Đường sắt VN nói về việc xử lý 2 phụ nữ thả dáng khiến tàu hỏa phanh gấp
Liên quan đến trường hợp 2 phụ nữ ''thả dáng" trên đường tàu, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, người có hành vi đi, đứng, nằm, ngồi... trên đường sắt có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.
Chiều 15/3, trao đổi với VietNamNet, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ trường hợp 2 người phụ nữ “thả dáng” trên đường ray khi tàu hỏa đến gần.
Sự việc diễn ra vào khoảng 17h20 ngày 12/3 tại khu gian Hướng Lại - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Đoàn tàu 3206 đang đi tới km54 thì xuất hiện 2 người phụ nữ thản nhiên bước trên đường ray chụp ảnh, mặc cho lái tàu phải phanh gấp và kéo còi liên tục.
Sự việc khiến người xem thót tim và phẫn nộ. Theo clip lan truyền, một người trên tàu không kim nổi bức xúc đã hắt ca nước xuống đường nơi 2 người thả dáng vừa rời khỏi đường tàu trong gang tấc.

Khi tàu chỉ cách khoảng 10m, người phụ nữ mặc váy đen mới nhảy xuống khỏi đường ray.
Vụ việc chưa gây thiệt hại về người và tàu nhưng đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, nếu lái tàu không phát hiện, kịp thời xử lý thì nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn. Trong đó, nguyên nhân bắt nguồn từ sự thiếu ý thức, không tuân thủ quy định pháp luật giao thông của 2 người phụ nữ này.
Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tại khoản 1, Điều 47, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 60.000 đến 100.000 đồng đối với người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng; vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm.
Ngoài ra, một số hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt còn được nêu rõ tại khoản 1, Điều 49, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm như:
Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;
Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;
Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.
Đây không phải trường hợp đầu tiên người dân thản nhiên đi vào đường ray tàu hỏa. Điển hình của tình trạng này đã xảy ra tại phố cà phê đường tàu (phố Phùng Hưng, Hà Nội).
Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh, đường sắt là khu vực nguy hiểm, người đi bộ xâm nhập có thể gây tai nạn nghiêm trọng.
“Nếu vi phạm gây tai nạn hoặc làm hư hỏng công trình đường sắt, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự tùy theo mức độ thiệt hại.
Người vi phạm nếu bị phát hiện sẽ bị lực lượng chức năng như cảnh sát giao thông hoặc nhân viên đường sắt nhắc nhở và xử phạt theo quy định”, đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khuyến cáo.
Được biết, nhằm hạn chế tai nạn, ngành đường sắt đã lắp đặt hàng rào, biển cảnh báo và tuyên truyền để hạn chế người dân xâm nhập trái phép, nhưng tình trạng vi phạm vẫn xảy ra.


Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 7 phút trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?

Tin sáng 1/7: Mưa lớn tiếp diễn ở Bắc Bộ; Bộ GD&ĐT 'chốt' thời điểm công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT
Đời sống - 12 giờ trướcGĐHX - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Mưa lớn tiếp diễn ở khu vực Bắc Bộ, nhiều nơi nguy cơ lũ lụt
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/6 và ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Hiểm họa rình rập từ xe ba gác chở cồng kềnh trên đường phố
Đời sống - 21 giờ trướcDù tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người, nhiều xe ba gác tự chế chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là kéo theo các tấm tôn dài đến gần chục mét, vẫn vô tư lưu thông trên các tuyến phố trung tâm Đà Nẵng, bất chấp sự lo lắng của người dân và quy định cấm của cơ quan chức năng.

TP Hồ Chí Minh: Thông xe hầm chui gần 350 tỷ đồng tại nút giao An Phú
Đời sống - 22 giờ trướcTrưa 30-6, hầm chui gần 350 tỷ đồng thuộc dự án nút giao An Phú (thành phố Hồ Chí Minh) chính thức được đưa vào khai thác.

BHXH Việt Nam lập Tổ công tác xử lý vướng mắc sau sáp nhập
Đời sống - 22 giờ trướcBHXH Việt Nam đã thành lập Tổ Công tác thường trực tại BHXH khu vực để xử lý nhanh các tình huống phát sinh.

Những quy định cần biết khi muốn sang tên sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?