rơi xuống năm 2014 cùng 239 người.

Trên tạp chí The Conversation, Tiến sĩ Usama Kadri - một giảng viên về toán học và kỹ thuật ứng dụng – viết về việc ông đã tìm ra điểm va chạm mới dựa trên sóng âm như thế nào.

Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (Ảnh minh họa)
Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Kadri cho biết ông và nhóm nghiên cứu xác định được hai địa điểm va chạm và một đường bay mà MH370 có thể đã thực hiện vào ngày 8.3.2014. Tuy nhiên, Kadri không tiết lộ chi tiết về những phát hiện này.

Giả thuyết trước đó cho rằng địa điểm va chạm là ở phía bắc Ấn Độ Dương trong khi giả thuyết khác nói rằng MH370 rơi ở gần Madagascar.

Kadri tập trung nghiên cứu sóng âm (cả dưới nước và trên mặt nước) và tiếng động bị làm nhiễu do tập trận quân sự gần đó. Ông cũng đặt câu hỏi về việc “dữ liệu biến mất” trong vòng 25 phút tại một cơ sở quốc phòng bí mật của Mỹ.

“Khi bạn thả một viên sỏi xuống hồ, sóng nước được tạo ra từ điểm va chạm, trong khi đó, sóng âm tạo ra tiếng động mà bạn nghe thấy”, Kadri viết trên The Conversation. “Một loại sóng khác cũng được tạo ra trong nước: thủy âm. Tương tự sóng âm, thủy âm di chuyển tương đối chậm qua dòng nước, với tốc độ 1500 m/giây”.

Thông thường, khi một vật rơi xuống nước, sóng bề mặt có xu hướng ngày càng nhỏ đi cho đến khi chúng ta không nhìn thấy chúng nữa. Nhưng thực tế là sóng bề mặt tiếp tục di chuyển qua nước ở độ sâu thấp hơn. Những cơn sóng này có thể đi được hàng ngàn km mà không bị xáo trộn, thậm chí đi suốt đại dương.

Với một chiếc máy bay như MH370, tác động ở bề mặt đại dương rất dữ dội. Cú va chạm sẽ “tạo ra sóng bề mặt lớn và một loạt sóng âm phát ra từ sự thay đổi áp suất đột ngột được gọi là sóng âm trọng lực”.

MH370 biến mất vào ngày 8.3.2014 (Ảnh minh họa)
MH370 biến mất vào ngày 8.3.2014 (Ảnh minh họa)

“Những sóng này có thể di chuyển hàng ngàn km dưới nước, mang theo thông tin quan trọng về nguồn gốc của tác động, trước khi tiêu tan”, tiến sĩ viết.

Năm 2017, Tiến sĩ Kadri cùng đồng nghiệp, Tiến sĩ Davide Crivelli, xem xét sóng âm trọng lực được thu bởi các trạm thủy âm ở Ấn Độ Dương và tìm ra hai điểm va chạm nghi là của MH370 tác động với đại dương.

Nhưng nghiên cứu mới đây của họ cho thấy một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả cũ: đó là độ đàn hồi đáy biển.

“Các sóng âm trọng lực mà chúng tôi đã phân tích được lấy từ hai trạm thủy âm (mỗi trạm có ba micrô dưới nước), hoạt động vào thời điểm MH370 bị mất tích”, Kadri viết.

“Trạm đầu tiên, HA01, nằm ở ngoài khơi Cape Leeuwin, Tây Úc, trong khi trạm thứ hai, được biết đến với cái tên HA08s, nằm ở Diego Garcia, một phần của Quần đảo Chagos.

“Các nghiên cứu trước chủ yếu xem xét tín hiệu thu thập bởi trạm HA01, cũng như tín hiệu liên quan đến việc truyền dữ liệu vệ tinh từ MH370. Tuy nhiên, với sự hiểu biết mới về sóng âm trọng lực, chúng tôi quyết định xem xét dữ liệu âm thanh từ HA01 được ghi lại trong khung thời gian rộng hơn và phân tích dữ liệu xa hơn, từ trạm HA08s.

“Xét đến tác động của độ co giãn đáy biển, các vị trí mà trước đây chúng tôi xác định bằng cách sử dụng dữ liệu từ HA01 giờ đã thay đổi”.

Trong khi dữ liệu của HA01 tương đối rõ ràng, dữ liệu từ HA08 bị làm nhiễu bởi tiếng ồn của cuộc tập trận quân sự gần đó.

HA08 được đặt tại một cơ sở quốc phòng bí mật của Mỹ tại Diego Garcia, trung tâm Ấn Độ Dương. Phần lớn dữ liệu của HA08 trong khung thời gian liên quan đều bị nhiễu. Và 25 phút dữ liệu đã mất tích không thể giải thích được, theo Kadri.

“Các tín hiệu mà chúng tôi phân tích cho thấy trạm đã ngừng hoạt động 25 phút mà không được giải thích bởi Tổ chức Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân Toàn diện, nơi chịu trách nhiệm cho các trạm thủy âm”, tiến sĩ nói.

Kadri nói rằng việc sắp xếp dữ liệu từ HA08 và HA01 đã giúp họ tìm ra một điểm va chạm mới. Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết về điểm va chạm này.

Tiến sĩ nhấn mạnh các tín hiệu này có thể xuất phát từ chính cuộc tập trận. Tuy nhiên, ông vẫn khuyến khích nghiên cứu thêm về một số tín hiệu từ HA08.

Theo Dân Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng

Tiêu điểm - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống

Tiêu điểm - 19 giờ trước

Những tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

5 chú mèo thành 'idol mạng', có hàng triệu người hâm mộ khắp thế giới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nàng mèo Thái sang chảnh, chú mèo "ngầu" Trung Quốc hay chú mèo lướt sóng Hawaii... là những ngôi sao mạng có vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Sau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Top