Giải pháp giúp vợ chồng ngày càng gắn bó
Cuộc hôn nhân nào cũng có lúc thăng lúc trầm, lúc thật gần gũi hạnh phúc nhưng có lúc lại thật xa lạ và lạc lõng ngay bên cạnh bạn đời của mình.
Khi sự căng thẳng lên cao, “một nửa” của bạn có thể khao khát có được không gian riêng biệt. Ở đó, anh ấy có thể kiểm soát sự lo lắng của mình bằng cách chú tâm nhiều hơn vào công việc hay thậm chí là thu mình vào các hoạt động thể dục thể thao. Tuy nhiên, bản thân bạn thì lại có cách vượt qua căng thẳng khác so với anh ấy, ví dụ như bạn lại muốn gần gũi hơn với chồng để giải tỏa căng thẳng của bản thân. Thực tế thì không cần phải đánh giá hay xác định xem cách của ai tốt hơn, của ai tệ hơn. Điều cơ bản ở đây là sự khác biệt.
Mặc dù sẽ rất lý tưởng nếu chúng ta có thể cân bằng giữa sự tách biệt và sự gần gũi, nhưng thực tế thì mỗi người có nhu cầu về không gian riêng và sự gần gũi khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Hôn nhân đòi hỏi sự tôn trọng về những khác biệt đó. Chính vì thế, đừng vội chỉ trích sự xa cách này của anh ấy.

2. Không cá nhân hóa mọi chuyện
Có thể bạn đã kết hôn với một anh chàng kín đáo và không thích “tám” sau mỗi bữa tiệc tối. Nếu bạn coi nhu cầu được ở một mình của chồng là điều hoàn toàn bình thường thì bạn sẽ có thể bình tĩnh hơn trong việc tìm cách kết nối với chồng thay vì đòi hỏi điều đó một cách giận dữ hay lo lắng.
3. Không đeo bám
Khi thất vọng và bực bội vì sự “vắng mặt” của bạn đời, chúng ta có thể dễ dàng lao vào một “cơ chế đeo bám”. Tuy nhiên, điều này chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn mà thôi. Nếu bạn đuổi theo một người đang xa bạn thì người ấy chỉ ngày càng trở nên xa cách hơn. Hãy coi đó là một quy luật vật lý. Khi đang căng thẳng thì đừng làm mọi việc căng thẳng hơn.
4. Giảm căng thẳng
Loại bỏ cơ chế đeo bám cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt sự căng thẳng của bản thân. Sự căng thẳng ở đây thể hiện ở những bài “lên lớp” to tiếng với vận tốc như tên bắn, hoặc việc nói quá nhiều, hoặc đề nghị giúp đỡ hay đưa ra lời khuyên khi không cần thiết. Đây không phải là vấn đề đúng hay sai trong tính cách của bạn. Nó đơn giản là vì sự căng thẳng sẽ tạo nên khoảng cách. Đôi khi, những câu nói dài dòng hay sự sắc bén trong giọng nói của bạn sẽ đẩy bạn đời ra xa gia đình hơn.
5. Để anh ấy có “khoảng trời riêng”
Nếu bạn có thói quen lượn lờ xung quanh hoặc đưa ra lời khuyên của mình mỗi khi anh ấy nấu cơm, gấp quần áo, hay cho lũ trẻ đi ngủ thì tốt hơn là hãy đi sang phòng khác - nơi bạn không thể quan sát việc anh ấy đang làm. Đừng nhắn tin hay gọi điện nếu không thực sự cần thiết. Hãy nhớ rằng anh ấy sẽ cởi mở nhất khi không bị bạn đeo bám hay chỉ trích.
6. Hãy hẹn hò, đừng phán đoán
Khi bạn muốn có sự kết nối nhiều hơn và sâu sắc hơn với bạn đời của mình, hãy gợi ý một hoạt động nào đó, ví dụ như: “Em nghe nói có một nhà hàng mới mở gần đây. Anh có muốn thử đến đó xem thế nào không?”. Đừng bao giờ đoán già đoán non về “một nửa” của mình; ví dụ như “Em có cảm giác anh không còn nồng nàn nữa”, hay về hôn nhân của mình: “Chúng ta gần như không hề giao tiếp với nhau nữa”. Thay vào đó, hãy nói về việc hai người không nói với nhau như thế nào và cố gắng thử trò chuyện lại với nhau xem sao.
7. Theo đuổi mục tiêu của mình thay vì bạn đời
Hãy chuyển hướng sự tập trung của bạn từ bạn đời sang định hướng cuộc sống của chính bạn. Bạn muốn phát triển năng khiếu hay sở thích nào của mình? Bạn có mục tiêu nghề nghiệp không? Bạn muốn có thêm bạn mới và dành thêm nhiều thời gian với những người bạn cũ của mình không? Bạn có tập thể dục, ăn uống tốt, và quan tâm đầy đủ đến bản thân mình hay không? Bạn muốn xây dựng một mô hình gia đình như thế nào? Tập trung vào chính bản thân mình là một giải pháp tốt nhất để tránh chú tâm quá mức vào bạn đời.
8. Thay đổi bản thân
Khi bạn nhận thấy rằng, nếu ở nhà thì mình sẽ gây áp lực lên bạn đời về việc giao tiếp thì hãy đi chơi với bạn bè. Nếu bạn cùng anh ấy đi xem phim và bạn thấy tức giận vì anh ấy không hề nắm tay bạn thì sau khi rời khỏi rạp chiếu phim hãy chỉ nói đến bộ phim chứ đừng nói gì về cảm giác tổn thương của mình. Hãy chủ động và sáng tạo trong chuyện làm giảm sự căng thẳng giữa hai vợ chồng, kể cả khi đó là điều cuối cùng bạn muốn làm.
9. Làm ấm trái tim anh ấy
Không đeo đuổi anh ấy nữa không có nghĩa là phải gia tăng khoảng cách với bạn đời hay trở nên lạnh lùng với anh ấy. Hãy làm những điều thật đặc biệt mà bạn biết rằng sẽ khiến anh ấy cảm thấy mình có giá trị. Hãy ca ngợi những điều thật nhỏ bé ở anh ấy, ví dụ như: “anh thật hài hước trong bữa tiệc tối qua” và bỏ qua những lời chỉ trích.
10. Hiểu khi nào thì khoảng cách là dấu hiệu của rắc rối

Mẹ ốm nặng, gọi điện nhưng không con nào nhấc máy, đến khi các con gọi lại, chỉ nói được một câu khiến mẹ đau trào nước mắt
Gia đình - 6 giờ trướcTôi biết mình không còn nhiều thời gian nữa nhưng tôi không trách các con.

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại
Gia đình - 6 giờ trướcGĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 11 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 12 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 14 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 1 ngày trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy conGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.