Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giao lưu trực tuyến: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để sinh con khỏe mạnh

Giadinh.net - Nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc sinh ra những đứa con bị dị tật bẩm sinh, nâng cao thể chất, trí tuệ và tinh thần người Việt, báo điện tử Giadinh.net.vn thuộc báo Gia đình và Xã hội tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh để sinh con khỏe mạnh”.

Dù rất bận rộn với công việc nhưng đúng 14h chiều nay 15/10, TS Lê Anh Tuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ThS Đặng Văn Nghị – Phó Vụ trưởng Vụ Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Dân số kế hoạch hóa gia đình và TS Lưu Thị Hồng – Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế đã có mặt tại tòa soạn báo Giadinh.net.vn để sẵn sàng trả lời các câu hỏi giao lưu từ bạn đọc.

Từ phải qua: TS Lê Anh Tuấn - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, ThS Đặng Văn Nghị - Phó Vụ trưởng Vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, TS Lưu Thị Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, và ông Nguyễn Đức Tuân - Phó Tổng Biên tập báo Gia đình và Xã hội tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Chí Cường

Phạm Thị Giang - Bắc Ninh: Vợ tôi có thai gần 2 tháng, cô ấy bị cúm (không nặng lắm). Chúng tôi rất hoang mang, không biết em bé có an toàn không? Vì nhiều người nói: nếu mang bầu bị cúm thì phải bỏ thai đi, nếu không ra đời em bé sẽ không bình thường?
TS Lưu Thị Hồng:
Thai 2 tháng tương đương khoảng 8 tuần, điều trước tiên thì ban cần đưa vợ đi khám để nhận được tư vấn bệnh, những nguy cơ có thể gặp và được điều trị nếu cần thiết.
Đôi khi chỉ có hơi ngạt mũi, đau đầu thì cũng chưa có thể nói là bị cúm. Khi mang thai trong 3 tháng đầu bị cúm (hoặc đến 4 tháng đối với Rubella) thì khả năng thai nhi bị Dị tật cao hơn nhưng không có nghĩa là 100% bị Dị tật. Tuy nhiên để chẩn đoán cúm hay nguyên nhân do các loại vi rút khác có khả năng gây Dị tật cho thai nhi thì cần phải được làm xét nghiệm chẩn đoán và làm tốt nhất khi đang bị bệnh.
Đối với vợ bạn như cũng đã qua giai đoạn gọi là bị cúm rồi, nếu bạn thực sự muốn giữ thai, bạn đi khám định kỳ và hiện nay có những phương pháp làm sàng lọc trước sinh giúp phát hiện được nhiều Dị tật của thai nhi: như làm siêu âm khi thai 12, 22 và 32 tuần hoặc lấy máu làm xét nghiệm sinh hoá và dựa vào kết quả xét nghiệm sẽ có chi định chọc nước ối để làm nhiễm sắc thể thai hay không.

phạm thanh hoa - Nữ 26 tuổi:Khi có thai được 14 tuần tôi bị sốt 38độ tôi có uống 2 viên pamin hạ sốt rồi tôi bị ho tôi uống thuốc Spiramycin (Rovamycin), tôi xin hỏi thai của tôi có bị ảnh hưởng gì không hiện tôi có thai được 36 tuần rồi tôi đi siêu âm thường xuyên bác sĩ nói thai vẫn phát triển bình thường và khoẻ mạnh. Tôi xin cảm ơn!

TS Lưu Thị Hồng:Những tác động có thể gây dị tật thai nhi thường vào giai đoạn trước 12 tuần của tuổi thai. Vì giai đoạn này phôi và thai dễ bị tác động bởi những tác nhân gây dị tật như nhiễm virus cúm hoặc virus Rubella (có thể bị tác động cho đến lúc thai được 18 tuần trở xuống). Nếu bạn bị sốt thường và uống thuốc Spiramycin (Rovamycin) là nhóm thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai nên có thể yên tâm.

Trần Thị Thanh Vy - thienthantinhyeu86us2002@yahoo.com.vn - Nữ 25 tuổi:Cháu mang thai được 4tháng. Thời điểm này cháu rất hay bị đau đầu. Có hôm cháu bị đau đầu liền 2-3ngày, cả đêm rất khó ngủ. Cháu không dám dùng thuốc gì, chỉ ăn ngải cứu nấu canh nhưng không đỡ mấy. Trước khi mang thai thi thoảng cháu cũng bị đau đầu 2-3ngày như thế nhưng cứ phải uống thuốc đau đầu vào mới khỏi. Vậy cháu xin hỏi BS bây giờ cháu có được uống thuốc gì khi cháu bị cơn đau đầu như thế không? Uống thuốc gì để không bị ảnh hưởng đến em bé của cháu ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn BS.

TS Lê Anh Tuấn:

Khi bạn mang thai ở tuổi thai 4 tháng thì thường không nguy cơ gì làm đau đầu hay mắc các bệnh lý khác do thai nghén, vì đây là giai đoạn "hòa bình" nhất trong khi mang thai. Nếu bạn bị đau đầu nhiều phải dùng giảm đau mới khỏi thì nên đi khám thai để loại bỏ các nguyên nhân khác dẫn đến đau đầu. Đừng nên lạm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng đến bạn và thai nhi sau này. Chúc bạn mạnh khỏe!

Các khách mời đang trả lời câu hỏi, giao lưu cùng bạn đọc. Ảnh: Chí Cường

Nguyễn Thu Hương - muonlamquenthoi261183@yahoo.com - Nữ 26 tuổi:Tôi đang mang thai ở tuần thứ 29. Tôi dự định sẽ sinh con ở bệnh viện tỉnh Hải Dương. Tôi muốn hỏi: ở các bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện sàng lọc sơ sinh hay không? Trong trường hợp bệnh viện tỉnh không thực hiện được việc này, nếu muốn sàng lọc sơ sinh, tôi phải làm gì? Tôi xin trân trọng cảm ơn các bác sỹ!

ThS Đặng Văn Nghị:

ThS Đặng Văn Nghị đang trả lời câu hỏi giao lưu của bạn đọc.
Ở bệnh viện tỉnh Hải Dương hoàn toàn có thể thực hiện được việc sàng lọc giúp thai phụ có nguy cơ sinh những trẻ bị khuyết tật, dị tật. Tuy nhiên nếu như bệnh viện tỉnh Hải Dương xácđịnhchưa rõ ràng thì bạnsẽđược chuyển vềBệnh viện Phụ sản Trung ương để có thể tư vấn và chẩn đoán xác định chính xác, để có hướng xử lý cụ thể.

Ngọc Thụy - thuyhuong@vnn.vn - Nữ 28 tuổi:Tôi dự kiến năm sau sẽ có em bé. Xin hỏi các bác sĩ tôi sẽ phải chuẩn bị những gì để sinh con khỏe mạnh? Tôi sẽ tới đâu để khám sàng lọc trước sinh? Sẽ khám những gì? Tôi rất mong nhận được câu trả lời. Xin cảm ơn các bác sĩ

TS Lưu Thị Hồng:Theo tôi, điều đầu tiên bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai là sự khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Khi bạn bắt đầu mang thai, sẽ có những thời điểm chỉ định làm sàng lọc trước sinh, bạn cần đến khám ở những cơ sở chuyên khoa, như Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, hoặc bạn có thể gặp gỡ các bác sĩ có chuyên khoa sâu trong lĩnh vực chẩn đoán trước sinh để được tư vấn. Việc thăm khám và đưa ra những xét nghiệm thăm dò hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả của mỗi lần thăm khám, các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cụ thể cho bạn. Chúc bạn sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh!

phạm Thị Lành - hoxam_vn82@yahoo.com - Nữ 27 tuổi:Sàng lọc truớc sinh và sau sinh là như thế nào? Nó có tác dụng thế nào với cuộc sống cua em bé sau sinh? Liệu có phát hiện được các bệnh như tự kỷ hay chậm nói hay không?

ThS Đặng Văn Nghị:

Sàng lọc trước sinh nhằm mục đích loại trừ các thai nhi có các dị tật về hình thái hoặc về nhiễm sắc thể đối với các thai phụ.
Sàng lọc sau sinh (sơ sinh)để xácđịnh một số bệnh của trẻ sơ sinh, hiện nayđềánvề Sàng lọc trước sinh và sơ sinhđang tập trung vào 2 loại bệnh là : thiếu men G6PD (bệnh vàng da do tan huyết) và bệnh suy giáp bẩm sinh (bệnh Down, những đứa trẻ phát triển trí tuệ chậm).
Việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh hiện nay chưa phát hiện được các bệnh như tự kỷ hay chậm nói.

Nguyễn Thanh Minh - nthanhminh_qt@yahoo.com - Nữ 36 tuổi:Thưa ông, tôi được biết việc chẩn đoán trước khi sinh đối với các thai phụ là rất cần thiết nhưng thực tế, có rất nhiều phụ nữ Việt Nam ở các vùng quê thậm chí ngay ở thành thị không ý thức được tầm quan trọng của việc đó, nhiều người cũng không có điều kiện để tiến hành sàng lọc trước khi sinh dẫn đến tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật còn cao. Với tư cách là những người làm đề án, ông nghĩ gì về thực trạng này?

ThS Đặng Văn Nghị:

Thực trạng của tỷ lệ trẻ sơ sinh bị khuyết tật, dị tật ở Việt Nam còn cao, nó là thách thức của ngành Y tế nói riêng và tất cả các ngành nói chung. Xuất phát từ thực tế trên, trước đây UBDSGĐ&TE đã quan tâm đến việc thử nghiệm và triển khai một số mô hình nhằm giảm thiểu tỷ lệ này. Ví dụ như mô hình kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân; mô hình tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh... Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, bước đầu đã cho được những kết quả đáng khích lệ, đã góp phần làm giảm tỷ lệ dị tật, khuyết tật cho trẻ sơ sinh. Song đây mới chỉ là kết quả của các địa bàn triển khai thí điểm. Từ khi Tổng cục Dân số thuộc về Bộ Y tế, hoạt động này được triển khai rộng rãi hơn và đến năm 2010 sẽ tổng kết đánh giá lại các mô hình thử nghiệm và hoàn thiện để nhân rộng các mô hình có hiệu quả từ năm 2010 - 2015....
Thực trạng hiện nay ở một số địa phương như vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện để triển khai thí điểm, do vậy các thai phụ không có đầy đủ các thông tin và điều kiện để tiếp cận với các kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh; chưa có đầy đủ kiến thức về dự phòng sinh con... Trong thời gian tới, ngành Y tế chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn triển khai đề án với mục tiêu để tất cả các thai phụ biết được các lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh, biết được các kiến thức về dự phòng để có thể cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh.

Lê Huyền - awake492@yahoo.com - Nữ 25 tuổi:Tôi có thai được hơn 4 tháng, đã đi siêu âm 2lần, BS nói là thai phát triển bình thường không có vấn đề gì. Mấy ngày hôm nay tôi có bị cảm cúm do thay đổi thời tiết, tôi không uống hay tiêm bất kỳ loại thuốc nào sợ ảnh hưởng đến thai. Mọi người nói khi mang bầu mà bị cảm cúm rất nguy hiểm, hay bị dị tật... tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi thai nhi có bị ảnh hưởng gì không? đi khám có phát hiện ra ngay hay không? có cách gì để khắc phục? Tôi xin cảm ơn!

TS Lưu Thị Hồng:

Trước tiên, không phải người mẹ khi bị nhiễm viruscúm thì cũng có khả năng thai nhi bị dị tật. Những tác động do các loại virus có thể gây dị tật cho thai nhi, đặc biệt là virus cúm thường ảnh hưởng trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. Hiện nay, thai của bạn đã 4 tháng, theo bạn nói bạn bị cảm cúm do thay đổi thời tiết, thì theo tôi bất cứ khi bị một bệnh gì thì điều đầu tiên nên làm là cần đi khám, bạn sẽ nhận được chỉ định điều trị thích hợp của các bác sĩ dành cho bạn.
Trong trường hợp có thể thai nhi đã bị dị tật (từ trước khi bạn ốm) thì có thể phát hiện được dị tật sau khi thăm khám và được làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: siêu âm, xét nghiệm máu hoặc là chỉ định chọc ối (nếu có).

TS Lưu Thị Hồng đang trả lời câu hỏi giao lưu của độc giả. Ảnh: Chí Cường

Nguyễn Thị Phương - haphuong280882@gmail.com - Nữ 27 tuổi:Tôi chuẩn bị muốn sinh con nên tôi cần hỏi các tư vấn những câu hỏi sau: 1. Tôi cần phải khám sức khỏe ở đâu tại TP.HCM với chi phí thấp để được tư vấn toàn diện về sức khỏe, chích ngừa trước khi mang thai? 2. Chồng tôi có cần phải đi khám không?

ThS Đặng Văn Nghị:

Nếu bạn ở TPHCM, bạn có thể đi khám ở tất cả các phòng sản phụ khoa của các bệnh viện. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên đến Trung tâm chẩn đoán trước sinh của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bạn sẽ được chẩn đoán và tư vấncụ thể.
Trong trường hợp của bạn, nếu cả hai vợ chồng cùng đi khám được là tốt nhất. Bạn có thể liên hệ với Bác sĩ - Thạc sĩ Phùng Như Toàn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, số điện thoại: 0908001928 để được tư vấn.

tran ngoc mai - thiendanh02@yahoo.com - Nữ 30 tuổi:Con trai tôi bị vàng da sơ sinh phải thay máu, hiện tại tôi đang mang thai đứa thứ hai, liệu cháu có bị vàng da nữa không và biện pháp phòng tránh như thế nào?

TS Lưu Thị Hồng:

Vàng da sơ sinh thường liên quan đến nguyên nhân bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, nên cháu bé thứ hai cũng có khả năng bị vàng da sau khi sinh. Có hai hệ nhóm máu: Rh và ABO. Để biết được có khả năng bất đồng nhóm máu hay không hai vợ chồng bạn cần:
- Biết được nhóm máu của mình.
- Khám bác sỹ chuyên ngành sản khoa để có thể được tư vấn cần thiết trong lần mang thai thứ hai này.
- Bạn nên trao đổi kĩ với bác sỹ theo dõi, quản lý thai nghén cho bạn để chuẩn bị cho cháu bé sắp ra đời.
Nếu như do bất đồng về nhóm máu, bạn có thể dự phòng được.
 
_______________________________________________________________________________________
Ngọc Trân - ngoctran79@yahoo.com.au- Nữ - 31 tuổi:
Tôi thấy nhà tài trợ cho chương trình là cốm vi sinh Bio-acimin. Tôi được biết sản phẩm cốm vi sinh Bio-Acimin được nhiều bà mẹ tin dùng và cho bé sử dụng hàng ngày. Vậy sản phẩm cốm vi sinh này có tác dụng gì và dùng thế nào cho hợp lý? Nếu dùng thì nên dùng từ tháng thứ mấy là tốt nhất ạ?
TS Lưu Thị Hồng:
Cốm vi sinh Bio-acimin có tác dụng ổn định đường tiêu hóa. Đặc biệt trong những trường hợp bị loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài, ngăn ngừa các triệu chứng trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón... Ngoài ra, Bio-acimin còn có tác dụng giúp hấp thu tối đa dưỡng chất, tăng cường cảm giác thèm ăn ở trẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng cốm cần có chỉ định của bác sĩ.
Cốm vi sinh Bio-acimin có thể sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, còn trẻ dưới 3 tháng tuổi cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
_________________
 
Ngọc Trân:
Tôi xin hỏi tiếp là sản phẩm men vi sinh dùng liên tục có ảnh hưởng đến em bé không ạ, vì hiện con tôi đã tuổi rưỡi nhưng cháu rất hay bị rối loạn tiêu hóa?
 
TS Lưu Thị Hồng:
Men vi sinh tổng hợp có chứa các vi khuẩn có lợi, các acid amin và vitamin... nên chị có thể cho cháu sử dụng thường xuyên, tốt nhất là dùng liên tục 2 tháng, để hệ tiêu hóa của cháu ổn định lâu dài và cháu ăn tốt hơn. Trong khi sử dụng cháu cần được theo dõi và đi khám bác sĩ theo những chỉ định bác sĩ đã hướng dẫn trước đó.

Lê Thu Huyền - lethuhuyen83@gmail.com - Nữ 26 tuổi:Em đã lập gia đình được 2năm, năm 2008 em có sinh một cháu trai nhưng sau khi sinh được 25 ngày tuổi thì phát hiện cháu bị Tim bẩm sinh - Hẹp eo động mạch chủ khi được 4,5 tháng tiến hành phẫu thuật ở BV Việt Đức nhưng cháu không qua khỏi. Hiện tại vợ chồng em đang rất hoang mang và lo lắng cho lần sinh tiếp theo. Lần đầu em sinh mổ (Tháng 7/năm 2008) em dự định đến T7/2010 sẽ mang bầu lần thứ 2. Em xin được các bác sỹ tư vấn về việc chuẩn bị sức khoẻ trước khi mang thai ntn? em và chồng em cần đi khám, xét nghiệm, tiêm phòng những gì, ở đâu để chuẩn bị cho lần sinh này?trong quá trình mang thai em nên đi khám ở đâu và vào những tuần tuổi nào?Lần đầu em sinh mổ rồi thì lần thứ 2 em có phải sinh mổ nữa không?Nếu sinh mổ thì em có thể sinh con lần thứ 3 được hay không? Em xin chân thành cảm ơn!

TS Lê Anh Tuấn:

TS Lê Anh Tuấn đang trả lời câu hỏi giao lưu của độc giả. Ảnh: Chí Cường
Trước hết xin chia sẻ với những lo lắng của bạn khi chuẩn bị cho lần sinh thứ hai. Tuy nhiên bạn đừng quá lo cho lần có thai này vì thai dị tật bẩm sinh lần trước không có nghĩa là lần sau trẻ cũng bị dị tật bẩm sinh như lần đầu.
Hiện nay Trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện phụ sản Trung ương, 43 Tràng Thi, HN, thường xuyên tiếp nhận và theo dõi những thai phụ có nguy cơ dị tật cao để sàng lọc chẩn đoán trước sinh vì vậy khi bạn muốn có thai nên đến bệnh viện khám để tư vấn lựa chọn thời điểm có thai và theo dõi trong quá trình mang thai vì trẻ bị dị tật bẩm sinh có thể sàng lọc và chẩn đoán trước sinh chính xác trên 70% ở tuổi thai ngoài 20 tuần và trên 90% ở tuổi thai 30-32 tuần, nhất là dị tật ở tim.
Nếu bạn có thai lần hai, thì trên 90% phải mổ lấy thai và nếu bạn mổ lấy thai hai lần mà chỉ có một con thì chúng tôi có thể giữ tử cung để bạn mổ đẻ lần ba. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì lý do y học chúng tôi vẫn phải cắt tử cung hoặc triệt sản để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho thai phụ.

Nguyễn Thị Lan Anh - lananh@madeninvn.vn - Nữ 32 tuổi:Thưa TS hiện nay cháu đang có thai ở tuần thứ 21. Tháng mà cháu có thai chồng cháu có uống thuốc decolgen cảm cúm 3 trong 1 để chữa viêm mũi dị ứng. Vậy TS cho cháu hỏi liệu có ảnh hưởng gì tới thai nhi không và khi sinh xong cháu phải làm những xét nghiệm gì để biết con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Xin chân thành cảm ơn TS.

TS Lưu Thị Hồng:

- Nếu thuốc decolgen cảm cúm 3 trong 1 có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng thì việc thụ thai của vợ chồng bạn cũng sẽ khó khăn lắm. Hiện nay, bạn đã có thai ở tuần thứ 21 thì việc theo dõi, quản lý thai trước thời điểm này để có thể làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinhđã giúp bạn phát hiện con bạn có thể bị dị tật nào không.
- Hiện nay có một số bệnh sàng lọc cho trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời, việc làm những xét nghiệm sàng lọc này như thế nào thì các bác sỹ sẽ có những chỉ định cụ thể cho bạn. Chúc bạn sinh con khỏe mạnh!

Trần Chung Thủy - thuyquyen_dhtn05@yahoo.com - Nữ 32 tuổi:Xin kính chào các bác sỹ! Tôi xin được hỏi và kính mong các bác sỹ tư vấn: cháu gái đầu lòng của tôi (sinh năm 2004) khi mới sinh bị vàng da, được các bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khám, xét nghiệm và kết luận cháu bị thiếu enzym G6PD. Xin hỏi là liệu cháu thứ hai sẽ có nguy co bị thiếu enzym đó không ạ? Nếu có thì bé trai có nguy cơ bị cao hơn hay thấp hơn với các bé gái? Bệnh này có nguy hiểm không, và do vậy có nhất thiết phải lựa chọn giới tính để giảm nguy cơ bị bệnh hơn không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sỹ. Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ.

TS Lê Anh Tuấn:

Bác sĩ Phạm Việt Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho hay, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1.000.000 trẻ sinh ra nếu được tầm soát trước sinh tốt sẽ phát hiện được khoảng 1.700 trẻ bị Thalassememia thể nặng, 1.400 trẻ bị bệnh Down, 140 trẻ bị hội chứng Edwards, 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 200 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, 10.000-20.000 bị thiếu men G6PD, 100 trẻ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và nhiều trẻ bị các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Thiếu men G6PD là bệnh thường gặp ở người, trên thế giới có khoảng 400 triệu người mắc bệnh, vùng Nam Á là vùng có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao chiếm từ 3-5%. Thiếu men G6PD là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ. Mẹ mang gen bệnh có thể truyền cho con trai, con gái chỉ có thể bị bệnh khi cả bố và mẹ đều mang gen bệnh.
Đây là bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ, tuy nhiên cần làm sàng lọc để chuẩn đoán khi trẻ đẻ ra được 48 giờ. Nếu trẻ bị thiếu men G6PD thì hay có biểu hiện vàng da sau đẻ và những đợt vàng da tan máu do sử dụng một số thuốc thực phẩm hóa chất làm tăng nguy cơ vỡ hồng cầu gây hiện tượng huyết tán từng đợt.
Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách phòng tránh sử dụng một số thuốc kháng sinh Sunfonamide, Chloramphenicol..., thuốc sốt rét như primaquine, chloroquine, quinacrine... và một số thuốc khác. Tránh sử dụng một số thực phẩm như hành, rượu vang đỏ, các sản phẩm của đậu và nước uống có pha vị quinin

Ngô Thị Kim Phượng - Ngothikim.phuong@vblqn.com.vn - Nữ 30 tuổi:Vui lòng cho tôi biết Bệnh viện thực hiện sàng lọc trước khi sinh gần Tỉnh Quảng Nam nhất ?

ThS Đặng Văn Nghị:

Bạn có thể đến Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại Trường Đại học Y dược Huế để được tư vấn và nhận dịch vụ.
Số Điện thoại bạn có thể liên lạc là PGS.TS Nguyễn Viết Nhân: 0913458023.

Võ Thị Mỹ Như - Vothimynhu@yahoo.com.vn - Nữ 29 tuổi:Tôi đặt vòng được 04 năm, nay muốn tháo vòng ra để sinh con, vậy thời gian để có thai lại sau khi tháo vòng là bao giờ? Tôi sanh em bé đầu bình thường khỏe mạnh, vậy tôi có cần phải sàng lọc trước sinh hay không? Hiện tôi ở Đồng Tháp vậy muốn sàng lọc trước sinh thì thực hiện ở địa chỉ nào? Cám ơn

ThS Đặng Văn Nghị:

Việc có thai lại sau khi tháo vòng là tùy thuộc vào vợ chồng bạn quyết định. Còn việc sàng lọc trước sinh là hết sức cần thiết sau khi bạn đã có thai 12 tuần.
Hiện tại bạn đang ở Đồng Tháp thì có đến Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp hoặc liên lạc với bác sĩ Nguyễn Hồng Năm - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp để được tư vấn. Số điện thoại: 0903979234.

Phạm Thị Quỳnh - quynhthao1980@yahoo.com.vn - Nữ 25 tuổi:Cho cháu hỏi cháu đang làm cho 1 công ty sơn dầu có nồng độ chì rất cao. Cho cháu hỏi cháu đang có ý định sinh em bé môi trường làm việc của cháu như vậy có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ? Cháu cũng không phải thường xuyên tiếp xúc với sơn.

TS Lưu Thị Hồng:Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ dị tật bẩm sinh tăng cao hơn ở những phụ nữ thường xuyên làm những công việc tiếp xúc với môi trường có nồng độ chì cao. Nếu bạn có ý định mang thai, bạn có thể đến Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường ở địa chỉ số 1B Phố Y-éc-xanh, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 04.38213491 để xin tư vấn thêm.

PHAN NGỌC CHÂU - chauphanngoc@gmail.com - Nữ 33 tuổi:Tôi mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, tôi rất sợ khi mang thai bệnh sẽ di truyền cho con minh, xin bác sĩ cho biết trước và trong lúc mang thai, tôi cần ăn uống như thế nào để con tôi không mắc bệnh về đường tiêu hóa.

TS Lưu Thị Hồng:Bệnh đại tràng không phải là bệnh di truyền. Trong lúc mang thai bạn cần có chế độ ăn, uốnghợp lý và đầy đủ để tránh bị táo bón. Ngoài ra, bạn cần thăm khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.

Huỳnh Thị Kim Hiếu - kim_hieu216@yahoo.com - Nữ 27 tuổi:Em hiện đang có thai 16 tuần. Vừa rồi đi siêu âm, bác sĩ bảo hai thận thai nhi ứ nước độ nhẹ. Xin hỏi trường hợp đó có nguy hiểm không?

TS Lê Anh Tuấn:Chào bạn! thông tin mà bạn đưa ra chưa đầy đủ nên rất khó để đưa ra lời khuyên chính xác và cụ thể cho bạn. Khi siêu âm phát hiện bể thận giãn trên 6mm có thể một bên hoặc hai bên thì chúng tôi khuyến cáo nên làm lại siêu âm sau 2 tuần để theo dõi sự tiến triển của bệnh. Nếu hai thận tiếp tục giãn (trên 10mm) thì chúng tôi khuyên chọc ối để loại bỏ bệnh lý di truyền, nếu tuổi thai từ 17 đến ngoài 20 tuần. Đây làhội chứngvùng nối có thể mất đi sau đẻ hoặc tồn tại và phát triển thường làm trẻ dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy, bạn cần tiếp tục theo dõi ở những trung tâm chẩn đoán trước sinh để được tư vấn và xử trí.

Nguyễn Thị Hằng - Hoalytrang162@gmail.com - Nữ 28 tuổi:Em muốn tới trung tâm để sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Nhưng không rõ địa chỉ, hàng tháng em vẫn đến nhà hộ sinh Ba Đình để kiểm tra thì được các bác sĩ chuẩn đoán con em khỏe mạnh, như vậy đã đủ để xác định em bé của em khi sinh ra khỏe mạnh chưa? Nếu có thể xin chương trình cho em 1 địa chỉ tin cậy để em đến sàng lọc trước sinh và sơ sinh vì lúc này em đã có thai được 7 tháng 12 ngày. Em xin trân trọng cảm ơn!

ThS Đặng Văn Nghị:

Việc bạn thường xuyên đến nhà hộ sinh Ba Đình để kiểm tra thai nhi là rất tốt. Tuy nhiên, để xác định và loại trừ một số dị tật của thai nhi thì bạn phải đến Trung tâm chẩn đoán trước sinh thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương để được xác định một cách chính xác và có hướng để giải quyết tốt nhất.Bạn có thể liênhệ vớiTiến sĩ Lê Anh Tuấn - Phó Giámđốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương để được tư vấn tốt nhất, số điện thoại: 0903433104

cao thị nguyệt - caonguyet1985@yahoo.com - Nữ 24 tuổi:Em có thai được 24 tuần,những lần khám thai trước bác sĩ bảo thai phát triển bình thường. Nhưng hôm qua em đi khám lai, bác sĩ kết luận thai nhi bị tràn dịch ổ bụng và khuyên em nên đình chỉ thai kỳ. Xin bác sĩ cho em biết em nguyên nhân gay ra tràn dich, và em co nên đình chỉ thai kỳ không. Nếu em muốn giữ thai, thì con em sinh ra sẽ như thế nào.

TS Lê Anh Tuấn:Trong khi có thai thường gặp bệnh lý phù thai do rất nhiều nguyên nhân, thường gây hậu quả trẻ bị chết trong bụng. Trên siêu âm, biểu hiện trẻ bị tràn dịch đa màng: màng bụng, màng phổi, màng tim. Giai đoạn muộn, trẻ bị suy tim và phù ứ nước ở các vùng da toàn thân và đầu. Khi trẻ bị phù thai thường kèm theo phù rau (bánh rau dày trên 60mm) và đa ối. Nếu để muộn mẹ có thể bị tiền sản giật (có thể là nguyên nhân gây hay hậu quả của phù thai) và thai bị chết lưu. Vì vậy, bạn nên đến các trung tâm sản khoa để được chẩn đoán xác định, nếu đúng bị bệnh lý phù thai thì nên đình chỉ thai nghén theo lời khuyên của bác sĩ.

Đặng Thu Hương - huongdu2004@yahoo.com - Nữ 34 tuổi:Xin bác sĩ cho em hỏi: Sàng lọc trước sinh bắt đầu khám từ tuần thai nào? Khám ở đâu, chi phí khám, lịch khám? Xin bác sĩ tư vấn giúp em: Em có 1 cháu rồi, cách đây 6 tháng em có thai lần 2 nhưng bị thai lưu 8 tuần không có tim thai. Em nghe nói nhưng người thai lưu trước đó rồi sẽ khó cho lần sau, em sợ lại bị thai lưu. Xin cảm ơn bác sĩ.

TS Lưu Thị Hồng:

Bạn đã có 1 cháu rồi nên bị một lần thai lưu 8 tuần bạn cũng không nên quá lo lắng. Khi bắt đầu có thai đợt tới, bạn nên đi khám ngay để có thể được tư vấn và có những lời khuyên cũng như có thể có chỉ định điều trị.
Một số xét nghiệm chẩn đoán trước sinh được sử dụng hiện nay như: siêu âm, xétnghiệm máu hoặc chỉ định chọc nước ối... Việc chỉ định thời điểm của mỗi loại xét nghiệm sàng lọc khác nhau, còn tùy thuộc vào giá trị của mỗi kết quả xét nghiệm. Cho nên, bạn cần phải đi khám ngay từ khi phát hiện có thai. Chi phí cho xét nghiệm sàng lọc sẽ tùy thuộc vào số lượng các xét nghiệm sàng lọc bạn được bác sỹ chỉ định làm.

nguyễn phúc quỳnh - nguyenphucquynh - Nam 35 tuổi:Sàng lọc là kỹ thuật cao trong y học, xin hỏi ngoài các tỉnh thành phố lớn thì ở các tỉnh nghèo khác như Lào Cai thì kỹ thuật này có được phát triển và phổ biến?

ThS Đặng Văn Nghị:

Về vấn đề bạn hỏi, tôi xin được trả lời như sau: Lào Cai là tỉnh mà đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên,việc triển khaiđềán phảiđảm bảo có các bác sĩ thuộc Khoa Sản, Bệnh viện tỉnh, huyện được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật về chẩn đoán trước, sơ sinh từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cùng với việc các bệnh viện này được trang bị các phương tiện, máy móc cần thiết để triển khai đề án.

tran thi huong giang - huonggiangsp@gmail.com - Nữ 31 tuổi:Em sinh con gái đầu năm 2005, nhưng không sàng lọc trước khi sinh. Bé sinh ra bị hội chứng Down. Nay em đang mang thai cháu thứ 2 được 10 tuần và dự định sẽ đến trung tâm sàng lọc trước khi sinh, vậy em nên đi vào thời gian nào và ở đâu là tốt nhất?

TS Lê Anh Tuấn:

Theo bác sĩ Phùng Như Toàn, Trưởng Khoa Di truyền Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM), dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền và chuyển hoá trước và sau sinh gây chết thai hoặc được sinh ra sống với những hậu quả nặng nề, tạo nên gánh nặng đối với gia đình và xã hội. Các biện pháp sàng lọc và chẩn đoán các rối loạn nhiễm sắc thể trước sinh mang lợi ích cho thai phụ, gia đình và cộng đồng như cơ hội sinh con khoẻ mạnh nhiều hơn, lựa chọn ngưng thai kỳ khi phát hiện thai nhi bị dị tật bẩm sinh, giảm lo lắng về khả năng sinh con bị dị tật đồng thời giảm chi phí cho gia đình và xã hội cũng như góp phần cải thiện chất lượng dân số.

Hiện nay trên thế giới các nhà y học khuyến cáo nên sàng lọc hội chứng Down cho tất cả phụ nữ mang thai ở tuổi thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày bằng xét nghiệm double test: PAPP-A và Beta hCG tự do và siêu âm đo chiều dày da gáy. Nếu chiều dày da gáy trên 3mm và test sàng lọc dương tính thì nguy cơ thai bất thường cao, cần sinh thiết gai rau và chọc ối để chuẩn đoán xác định. Nếu thực hiện được các xét nghiệm sàng lọc này cho tất cả thai phụ thì có thể loại bỏ được 95% hội chứng Down trong quần thể.
Hội chứng Down là một hội chứng chiếm 30% tỉ lệ các bệnh di truyền trong khi mang thai. Từ trước đến nay chúng ta thường nghĩ hội chứng down thường gặp ở những phụ nữ lớn tuổi (trên 35 tuổi). Tuy nhiên, trong những nghiên cứu gần đây chúng tôi thấy hội chứng Down đã gặp ở mọi lứa tuổi kể cả phụ nữ ở tuổi ngoài 20 và 2/3 số trẻ Down hiện sống là con của những bà mẹ dưới 35 tuổi.
Vì vậy , tôi khuyên bạn nên tới Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương 43 TràngThi, Hà Nội,để được tư vấn và làm sàng lọc hội chứng Down khi thai được 11 tuần. Chúc bạn mạnh khỏe!

Phạm Thị Lĩnh - linh041181@yahoo.com.vn - Nữ 29 tuổi:Em có thai được 3 tháng thì bị cảm. Bác sỹ có kê thuốc Ospamox cho uống, hiện tại đã đỡ. Nhưng em muốn hỏi như thế có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Em muốn kiểm tra về sàng lọc trước sinh và sơ sinh thì kiểm tra ở đâu và cần phải làm những xét nghiệm gì? Em xin chân thành cảm ơn!

ThS Đặng Văn Nghị:

Em yên tâm về việc kê đơn thuốc của bác sĩ cho em đã được cân nhắc do vậy sẽ không có ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì em không nói rõ địa chỉ em sinh sống, tôi không thể tư vấn cụ thể về địa chỉ để em có thể đến sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, có 3 địa chỉ theo vùng miền em có thể liên hệ để được tư vấn:
1. Tại miền Nam: Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ - TPHCM (284 Cống Quỳnh, Quận 1, TPHCM).
2. Tại miền Trung: Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế. (06 Ngô Quyền - Huế. Điện thoại: 054.3822173 - 054.382287)
3. Tại miền Bắc: Bệnh viện Phụ sản Trung ương ( 43 Tràng Thi - Hà Nội. Điện thoại: 04. 39364656)

Nguyễn Ngọc Tuyết Nhung - Nữ 30 tuổi:Tôi đã khám sàng lọc trước sinh chỗ Bác sỹ Cường tại 12 Tôn Thất Thiệp và được yêu cầu làm Tripple Test. Xin hỏi làm như vậy có tác dụng gì ạ?

TS Lê Anh Tuấn:

Rất tiếc câu hỏi của bạn không nói rõ bạn bao nhiêu tuổi và mang thai ở tuổi thai nào nên tôi không có lời khuyên cụ thể cho bạn được.
Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi vẫn khuyến cáo tất cả các thai phụ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao nên làm xét nghiệm triple test ở tuổi thai từ 15 đến 19 tuần 6 ngày để sàng lọc các bệnh lý liên quan tới hội chứng Down, 3 nhiễm sắc thể 18 và các dị tật ống thần kinh.
Các thai phụ có nguy cơ là những thai phụ trên 35 tuổi, có tiền sử đẻ thai bất thường, siêu âm nghi ngờ thai bất thường, tiền sử sốt, sảy thai, thai chết lưu,bố mẹtiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ và sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

Trần Thị Thanh Vy - thienthantinhyeu86us2002@yahoo.com.vn - Nữ 25 tuổi:1/ Cháu hiện nay đang mang thai được 4 tháng. Tháng đầu tiên, khắp người cháu bị mọc phát ban đỏ. Cháu đã đi xét nghiệm Rubella tại BV Bạch Mai và 1 cơ sở xét nghiệm ở Đê Yên Phụ - HN. Cả 2 nơi đều cho KQ cháu không bị Rubella. Cháu không có tiền sử bị di ứng. Vậy mong BS cho cháu biết cháu bị bệnh gì và như thế có ảnh hưởng gì đến em bé của cháu không ạ?

TS Lê Anh Tuấn:Khi có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, nếu bị sốt phát ban thì bạn nên làm xét nghiệm sàng lọc bệnh Rubella vì đây là một trong những bệnh gây hậu quả nghiêm trọng cho thai nhi. Vì trẻ có thể bị điếc, bị mù, dị tật tim và bị rối loạn thần kinh bẩm sinh. Ngoài ra, các bệnh lý sốt phát ban khác không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhất là khi tuổi thai ngoài 3 tháng. Bạn đã làm xét nghiệm ở hai nơi đều xác định không bị mắc rubella nên không quá lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu bạn bị sốt phát ban kéo dài thì cần đi khám trên khoa nội bệnh viện Bạch Mai để chuẩn đoán và điều trị sớm.

Nguyễn Thị Thùy Như - thuynhu80@gmail.com - Nữ 29 tuổi:Cháu rất quan tâm đến vấn đề sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nhưng cháu không biết ở Quảng Ninh có địa chỉ nào có thể làm được việc này? Cháu nghe nói có những "thời điểm vàng" để có thể kiểm tra những bất thường của thai nhi. Vậy các cô chú cho cháu hỏi tính những thời điểm ấy là theo ngày thụ thai hay ngày kinh đầu tiên của kỳ kinh cuối ạ? Cháu mong nhiều tuyến cơ sở có thể làm được sàng lọc trước sinh và sơ sinh để nhiều phụ nữ ở nông thôn,vùng sâu vùng xa có điều kiện thăm khám chứ chỉ ở tuyến tỉnh hoặc Trung ương mới có thì nhiều chị em sẽ không có điều kiện về thời gian và tiền bạc để đi khám. Nhiều phụ nữ ở nông thôn còn phải làm đến lúc đẻ thì làm sao có điều kiện để thực hiện sàng lọc trước sinh nếu tuyến xã, tuyến huyện không có!

ThS Đặng Văn Nghị:

Hiện nay, Quảng Ninh cũng đang triển khai đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Đối với sàng lọc trước sinh thì thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau 12 tuần mang thai.
Đối với sàng lọc sơ sinh thì thời điểm để lấy mẫu máu là trong vòng 72 giờ sau khi sinh.
Hiện nay, chúng tôi đang triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 31 tỉnh, thành trong cả nước (12 tỉnh phía Nam, 12 tỉnh phía Bắc, 7 tỉnh miền Trung). Theo mục tiêu của đề án đến 2010 là 70% số huyện của các tỉnh thuộc đề án triển khai được các hoạt động sàng lọc trước sinh. Sau năm 2010 đề án sẽ được tiếp tục mở rộng địa bàn.

Nguyễn Thu Phương - vu_nguyen_80nd@yahoo.com.vn - Nữ 29 tuổi:Tôi năm nay 29 tuổi. Dự định sinh con vào năm 2011. Tôi mới tháo vòng được 5 tháng. Sinh hoạt vợ chồng hiện tại dùng bao cao su nhưng cảm thấy không được thoải mái và an toàn. Khi tháo vòng tôi có được bác sỹ tư vấn dùng thuốc tránh thai Mevelon. Tôi muốn hỏi sử dụng thuốc có tác dụng phụ gì không? Cách sử dụng? Và sau khi ngừng sử dụng thuốc có cần phải nghỉ ngơi 1 thời gian trước khi mang bầu không?

TS Lưu Thị Hồng:

Việc vợ chồng bạn kế hoạch để có con theo dự định là rất tốt. Sử dụng thuốc tránh thai là một biện pháp tránh thai hiện đại, đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, trước khi sử dụng loại thuốc tránh thai này, bạn cũng đã được thăm khám để loại trừ những chống chỉ định với thuốc và sẽ được hướng dẫn cách sử dụng thuốc cũng như khi bạn muốn ngừng sử dụng.

Nguyễn Thị Biên - Quynhbien2004@yahoo.com - Nữ 28 tuổi:Tôi đang mang thai ở tuần thứ 25, khoảng 1 tháng trở lại đây, tôi thấy ra nhiều khí hư, có mùi hôi, rất khó chịu, tôi muốn đi khám và đặt thuốc thì có ảnh hưởng gì đến em bé hay không?(Trước khi có bầu tôi đã bị viêm âm đạo và đã đi chữa, sau đó khi biết mình có bầu tôi đi khám lại, bác sỹ có cho thuốc uống và thuốc đặt, nhưng tôi đã không dám uống và đặt vì sợ ảnh hưởng.)

TS Lê Anh Tuấn:Khi có thai thường mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung vì giai đoạn này sức đề kháng giảm, khả năng viêm nhiễm cao ở vùng kín, nhất là ở những phụ nữ đã có tiền sử viêm âm đạo -cổ tử cung. Các viêm nhiễm này rất nguy hiểm cho thai nhi vì dễ gây sảy thai hoặc đẻ non. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên điều trị theo thuốc bác sĩ chuyên khoa đã cho và kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

lê Nhật Thanh - thanhtuanhuong77@yahoo.com - Nữ 32 tuổi:Em sinh cháu đầu khoẻ mạnh,thông minh và nay đang học lớp 2, nhưng khi có thai 2 lần sau đó cứ khoảng 12 tuần đi siêu âm BS nói là bị dầy da gáy và phải bỏ. Hai vợ chồng em đều khoẻ mạnh. Em rất hoang mang và không biết nếu có thai lại thì sẽ như thế nào và cần phải khám tổng quát cả hai vợ chồng ở đâu? Rất mong được tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sỹ.

TS Lưu Thị Hồng:

Sàng lọc sơ sinh và can thiệp giảm mất cân bằng giới tính khi sinh
Sàng lọc sơ sinh: Nhiều gia đình chưa nhận thức rõ vấn đề
Triển khai Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh: Nâng cao chất lượng dân số
Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh: Hạn chế trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh
Sàng lọc sơ sinh - Nâng cao chất lượng dân số
Theo tôi, bạn không nên quá hoang mang vì cháu đầu của bạn rất thông minh và khỏe mạnh. Trường hợp của bạn, có thể trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong những tuần đầu, bản thân thai nhi có những đột biến bất thường dẫn đến hiện tượng bị dày da gáy và phải bỏ thai. Nếu bạn còn băn khoăn thì nên đến một số bệnh viện lớn Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, Bệnh viện trường Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) để được tư vấn và có thể làm một số xét nghiệm thăm dò như nhiễm sắc thể của cả hai vợ chồng, yếu tố Rh trong máu... Tuy nhiên, để dự phòng bạn cần chuẩn bị đầy đủ sức khỏe về cả thể chất và tinh thần để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.
Chúc bạn sẽ có thêm một em bé khỏe mạnh và thông minh như cháuđầu.

hoàng thị Đức - duc270983@yahoo.com.vn - Nữ 26 tuổi:Cho Em hỏi : Em có thai 27 tuần tuổi, và hàng tháng có đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ ,từ trước tới nay mọi siêu âm, kết quả xét nghiệm đều bình thường, nhưng sáng nay kết quả siêu âm lại ghi: bất thường ở thai: "vì thai nhi lớn nên hạn chế khảo sát hình thái học ở thai" Câu này Em không hiểu ý như thế nào rất mong bác sỹ giải thích giùm em .

TS Lê Anh Tuấn:Khi thai 27 tuần thì khó phát hiện các bất thường hơn tuổi thai dưới 20 tuần vì thai to, lượng nước ối không nhiều. Ngoài ra chẩnđoántrước sinh còn phụ thuộc vào kỹ thuật và chất lượng máy siêu âm. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên đi khám ở Trung tâm chẩn đóan trước sinh để khám hội chẩn và chẩnđóanxác định xem thai nhi có nguy cơ bất thường không.

triệu thị vân Hương - trtvh@yahoo.com.vn - Nữ 38 tuổi:Tôi đang mang thai tuần 18, các lần đi siêu am thai đều bình thường, tuần 12 siêu âm đo độ dày da gáy là 0.7. Tuần 14 làm xét nghiệm triptest kết quả đều âm tính và chỉ dương tính theo tuổi của mẹ.Đầu tuần tôi có đi siêu âm, thai nhi hoàn toàn bình thường và Bác sỹ có tu van cho tôi nên chọc nước ối, tôi đang rất lo lắng không biết có nên đi chọc không, nếu chọc nước ối có ảnh hưởng gì đến thai nhi và mẹ không, nếu tôi không đi chọc thì có sao không. Rất mong các Bác sỹ giải đáp giúp tôi.

TS Lê Anh Tuấn:

Trước hết tôi thấy bạn đã làm rất đúng các quy trình sàng lọc và chuẩn đóan trước sinh. Tuy nhiên, vì không biết bạn bao nhiêu tuổi nên chưa đủ dữ liệu để khuyên bạn có nên chọc ối hay không. Khi test sàng lọc chỉ dương tính với tuổi, nghĩa là nguy cơ thường gặp ở thai phụtuổi trên 35.
Ở các nước Phương Tây, phụ nữ trên 38 hoặc trên 40 tuổi được khuyến cáo chọc ối 100% để loại trừ các bệnh di truyền. Ở VN, chúng tôi chỉ khuyến cáo chọc ối khi thai nghén có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Vì vậy, nếu bạn chỉ dương tính với tuổi thai thì không nhất thiết phải chọc ối vì tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở những đối tượng này chỉ chiếm dưới 10%. Ngược lại nếu bạn quá lo lắng thì nên chọc ối để loại trừ thai bất thường. Tỷ lệ tai biến chọc ối trên TG khoảng 1-2%, ở bệnh viện phụ sản TW chúng tôi chỉ gặp 0,2% thường là sảy thai, đẻ non, rỉ ối, nhiễm trùng hoặc tụ máu chỗ chọc.

Nguyễn Thị Minh - Nữ 31 tuổi:Tôi có thai được 29 tuần. Khi thai được 4 tuần tôi bị cúm, phải dùng cả kháng sinh (amoxylin).Sau đó 5 tuần (thai được 9 tuần) tôi đi khám thai, BS chuẩn đoán khoảng sáng sau gáy của thai rộng: 2,6mm. Tôi cũng đã đến Trung tâm chuẩn đoán trước sinh của BV phụ sản Trung ương để khám và theo dõi trong vòng 4 tuần (04 lần khám) kết quả vẫn như trên. Tuy nhiên sau khi làm Trible test, kết quả là âm tính. Khi thai được 22 tuần tuổi tôi có đi siêu âm tại phòng khám 56 Hai Bà Trưng - HN, Bác sỹ cũng nói không có vấn đề gì nghiêm trọng. Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy lo lắng, tôi xin Bác sỹ tư vấn cho tôi nên làm gì tiếp theo? Tôi xin trân trọng cảm ơn!

TS Lê Anh Tuấn:Trước hết khi mang thai nếu bạn bị cúm thì không có nghĩa là con bạn sẽ mắc các dị tật bẩm sinh vì dị tật bẩm sinh có thể có tiền sử từ cúm, nhưng cúm không có nghĩa sẽ gây ra dị tật bẩm sinh. Khi bạn làm siêu âm đo chiều dày da gáy, kích thước là 2,6mm thì không đáng lo vì đây là kích thước bình thường (dưới 3mm), ngoài ra bạn đã làm test sàng lọc âm tính nghĩa là thai nhi của bạn có nguy cơ thấp mắc các dị tật bẩm sinh (95% thai bình thường). Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và thai nhi. Chúc bạn khỏe mạnh!

Đặng Thu Hằng - dangthuhang261183@yahoo.com - Nữ 26 tuổi:Tôi đang mang thai ở tuần thứ 28. Ngay từ tháng đầu mang thai, tôi đã uống viên bổ tổng hợp Obimin.Hôm vừa rồi đi khám thai, bác sĩ kê cho tôi uống thêm viên canxi với thành phần canxium (ascalcium carbonate 300mg, vitamin D (as cholecalciferol 100I.U). Tôi có hỏi thêm tư vấn của một số bác sỹ ở số điện thoại 1088 thì được trả lời: obimin chỉ nên dùng ở 3 tháng đầu, thành phần của obimin thiếu Fe và axit folic, nếu uống kèm với canxi có thể dẫn tới thừa canxi. Hiện tại tôi không biết dùng thuốc thế nào cho đúng cả. Rất mong nhận được sự tư vấn của các bác sỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

TS Lê Anh Tuấn:Trước và trong khi có thai, chúng tôi khuyến cáo tất cả các thai phụ nên uống sắt và axitfolic để phòng ngừa các dị tật ống thần kinh và điều trị thiếu máu trong khi mang thai, ngoài ra cần bổ sung các vi chất (obimin, procare...) để phòng ngừa trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu vi chất. Ngoài ra, đối với những thai phụ có dấu hiệu tê bì và bị chuột rút thì cần bổ sung thêm canxi, nhưng chỉ dùng từng đợt tránh lạm dụng và phải uống nhiều nước. Vậy, tôi thấy bạn nên sử dụng sắt và axitfolic và bổ sung vi chất trong thời kỳ mang thai, chỉ uống VitaminD khi có dấu hiệu thiếu. Chúc bạn sinh con khỏe mạnh!

lê thu huyền - lethuhuyen83@gmail.com - Nữ 26 tuổi:Em xin được hỏi thêm TS Lê Anh Tuấn. Như đã nêu ở câu hỏi trước, em dự định T7/2010 sẽ có em bé vậy em nên đến trung tâm chuẩn đoán trước sinh Bệnh viện phụ sản trung ương và thời điểm nào để được xin khám và tư vấn là hợp lý nhất. Ở Trung tâm này có được đăng ký khám bệnh qua điện thoại trước không ạ.Em xin chân thành cảm ơn.

TS Lê Anh Tuấn:Bạn nên đến Trung tâm chẩn đóan trước sinh trước một vài tháng dự định có thai và đến được tất cả các ngày trong tuần. Hiện nay chúng tôi chưa tổ chức khám bệnh qua điện thoại. Nếu bạn muốn đăng ký khám theo hẹn, bạn đến phòng khám 56 Hai Bà Trưng (Phòng khám dịch vụ của bệnh viện), số ĐT đăng ký: 9364656. Bạn có thể đăng ký khám vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7. Tôi thường khám vào chiều thứ 3 hàng tuần.

Nguyễn Mai Dinh - vu_uyen_nhi_2504nd@yahoo.com.vn - Nữ 29 tuổi:Con gái tôi hiện nay được 5 tuổi. Tôi dự định sinh cháu thứ 2. Tôi xin hỏi ở Nam Định có địa chỉ nào đáng tin cậy nhất tư vấn về vấn đề sàng lọc trước sinh và sơ sinh khỏe mạnh?

ThS Đặng Văn Nghị:

Bạn ở Nam Định thì có thể đến Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định hoặc Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh để được tư vấn và thực hiện sàng lọc trước sinh. Việc sàng lọc trước sinh được thực hiện sau khi bạn có thai 12 tuần.
Bạn có thể liên lạc với Bác sĩ Nguyễn Văn Oánh - Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nam Định: 0912 207 998 hoặc bác sĩ Trần Xuân Kiên - Phó Giám đốc Sở Y tế Nam Định: 0912182 927.

Lê Thúy Hằng - hangthuy06@yahoo.com.vn - Nữ 40 tuổi:Tôi năm nay 40 tuổi,tôi bị bệnh bướu cổ 6 năm nay (thử máu kết quả là bình giáp), có một cháu gái 14 tuổi, một cháu trai 5 tuổi (cháu trai bị bệnh bại não từ lúc mới sinh). Nếu bây giờ tôi muốn sinh thêm cháu nữa thì cần phải làm các xét nghiệm gì và liệu khả năng có thể có những dị tật gì không? Xin cám ơn các BS

TS Lưu Thị Hồng:

Tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của gia đình chị. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, chị cũng đã có 2 cháu. Hơn nữa chị đã 40 tuổi rồi nên việc sinh thêm con sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của chị. Phụ nữ cao tuổi thì các nguy cơ dị tật bất thường cho con cũng cao hơn. Chị và gia đình cũng cần phải có thời gian và điều kiện kinh tế để đảm bảo việc chăm sóc cho hai cháu. Đó là điều chị cũng nên cân nhắc để có một quyết định đúng đắn.

hoàng việt cường - Nam 31 tuổi:Thời điểm lấy máu để xét nghiệm trẻ sơ sinh tốt nhất để phát hiện bệnh? Xin cảm ơn bác sỹ.

TS Lưu Thị Hồng:

Thời điểm lấy máu xét nghiệm trẻ sơ sinh phù hợp là sau khi sinh 48 giờ.

Nguyễn Thị Hải Hà - Haihaqh@gmail.com - Nữ 27 tuổi:Chào bác sỹ, tôi năm nay 27 tuổi, đang mang thai em bé đầu tiên. trước đây do tôi bị buồng trứng đa nang, khó thụ thai tự nhiên nên đã dùng biện pháp tinh lọc tinh trùng rồi bơm trực tiếp vào tử cung khi trứng rụng. Trước đó tôi đã phải sử dụng nhiều loại thuốc nội tiết cả tiêm và uống. Đến nay thai đã được 32 tuần, và phát triển bình thường. Vậy xin hỏi bác sỹ việc dùng thuốc nội tiết như vậy có ảnh hưởng gì tới em bé sau này không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn.

TS Lưu Thị Hồng:Bạn đã được sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản để giúp bạn thụ thai, tất cả các loại thuốc đã được các bác sỹ chỉ định trong quá trình tiến hành hỗ trợ và giữ thai sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé, cũng như không gây ra các dị tật bẩm sinh. Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Nguyễn Minh Hằng - hgtran0119@yahoo.com.vn - Nữ 30 tuổi:Siêu âm khi mang thai mấy tháng có thể phát hiện được dị tật ở thai nhi. Có thể phát hiện được di tật loại nào?

TS Lưu Thị Hồng:

Phát hiện dị tật bằng siêu âm có 3 thời điểm:
- Thứ nhất là 11 đến 13 tuần.
- Thứ hai là 21 đến 23 tuần.
- Thứ 3 là 28 đến 32 tuần.
Khi siêu âm, có thể phát hiện được các dị tật về cấu trúc của cơ thể thai nhi (như thai vô sọ, mất bàn tay, sứt môi, hở vòm...), hoặc có một số dấu hiệu nghi ngờ trên siêu âm về bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể thì sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.

Nguyễn thị Duyên - thaiduongminh@ymail.com - Nữ 34 tuổi:Tôi đang mang thai lần thứ 2, được 15 tuần, tuần thứ 4 thì phát hiện thành phải eo tử cung có nhân xơ dưới thanh mạc d=656x65. Ngày mai tôi được bác sỹ chỉ định thử triple test ở BV sản Trung ương. Xin hỏi BS u xơ co ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Khi sinh thì xử lý u xơ hay không? và có sinh thường hay phải mổ. Cám ơn BS.

TS Lê Anh Tuấn:U xơ tử cung trên phụ nữ có thai không có chống chỉ định làm triple test, vì vậy bạn có thể làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh mà không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên khi sinh nếu khối u xơ to lên làm cản trở đường ra của thai nhi thì phải mổ lấy thai và kết hợp bóc nhân xơ nếu thuận lợi. Nếu đẻ tự nhiên, thì đề phòng chảy máu sau đẻ vì khối u cản trở sự co hồi của tử cung.

Lê Thị Thu Hằng - thuhang512@yahoo.com - Nữ 31 tuổi:Em năm nay 31 tuổi,chưa có con lần nào,đang chuẩn bị làm IVF lần 2 tại BVPSTW, em đã làm lần 1 nhung không được, em xin đựoc hỏi TS Lê Anh Tuấn, phương pháp IVF có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh trong quá trình thai kỳ hay sau khi sinh trẻ em được sinh ra hay không, và thuốc dùng trong quá trình để làm IVF có ảnh hưởng gì đến buồng trứng và có khả năng gây ung thư buồng trứng cho em sau này không?

TS Lê Anh Tuấn:Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có tỷ lệ thành công từ 20-40% phụ thuộc vào tuổi thai phụ và các tiền sử sản khoa. Từ trước đến nay bệnh viện chúng tôi đã đón trên 1000 trẻ sơ sinh ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh trong nhóm làm thụ tinh ống nghiệm và nhóm có thai tự nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên, tỷ lệ chửa ngoài tử cung ở nhóm làm IVF có xu thế cao hơn trong nhóm mang thai tự nhiên, chiếm từ 3-5%. Ngoài ra không có nguy cơ nào cho buồng trứng và sức khỏe của bạn nhất là ung thư buồng trứng. Chúng tôi chỉ khuyên thời điểm làm các lầnIVF nên cách nhau 6 tháng.

nguyễn thi hoa - Nữ 38 tuổi:Tôi sinh lần đầu một cháu trai bị bệnh Down đến nay cháu đã 16 tuổi. Tôi muốn sinh lần 2 và hỏi bác sĩ nếu sinh lần 2 có bị như lần trước không và phải khám ở đâu? Xin cảm ơn bác sĩ.

ThS Đặng Văn Nghị:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi không thể khẳng định được việc cháu thứ hai của bạn có thể bị bệnh Down hay không. Để có thể khẳng định được chính xác, bạn nên đến Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để được xác định cụ thể.
Vì bạn không nói rõ nơi bạn đang sinh sống nên tôi không thể tư vấn địa chỉ cụ thể cho bạn. Nếu bạn ở miền Bắc, bạn có thể liên hệ với Trung tâm Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương để được tư vấn và biết địa chỉ thực hiện việc sàng lọc trước sinh. Số điện thoại bạn có thể liên lạc là: 04.9344656 hoặc 0903433104 (bác sĩ Lê Anh Tuấn).

Nguyễn Thị Nga - Nữ 33 tuổi:Chị tôi đang mang bầu lần 2, dự kiến tuần sau sinh. Nhưng lần đầu sinh mổ không ra máu báo, xin hỏi bác sĩ là trước khi sinh không ra máu báo, nước ối ra ít không biết thì còn triệu chứng nào để biết nữa không?

TS Lưu Thị Hồng:

Thực ra, theo mô tả của bạn tôi chưa biết chị của bạn chỉ định mổ đẻ vì sao.
Về chuyên môn có các dấu hiệu như sau:
- Đau bụng (cơn co tử cung)
- Xóa mở cổ tử cung
- Thành lập đầu ối.
- Ra nhầy hồng.
Tuy nhiên, đối với các bạn thì khi thấy các dấu hiệu như đau bụng thành cơn, khoảng 2 đến 3 cơn/10 phút; ra nhầy hồng. Một số trường hợp các bạn thấy ra nước ở "cửa mình" do ối vỡ hoặc rỉ ối thì các bạn cần đi khám ngay. Có những trường hợp chưa đau bụng, không ra nhầy hồng mà thấy ra nước ối chúng tôi gọi là ối vỡ non (khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ) thì cũng cần phải đi viện ngay.

Đặng Thu Hằng - dangthuhang261183@yahoo.com - Nữ 26 tuổi:Tôi có thai được 28 tuần. Tôi được các y tá phường tư vấn tiêm vitamin K trước khi sinh 10 ngày. Xin hỏi, có cần thiết phải tiêm vitamin K trước khi sinh hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

TS Lưu Thị Hồng:Hiện nay, chúng tôi chỉ có chương trình tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh nên bạn cần hỏi lại lịch tiêm chủng cho phụ nữ có thai.

Nguyễn Thị Nhanh - trankhanhngan@ymail.com - Nữ 28 tuổi:Xin Bác Sĩ cho em hỏi hai vợ chồng em cưới gần 2 năm chưa có em bé. Em đã đi khám ở bệnh viện từ dũ kết quả là em bị buồng trứng đa nang. Chồng em ít tin trùng bác sĩ nói không cần chửa trị buồng trứng đa nang mà phải lọc rửa bom tinh trùng vào tử cung, nhưng em nghe nói làm cách này nhiều tiền lắm phải không? Cho em hỏi là khoản bao nhiêu tiền, và để sinh trên 2 con có phải không? Vậy có thể lọc bỏ bớt chỉ để sinh 1 con thôi có được không ạ? Cho em hỏi thêm nếu em không thụ tinh theo cách này (vì không đủ tiền) thì em có thể có con được không? Em xin chân thành cảm ơn

TS Lê Anh Tuấn:Nếu bạn bị hội chứng buồng trứng đa nang và tinh trùng chồng bạn ít thì nên đến bệnh viện để điều trị vô sinh (kích thích rụng trứng) và làm thủ thuật thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng lọc rửa vào buồng tử cung (IUI). Chi phí cho dịch vụ này khoảng từ 2triệu đến 2.5triệu đồng cho một chu kỳ. Nếu điều trị 3 chu kỳ không có kết quả, tôi khuyên bạn nên mổ nội soi, kiểm tra hai buồng trứng và vòi trứng. Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân bị bệnh lý tương tự như bạn được điều trị ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có con. Chúc bạn có con khỏe mạnh!

bùi thị thu thuỷ - thuthuy1183@yahoo.com - Nữ 27 tuổi:Cho cháu hỏi cháu bị suy tuyến giáp sau khi mổ bướu cổ cách đây 5 năm hiện vẫn đang uống thuốc giờ cháu có em bé lần đầu tiên vậy có ảnh hưởng gì tới em bé sau này hay không và làm thế nào để biết em bé luôn khoẻ mạnh trong bụng mẹ?

TS Lưu Thị Hồng:

Theo như lời của bạn, tôi không biết lần mang thai này bạn đã được sự tư vấn và đồng ý của bác sỹ nội tiết đang điều trị cho bạn hay chưa.
Khi có thai, việc điều trị bằng thuốc gì, uống thuốc như thế nào đều yêu cầu phải có chỉ định của bác sỹ và bạn phải tuân theo chỉ định đó. Trường hợp của bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sỹ đang điều trị cho bạn để biết thêm thông tin. Còn để biết em bé có khỏe mạnh hay không cách tốt nhất là bạn nên đi khám thai định kỳ.

nguyen hien - Nữ 30 tuổi:Sàng lọc trước khi sinh thực hiện ở nam hay nữ? Làm ở đâu? Xin hỏi bác sĩ sàng lọc trước khi sinh có sàng lọc được giới tính không? Chi phí là bao nhiêu?

ThS Đặng Văn Nghị:

Việc sàng lọc trước sinh được thực hiện ở những thai phụ (phụ nữ có thai), không thực hiện ở nam giới.Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được tiến hành tại các khoa Sản của các bệnh viện thuộc đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh.Hiện nay, miễn phí cho tất cả các thai phụ khi thực hiện việc sàng lọc trước sinh.
Để tránh mất cân bằng giới tính khi sinh, Pháp lệnh Dân số quy định các bác sĩ không được sử dụng các phương tiện, xét nghiệm... để xácđịnh giới tính thai nhi phục vụ cho việc sinh con theo ý muốn.

Nguyễn Kim Oanh - Nữ 34 tuổi:Anh trai tôi đã truyền hoá chất điều trị ung thư từ tháng 12/2007. Nay chị dâu tôi đã có mang được 15 tuần 2 ngày. Các kết quả siêu âm 4 chiều tuần 12 và tuần 15 đều cho thấy thai nhi phát triển bình thường. Tôi muốn biết cần phải làm thêm các xét nghiệm gì và ở đâu để có thể biết xem việc truyền hoá chất của anh trai tôi có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Tôi xin cảm ơn.

TS Lưu Thị Hồng:Gia đình bạn đã có lịch theo dõi, thăm khám thai nhi rất khoa học, vì thế, bạn nên duy trì thăm khám định kì và sẽ được tư vấn về sức khỏe của thai nhi và bà mẹ theo từng thời kỳ, nếu phát hiện ra bất thường, các bác sỹ sẽ tư vấn và chỉ định thích hợp.

Phan Ha Anh - camtucau163@yahoo.com.vn - Nữ 26 tuổi:Tôi 26 tuổi, thai được hơn 38 tuần dự kiến sinh 27/10/2009. Gần đây khí hư tôi ra nhiều, không có mùi hôi (nhưng khoảng tháng thứ 6 tôi bị nấm và có đặt thuốc Canesten theo chỉ dẫn của bác sĩ) vậy tôi có nên đặt thuốc âm đạo trong thời gian này để khi sinh không ảnh hưởng gì đến em bé không?

TS Lưu Thị Hồng:

Khi ra khí hư bất thường thì bạn phải đi khám để các bác sỹ cho các xét nghiệm xem bạn bị viêm nhiễm do nguyên nhân gì để có thuốc điều trị phù hợp. Nếu trong thời điểm mang thai mà bị viêm âm đạo không được điều trị có thể sẽ dẫn đến xảy thai hoặc đẻ non.
Việc điều trị đặt thuốc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé sau khi sinh.

Phương Anh - mth-hoadt@vnn.vn - Nữ 30 tuổi:Chào bác sĩ Tuấn. Nhân tiện gặp chú ở đây, cháu xin cảm ơn chú rất nhiều vì nhờ chú mà cháu mới có con gái hôm nay. Hồi cháu mang bầu được khoảng 7 tuần, túi ối bị méo, đi khám nhiều nơi họ nói là thai đã bị lưu và khuyên bỏ thai. Nhưng nhờ tìm đến chú, điều trị khoảng 20 ngày và kết quả là con cháu giờ đã được 2 tuổi rồi. Hôm nay cháu xin hỏi chú một câu ạ. Hiện cháu đang sử dụng thuốc tránh thai Mercilon được khoảng 1 năm rồi. Nhưng 4 tháng gần đây, khi bắt đầu vỉ thuốc mới được khoảng 4 viên là cháu lại có hiện tượng hành kinh tuy ko nhiều như bình thường nhưng lại bị lặp lại mấy tháng rồi nên cháu cũng lo. Đặc biệt là vỉ thuốc của tháng này, cháu mới uống hôm qua 1 viên là hôm nay lại có hiện tượng đấy luôn. Vậy có phải là do cháu không hợp thuốc và nếu cứ uống thuốc tránh thai thì có ảnh hưởng tới lần mang thai sau không ạ? Cám ơn chú rất nhiều và chúc chú mạnh khoẻ.

TS Lê Anh Tuấn:

Trước hết cảm ơn cháu đã dành cho chú những lời tốt đẹp. Thành công của cháu làm cho chú thấy yêu nghề hơn và trách nhiệm nặng nề hơn đối với người bệnh.
Về câu hỏi của cháu, chú xin trả lời như sau: Thuốc uống tránh thai viên kết hợp hiện nay là một phương pháp tránh thai hiện đại được sử dụng khá phổ biến nhất là ở những phụ nữ thành phố, tuy nhiên đối với phụ nữ VN thì không nên dùng liên tụctrong thời gian dàimà cầnnghỉthuốc sau 6 tháng một lần, trong thời gian nghỉ thuốc nênáp dụng các biện pháp tránh thai khác.Trong quá trình dùng thuốc phải khám định kỳ phụ khoa để phát hiện sớm những khối u tác động của thuốc nội tiết để dừng thuốc khi có bất thường.Khi dùng thuốc tránh thai,có thể có hiện tượng ra máu giữa chu kỳ nhưng thường ít và không ảnh hưởng đến khả năng tránh thai và sức khỏe.
Cháu đã dùng thuốc trên 1 năm mà không có các đợt nghỉ như vậy không tốt cho sức khỏe, gần đây cháu lại xuất hiện ra máu bất thường trong mấy tháng liền như vậy là điều bất thường. Vì vậy, cháu nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

trần thu an - tienhuonglinha@yahoo.com - Nữ 36 tuổi:chồng tôi bị K giáp, cứ 6 tháng lại phải uống thuốc phóng xạ. Vậy chúng tôi có thể có con được không? Có vào thời gian nào là thích hợp và an toàn cho thai nhi. Chất phóng xạ đó ảnh hưởng gì tới con cái không? Con sinh ra có bị di truyền không? Xin cảm ơn.

TS Lê Anh Tuấn:Nếu chồng bạn bị K giáp đã dùng thuốc phóng xạ thì không nên có con vì khả năng có con hạn chế và có thể có những nguy cơ bất thường cho con, phụ thuộc vào loại thuốc và thời gian sử dụng. Nếu bạn có ý định có con phải gửi tinh trùng vào ngân hàng trước khi quyết định dùng thuuốc phóng xạ. Vậy tôi khuyên bạn nên tập trung chăm sóc chồng. Nếu sau thời gian dừng thuốc một vài năm mà sức khỏe chồng bạn cho phép thì đến Trung tâm chuẩn đóan trước sinh, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nên có thai hay không.

Tạ Thị Minh Hà - ha.ttmh@gmail.com - Nữ 33 tuổi:Tôi đang dự định có thêm bé nữa vào năm tới, tôi cũng đã đi chích ngừa Vaxcin Viêm gan B, Rubella, cúm thường. Tôi xin hỏi sau khi chích ngừa bao nhiêu lâu thì tôi được có bầu và có phải xét nghiệm lại nồng độ các vaccine hay không?

TS Lưu Thị Hồng:

Tiêm phòng các loại vaccine trước khi có thai là việc làm nên làm. Tốt nhất là nên có thai sau khi tiêm phòng 3 tháng và không cần thiết phải làm xét nghiệm nồng độ vaccine.

Lê Thuy - Nữ 32 tuổi:Mang thai mấy tháng thì có thể phát hiện thai nhi bị bệnh DOWN (đao)? Dựa vào đâu mà kỹ thuật viên siêu âm phát hiện thai nhi bị bệnh down?

ThS Đặng Văn Nghị:

Về câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau: Việc phát hiện bệnh Down ở thai nhi thì phải tiến hành xét nghiệm sinh hóa kết hợp với siêu âm đo độ dầy da gáy sàng lọc hội chứng Down trong 3 tháng đầu.
Hoặc xét nghiệm sinh hóa kết hợp với siêu âm chẩn đoán hình thái thai nhi trong 3 tháng giữa.

Nguyen Thi My Loc - gladiolus0710@yahoo.com - Nữ 24 tuổi:Thưa Bác sĩ, hiện tại cháu mang thai được 4 tháng, trên người cháu bị nỗi những đốm vảy trắng rất ngứa. Cháu đi khám da liễu thì Bác sĩ bảo bị chàm cho thuốc bôi nhưng không hết. Cháu bị ngứa đã hơn 2 tháng rồi và được tư vấn tắm lá cây và vôi ăn trầu nhưng cũng giảm bớt chứ không hết hẳn. Cháu xin hỏi Bác sĩ có cách nào chỉ cháu chữa khỏi bệnh này không?

TS Lưu Thị Hồng:Theo tôi, một số phụ nữ khi mang thai sẽ có một số những biến đổi trong cơ thể, có những trường hợp mẩn ngứa. Bạn đi khám chuyên khoada liễu là rất đúng. Tuy nhiên, một trong những điều quan trọng là bạn nên giữ cho những nốt mẩn ngứa không bị nhiễm trùng. Hiện tượng này thường sẽ mất sau khi sinh. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Nguyễn Minh Hằng - hgtran0119@yahoo.com.vn - Nữ 30 tuổi:Sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được bao nhiêu bệnh ở trẻ. Có thể chữa trị được các bệnh đó không?

TS Lưu Thị Hồng:Trên thế giới hiện nay sàng lọc sơ sinh có thể phát hiện được trên 50 bệnh. Ở Việt Nam, trong khuôn khổ Đề án "Sàng lọc trước sinh và sơ sinh" có 2 bệnh là: Thiếu men G6PD và Suy giáp trạng bẩm sinh đang được triển khai ở một số tỉnh thành. Việc phát hiện sớm các bệnh bẩm sinh này đã giúp điều trị sớm để mang lại cho các em bé sơ sinh cuộc sống như những trẻ bình thường khác.

trần thị hồng phượng - ptranthihong@yahoo.com.vn - Nữ 32 tuổi:Những người phụ nữ nào thì sinh con dễ bị mắc hội chứng Down nhất? Xin bác sĩ giải đáp.

TS Lưu Thị Hồng:Những phụ nữ trên 35 tuổi thường có tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Down cao hơn, càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao. Hoặc những người trong gia đình có người bị Down hoặc tiền sử sinh con lần trước bị Down cũng có nguy cơ cao.

Trong suốt 2,5 tiếng đồng hồ diễn ra giao lưu trực tuyến, các khách mời đã cố gắng trả lời kịp thời rất nhiều các câu hỏi của bạn đọc gửi đến. Hiện cuộc giao lưu đã kết thúc, các câu hỏi còn lại chúng tôi xin hẹn trả lời độc giả trong lần giao lưu sau.

Trân trọng!

Ban Biên tập
kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Nhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

Top