Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo sư tâm lý: Trẻ có 2 đặc điểm này dễ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ cần chú ý

Thứ sáu, 09:39 10/03/2023 | Nuôi dạy con

Theo giáo sư Lý Mai Cẩn, trẻ có 2 đặc điểm này dễ trở thành mục tiêu bắt nạt của bạn bè. Bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn tới các con.

Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối của xã hội và là nỗi lo của tất thảy các bậc phụ huynh và nhà trường. Những hậu quả mà vấn nạn này gây ra đối với trẻ bị bắt nạt là không hề nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức về vấn đề này để có cách xử lý và phòng tránh con bị bạn bè hay chính người thân trong gia đình bắt nạt.

Bàn về vấn đề này, giáo sư Lý Mai Cẩn - chuyên gia về tâm lý học tội phạm tại Đại học Công an Trung Quốc cho biết tính cách của một đứa trẻ cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ trở thành đối tượng mà những kẻ thích bắt nạt nhắm đến.

Giáo sư tâm lý: Trẻ có 2 đặc điểm này dễ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ cần chú ý - Ảnh 1.

Theo đó, khi là khách mời trong chương trình "Let's Talk", Giáo sư Lý đã có những chia sẻ thẳng thắn: “Những đứa trẻ rụt rè và yếu đuối rất dễ bị bạn cùng lớp bắt nạt.”

Trên thực tế, những đứa trẻ sống nội tâm, thiếu tự tin, hay lo lắng thường hay bị bắt nạt hơn những đứa trẻ hướng ngoại và quyết đoán. Hầu hết những kẻ bắt nạt muốn cảm thấy mình mạnh mẽ, vì vậy họ thường chọn những đứa trẻ yếu hơn vì dễ thao túng.

Do đó, với những đứa trẻ có tính cánh như trên, bố mẹ cần phải trang bị cho con em của mình những hành trang vững chắc để bảo vệ con. Dưới đây là 3 gợi ý của giáo sư Lý Mai Cẩn:

1. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất để nâng cao vóc dáng và học cách tự vệ

Giáo sư Lý Mai Cẩn đã chỉ ra cách để trẻ không bị bắt nạt và học cách tự bảo vệ chính mình. Đó là cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể lực, vóc dáng. Giáo sư cho rằng trẻ dù là con trai hay con gái, cha mẹ đều có thể cho trẻ tham gia một số hoạt động thể chất như chạy bộ, kickboxing,...Điều này không chỉ giúp tăng cường thể chất cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn mà còn có thể rèn luyện sức mạnh nội lực trong trẻ. Từ đó những kẻ bắt nạt không dám đến gần trẻ.

"Trẻ em phải vận động thể chất, có thể thao thì mới có sức mạnh bùng nổ, có sức mạnh bùng nổ thì sẽ không dễ bị bắt nạt. Những đứa trẻ không bao giờ vận động, thể chất yếu ớt sẽ dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt nhất", giáo sư Lý Mai Cẩn chia sẻ.

2. Dặn trẻ kết bạn nhiều hơn

Giáo sư tâm lý: Trẻ có 2 đặc điểm này dễ bị bắt nạt ở trường, cha mẹ cần chú ý - Ảnh 2.


Không chỉ những những đứa trẻ nhút nhát, những đứa trẻ bị cô lập thường là mục tiêu của những kẻ bắt nạt. Một khảo sát đối với 208 người từng bị bắt nạt cho thấy 72% trong số họ đã thoát khỏi sự bắt nạt trong vòng hai năm. Lý do là họ có thêm nhiều bạn mới.

Việc kết bạn không chỉ giúp trẻ có thêm bạn bè mà còn có thể hỗ trợ trẻ trong những trường hợp cần thiết như khi bị bắt nạt. Thông thường, kẻ bắt nạt sẽ ỷ mạnh để bắt nạt kẻ yếu hơn, tuy nhiên nếu trẻ có thêm bạn bè, đối phương sẽ có thể từ bỏ ý định đó.

3. Dạy trẻ cách nói "không" và phản kháng

Trong cuộc sống, có những trường hợp chúng ta phải biết nói không và cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết điều đó. Từ bé, trẻ nhỏ thường được dạy phải biết vâng lời mà hiếm được dạy về cách để từ chối người khác. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ ngại khước từ hoặc không thể từ chối những đòi hỏi từ người khác đối với mình. Đối với những đứa trẻ yếu ớt, dễ bị tổn thương thì điều này dễ khiến trẻ bị đối xử bất công hơn trong cuộc sống.

Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ trong hoàn cảnh nào thì nên từ chối yêu cầu của đối phương. Khi trẻ gặp phải điều gì không thích, hay vô lý tự tin bày tỏ sự từ chối. Từ đó, trẻ sẽ học được cách thể hiện rõ lập trường của bản thân. Những đứa trẻ học được điều này ít khi bị người khác bắt nạt. Thậm chí ngay cả khi trẻ bị bắt nạt, chúng vẫn biết cách thể hiện khí thế, lòng dũng cảm và kiên quyết chống trả để đối phương biết rằng mình không dễ bị bắt nạt. Có như vậy mới tránh được việc bị bắt nạt xảy ra thường xuyên.

Việc cha mẹ dạy trẻ nói không và học cách phản kháng không phải là dạy trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề mà là dạy trẻ học cách tự bảo vệ mình.

Trẻ hay bị bắt nạt đều xuất thân từ 2 kiểu gia đình, cha mẹ nên lưu ýTrẻ hay bị bắt nạt đều xuất thân từ 2 kiểu gia đình, cha mẹ nên lưu ý

Nếu sống trong 2 kiểu gia đình này, trẻ sẽ có những tính cách khiến trẻ dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con gái nhỏ tiết kiệm tiền tiêu vặt một năm làm một điều khiến mẹ xúc động đến tận tâm can

Con gái nhỏ tiết kiệm tiền tiêu vặt một năm làm một điều khiến mẹ xúc động đến tận tâm can

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

GĐXH - Hành động ngọt ngào của bé gái đã lay động nhiều trái tim.

Tại sao không nên kiểm soát sự riêng tư của con?

Tại sao không nên kiểm soát sự riêng tư của con?

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng việc kiểm soát con cái chính là một cách bảo vệ và yêu thương con của mình, thế nhưng chính việc tham dự thái quá vào đời sống của con lại ngăn ngừa sự phát triển và đôi khi làm xa cách tình cảm gia đình.

Cách để cha mẹ không phải nặng lời mà con vẫn ngoan

Cách để cha mẹ không phải nặng lời mà con vẫn ngoan

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Nếu cha mẹ cứ mãi lớn tiếng trách mắng trẻ vì những lỗi sai thì sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển tính cách và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Phát hiện con yêu sớm, cha mẹ nên làm gì?

Phát hiện con yêu sớm, cha mẹ nên làm gì?

Gia đình - 6 ngày trước

GĐXH - Mắng mỏ, cấm đoán, thậm chí dùng những biện pháp mạnh để cắt đứt tình yêu học trò của con là cách nhiều cha mẹ thường làm. Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý, cách xử lý này không mang lại hiệu quả mà càng chỉ khiến con “lún sâu” trong tình yêu.

3 biểu hiện cho thấy người ấy không nghiêm túc với mối quan hệ, bạn phải xác định rõ ràng nếu muốn tiến xa

3 biểu hiện cho thấy người ấy không nghiêm túc với mối quan hệ, bạn phải xác định rõ ràng nếu muốn tiến xa

Nuôi dạy con - 6 ngày trước

Đôi khi một mối quan hệ không thể có tương lai được thể hiện ở một số điều mà có thể bạn bỏ qua.

Nếu thường xuyên được bố mẹ đưa đến 4 địa điểm này, EQ của con sẽ tăng vùn vụt: Ra xã hội ăn nói khôn khéo, ai cũng quý

Nếu thường xuyên được bố mẹ đưa đến 4 địa điểm này, EQ của con sẽ tăng vùn vụt: Ra xã hội ăn nói khôn khéo, ai cũng quý

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

EQ (Trí tuệ cảm xúc) đóng vai trò lớn đối với sự thành công của trẻ trong tương lai.

Giao việc bếp núc cho 2 con, mẹ nhàn nhã thưởng trà và cái kết bất ngờ

Giao việc bếp núc cho 2 con, mẹ nhàn nhã thưởng trà và cái kết bất ngờ

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Sau mỗi lần nấu ăn, các bé sẽ tự đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm hơn.

Không đòn roi, cha mẹ vẫn "trị" được khi con nói "con không muốn làm bài tập"

Không đòn roi, cha mẹ vẫn "trị" được khi con nói "con không muốn làm bài tập"

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Khi trẻ lười biếng việc học hành, bực dọc, quát tháo hay sử dụng vũ lực là điều bố mẹ không nên làm. Hãy thấu hiểu cho trẻ và áp dụng các chiêu sau để con ngoan ngoãn nghe lời.

Trẻ nghiện phim hoạt hình: Chẳng cần cấm cản hay đánh mắng, cha mẹ làm theo cách này mới hữu ích gấp bội

Trẻ nghiện phim hoạt hình: Chẳng cần cấm cản hay đánh mắng, cha mẹ làm theo cách này mới hữu ích gấp bội

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Mặc dù ý thức được việc trẻ nghiện xem phim hoạt hình là xấu, nhưng hầu hết các bậc phụ huynh vẫn không có cách nào ngăn con tìm đến thứ tiêu khiển này.

Top