Hà Nội
23°C / 22-25°C

EVN: Giá điện tăng, 63% số hộ chỉ nộp thêm vài nghìn đến 11.000 đồng/tháng

Thứ ba, 19:57 16/05/2023 | Đời sống

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như của chuyên gia độc lập, giá điện tăng 3% chỉ tác động nhỏ tới hộ gia đình cũng như nền kinh tế.

Tại Tọa đàm về Giá điện do Báo Thanh niên tổ chức hôm nay, 16/5, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết, chi phí sản xuất điện năm 2022 đã được kiểm tra bởi tổ công tác liên ngành do Bộ Công Thương thành lập, gồm các thành viên của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, VCCI.

Theo đó, khoản lỗ của EVN là trên 26.000 tỷ đồng. Chi phí lớn nhất trong giá điện là chi phí mua điện, chiếm 82% giá thành điện.

Ước tính, việc điều chỉnh giá điện 3%, giúp doanh thu của tập đoàn tăng thêm khoảng 8.000 tỷ đồng trong năm nay, nhưng khoản lỗ 18.000 tỷ đồng vẫn còn treo.

EVN: Giá điện tăng, 63% số hộ chỉ nộp thêm vài nghìn đến 11.000 đồng/tháng - Ảnh 1.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN. (Ảnh: Độc Lập)

Thông tin cụ thể về tác động của tăng giá điện tới cuộc sống người dân, Trưởng Ban Kinh doanh EVN, ông Nguyễn Quốc Dũng cho hay, tổng số hộ sử dụng điện trên toàn quốc là trên 30 triệu hộ. Trong đó:

- Số hộ tiêu thụ 100 kWh/tháng, là khoảng 4,7 triệu hộ, chiếm 16,65%, tiền điện tăng thêm của nhóm này là 5.100 đồng/hộ.

- Số hộ tiêu thụ 200 kWh/tháng là khoảng 10,04 triệu hộ, chiếm tỷ trọng 36%, tiền điện tăng thêm là 11.000 đồng/hộ. Đây cũng là nhóm đối tượng khách hàng có tỷ trọng lớn nhất.

- Số hộ tiêu thụ 300 kWh/tháng, là khoảng 4,96 triệu hộ, chiếm 17,81%, tiền điện tăng thêm là 18.700 đồng/hộ.

- Số hộ tiêu thụ từ 400 kWh/tháng trở lên, toàn quốc chỉ có 2,21 triệu hộ, chiếm tỷ trọng 7,95%, tiền điện tăng thêm là 27.200 đồng/hộ.

Tính chung của EVN, có khoảng 64% số hộ chỉ tăng tiền điện thêm 2.500- 11.000 đồng mỗi tháng.

Như vậy, EVN đã tính toán kỹ tác động lên tất cả khách hàng trước khi điều chỉnh giá điện, việc tăng giá điện 3% tác động nhỏ tới các hộ gia đình, theo ông Dũng.

Từ góc nhìn độc lập, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, cho hay, giá điện trước lần điều chỉnh mới đây, là giá điện được điều chỉnh từ năm 2019. Từ đó đến nay, các chi phí để sản xuất điện đều biến động theo chiều hướng tăng.

Tính từ năm 2019-2022, lạm phát lũy kế của nền kinh tế là khoảng 10%, giá thành điện năm 2022 được kiểm toán đã tăng 9,27% so với năm 2021. Nếu không được bù đắp chi phí sản xuất thì dòng tiền của EVN sẽ bị ngắt, đơn vị không có điều kiện tiếp tục sản xuất, kinh doanh, cung ứng điện cho nhu cầu.

Cũng theo ông Thỏa, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân 3% là khá thấp, chưa thực hiện được nguyên tắc bù đắp chi phí sản xuất điện. Tính ra, mức tăng thêm bình quân là 56 đồng/kWh, giá điện tăng sẽ tác động đến các ngành nghề khác trong nền kinh tế khoảng 0,18%.

Đối với giá thành sản phẩm của những ngành sử dụng nhiều điện, ngành thép sẽ tăng 0,18%, xi măng tăng 0,45%, dệt may tăng 0,4%... Mức độ tác động từ việc tăng giá điện vừa qua là không lớn.

‘Sếp’ EVN bày mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa

Tại tọa đàm, ông Bùi Trung Kiên, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho biết, khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, người dân nên cài đặt ở nhiệt độ chênh với nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 5 độ C. Nếu để nhiệt độ quá thấp, lạnh, người trong phòng bước ra môi trường nắng, nóng, nhiệt độ cao, dễ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng sức khỏe.

Người dân nên bật máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải, có sử dụng kèm quạt để phát tán hơi lạnh trong phòng. Như vậy, vừa đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm điện. Nếu thực sự triệt để áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện mà EVN tư vấn, lượng điện tiêu thụ trong nhà giảm không dưới 30%.

Theo ông Kiên, người dân không nên để máy lạnh ở nhiệt độ thấp, dùng trong 1 tiếng rồi tắt, việc này làm giảm tuổi thọ máy, nhiệt độ nên chọn ở mức vừa phải, tối ưu là 26 độ C. Vừa tiết kiệm điện, tốt cho sức khỏe và cũng không bị sốc nhiệt khi ra ngoài trời nắng nóng. Hiện nay, các thiết bị cũng đã có một số gia đình sử dụng thiết bị thông minh, nếu áp dụng thêm các giải pháp thông minh trong gia đình thì tỷ lệ tiết kiệm điện còn tốt hơn nữa.

Còn TS. Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Phát triển xanh phân tích, nhiệt độ điều hòa không khí có vùng cảm thấy thoải mái nhất, đó là chênh khoảng 7-10 độ C so với nhiệt độ ngoài trời. Ví dụ, nếu điều hòa đặt 26 độ C, tức là nhiệt độ bên ngoài khoảng 30-31 độ C, song, những ngày nóng lên tới 38-40 độ C thì nên đặt nhiệt độ điều hòa ở mức cao hơn, khoảng 30 độ C. Khi để nhiệt độ như thế, tránh sốc nhiệt cho cơ thể người, đảm bảo cộng suất, tuổi thọ máy lạnh khi hoạt động.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông làm điều lạ mắt trên tuyến đường Hà Nội ngập nước

Người đàn ông làm điều lạ mắt trên tuyến đường Hà Nội ngập nước

Đời sống - 7 giờ trước

Cơn mưa lớn sáng 28/9 khiến nhiều khu vực ở Hà Nội bị ngập nước. Trong lúc chờ nước rút, anh Nguyễn Hồng Sơn mang "đồ chơi" của mình ra tiêu khiển trước ánh mắt trầm trồ của nhiều người.

Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về

Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về

Đời sống - 7 giờ trước

Trên đường đi dạy học trở về nhà, 2 cô giáo ở huyện Tương Dương (Nghệ An) bất ngờ gặp sạt lở, bị đất đá cùng cây cối trên cao đổ ập xuống vùi lấp.

Cháy xăng dầu luôn gây ra thiệt hại lớn, chữa cháy bằng cách nào để nhanh gọn, hiệu quả?

Cháy xăng dầu luôn gây ra thiệt hại lớn, chữa cháy bằng cách nào để nhanh gọn, hiệu quả?

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những đám cháy từ xăng dầu luôn gây ra những thiệt hại lớn về tài sản cũng như đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người. Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy xăng dầu nhanh gọn, hiệu quả cần nắm bắt được những kiến thức cơ bản.

Video: Vừa đi xe máy, vừa mải lướt điện thoại và cái kết... đau mồm

Video: Vừa đi xe máy, vừa mải lướt điện thoại và cái kết... đau mồm

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cùng lúc sử dụng điện thoại, và điều khiển xe máy, chàng thanh niên đã lao thẳng vào đuôi xe tải và ngã ra đường.

4 điểm khác biệt rõ ràng giữa trẻ thường xuyên 'đi chơi' và 'ở nhà'

4 điểm khác biệt rõ ràng giữa trẻ thường xuyên 'đi chơi' và 'ở nhà'

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Nhiều người cho rằng những trẻ em ở nhà sẽ ngoan hơn những trẻ thích ra ngoài chơi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ rõ, những trẻ thường được đi chơi, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên có sự phát triển toàn diện hơn trẻ thường xuyên ở nhà.

Cận cảnh vỉa hè nhiều tuyến phố ở Cầu Giấy bị đào xới để 'thay áo' mới

Cận cảnh vỉa hè nhiều tuyến phố ở Cầu Giấy bị đào xới để 'thay áo' mới

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè nhiều tuyến phố ở quận Cấu Giấy, Hà Nội tiếp tục bị cày xới để thay thế bằng vật liệu đá khiến người dân đi lại khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ về an toàn giao thông.

Cha mẹ có nên cho trẻ em đi chơi nhiều?

Cha mẹ có nên cho trẻ em đi chơi nhiều?

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Khi cho trẻ đi chơi nhiều, trẻ sẽ có cơ hội để sáng tạo và chơi nhiều trò chơi giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp, hợp tác và tổ chức. Ngoài ra, không khí trong lành và vui chơi có tác dụng làm giảm mức độ căng thẳng của trẻ.

Video: Pha xử lý ẩu khi trời mưa của xe tải khiến người phụ nữ đi xe đạp gặp họa

Video: Pha xử lý ẩu khi trời mưa của xe tải khiến người phụ nữ đi xe đạp gặp họa

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Xe tải vào cua nhưng không giảm tốc độ, khi thấy phương tiện đi hướng ngược lại đã phanh gấp khiến xe trượt bánh đâm trúng người phụ nữ đi xe đạp.

Cháy do chập điện, chữa cháy bằng cách nào để an toàn, hiệu quả?

Cháy do chập điện, chữa cháy bằng cách nào để an toàn, hiệu quả?

Đời sống - 20 giờ trước

GĐXH - Hệ thống đường điện không đảm bảo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ. Khi có sự cố xảy ra, cần trang bị những kỹ năng cơ bản gì? Sử dụng biện pháp gì để chữa cháy an toàn, hiệu quả?

Mưa lũ kéo dài khiến 6 người chết và mất tích

Mưa lũ kéo dài khiến 6 người chết và mất tích

Đời sống - 21 giờ trước

Đợt mưa lũ cuối tháng 9 khiến 4 người chết, 2 người mất tích, hàng nghìn ha hoa màu hư hại, ngập úng; nhiều tuyến đường ở khu vực miền Bắc, miền Trung bị sạt lở.

Top