Giáo viên mách nước giúp học sinh làm bài môn Ngữ văn vào lớp 10 đạt điểm cao
Bài thi Ngữ văn theo chương trình Giáo dục Phổ thông mới (2018) không chỉ đánh giá kiến thức mà còn chú trọng đến kỹ năng trình bày và tư duy mạch lạc của học sinh. Để đạt được được điểm cao, thí sinh cần lưu ý một số điểm mấu chốt.

Cô Thủy Anh (giữa) và học sinh của mình. Ảnh: NVCC
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay là năm đầu tiên học sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sở GD&ĐT Hà Nội đã có điều chỉnh với đề thi Ngữ văn.
Cô Nguyễn Thị Thủy Anh, ThS Ngữ văn cho rằng, để bứt tốc vào giai đoạn này, các em cần lưu ý một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần nắm chắc cấu trúc mới của đề thi 120 phút để từ đó lưu ý vùng kiến thức và kỹ năng trọng tâm.
Đề thi có cấu trúc như sau:
Năng lực Đọc | Phần I. Đọc hiểu văn bản (4,0 điểm) - Văn bản văn học: + Truyện + Thơ + Kịch, kí - Văn bản nghị luận - Văn bản thông tin Lưu ý: Trọng tâm là Thơ và Truyện hiện đại. | 5 câu theo các mức độ: - 2 câu nhận biết - 2 câu thông hiểu - 1 câu vận dụng (trong đó có 1 câu tiếng Việt thường là câu thông hiểu) |
Năng lực Viết | Phần II. Phần viết (6,0 điểm) - Nghị luận văn học - Nghị luận xã hội | 2 câu - Viết đoạn nghị luận văn học: 200 chữ - Viết bài nghị luận xã hội: 400 chữ |
Những năm trước, yêu cầu giới hạn ở phần viết thường được tính bằng câu nhưng năm nay, lại được tính bằng chữ.
Vì vậy, cô Nguyễn Thị Thủy Anh lưu ý thí sinh:
Đề nêu giới hạn viết đoạn văn “khoảng 200 chữ”, bài văn “khoảng 400 chữ” tức là có thể viết trên, dưới số lượng chữ quy định. Tuy nhiên, không nên viết dưới yêu cầu giới hạn vì sẽ khiến phần viết có cảm giác sơ sài. Nếu vượt giới hạn thì không nên quá dài vì sẽ bị trừ điểm, thêm nữa quá say sưa vào với 1 câu có thể ảnh hưởng tới câu khác do thiếu thời gian.
Theo kinh nghiệm, nếu quá giới hạn, đoạn văn chỉ nên gần một trang và bài văn khoảng 1,5 trang giấy thi.
Ngoài ra, cô Thủy Ảnh lưu ý, học sinh khi viết đoạn nghị luận văn học cần hết sức cẩn trọng điều này để tránh viết lan man vượt quá dung lượng cho phép trong khi ý chính của bài lại chưa kịp đề cập đến.
Từ giờ đến trước lúc thi, con có thể mua giấy thi làm thử 1 đề trên giấy để ước lượng lại dung lượng, bố cục các phần, qua đó điều chỉnh cho phù hợp.
Ngữ liệu sử dụng trong đề thi sẽ là ngữ liệu hoàn toàn mới, không nằm trong bất cứ sách giáo khoa nào
Vì vậy, để làm bài tốt, học sinh cần:
Nắm chắc phạm vi kiến thức, dạng bài thường xuất hiện trong đề thi.
Công thức hóa các dạng bài: Quy câu hỏi về các dạng bài, mỗi phần có các dạng bài nào, học thuộc công thức riêng cho từng dạng. Cụ thể:
Với phần Đọc hiểu
Có 5 câu hỏi nhỏ, trong đó có 1 câu 0,5 điểm và 3 câu 1,0 điểm. Các kiến thức cần nắm vững cho phần này như thể thơ, ngôi kể, các biện pháp tu từ… (dành 30 phút)
Với các câu nhận biết (thể thơ, ngôi kể…) trả lời trực tiếp bằng 1 câu văn.
Với câu thông hiểu cần phải trả lời thật ngắn gọn bằng gạch đầu dòng từng ý.
Các câu hỏi nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh; các câu hỏi lý giải Thế nào? Là gì? Tại sao?... phải chỉ ra tác dụng về hình thức (giúp diễn đạt sinh động, gợi hình, gợi cảm, góp phần tạo ra nhịp điệu, …) lẫn nội dung (nhấn mạnh… diễn tả… điều gì? bộc lộ tình cảm/ cảm xúc gì?), rồi mở rộng đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Nếu đề hỏi về chủ đề của văn bản thì chỉ ghi ngắn gọn bằng 1 – 2 câu. Còn nếu hỏi về nội dung văn bản thì diễn đạt dài hơn.
Câu hỏi liên hệ cuộc sống, học sinh dễ mất điểm vì trả lời quanh co và quên mất yêu cầu chính của đề. Vì thế, học sinh cần đọc kỹ đề, gạch chân từ khóa trọng tâm. Ví dụ “Học sinh cần làm gì để thể hiện tình yêu đất nước” thì từ khóa sẽ là “cần làm gì” nghĩa là phải chỉ ra các hành động, việc làm cụ thể.
Với phần Viết
Để tiết kiệm thời gian, học sinh nên gạch chân các từ khóa, các điểm cần lưu ý trong ngữ liệu, trong đề bài và gạch đầu dòng mạch ý của đoạn văn, bài văn ngay trên đề thi.
Học sinh nên công thức hóa câu mở đoạn/mở bài, câu kết đoạn/kết bài cho các dạng, các câu chuyển ý và học thuộc để khi thi không tốn thời gian cho phần này.
Với đoạn nghị luận văn học (dành 30 phút):
Ý lớn thường nêu ngay trong đề, học sinh nêu ý chính này ở câu mở đầu.
Mở đoạn: Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm, ý lớn mà đề bài yêu cầu phân tích.
Thân đoạn: Chỉ nhằm làm rõ ý đã nêu ở mở đầu đoạn, không mở rộng ra các ý khác (luôn lồng ghép 1,2 nghệ thuật tiêu biểu và ghi lại dẫn chứng).
Kết đoạn, học sinh cần khái quát nghệ thuật (hình thức ngôn ngữ, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, với thơ là thể thơ, giọng thơ, ngôn ngữ thơ,…; với truyện là tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, kể chuyện độc đáo, …),
Khái quát về nội dung, thông điệp, khẳng định sức sống của tác phẩm.
Với bài nghị luận xã hội (dành 60 phút), học sinh cần nắm vững các dạng bài, viết súc tích, mỗi đoạn một ý.
Ghi nhớ một số câu nói, tấm gương có thể làm dẫn chứng cho nhiều chủ đề.
Khi viết dẫn chứng tấm gương chỉ nêu là ai?, ở đâu?, tóm tắt việc làm tiêu biểu, thêm 1 câu bình luận đánh giá của bản thân.
Chú ý dạng bài mới: Đề xuất giải pháp
"Một điều nữa là khi viết, các em cần chú ý viết câu đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ ngay cả khi gạch đầu dòng; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt; trình bày chỉn chu, ngay hàng thẳng lối; chữ viết rõ ràng, dễ đọc"- cô Nguyễn Thị Thủy Anh lưu ý thêm.

Đại học Sư phạm Hà Nội chốt công thức quy đổi điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 8 giờ trướcĐại học Sư phạm Hà Nội sử dụng phương pháp bách phân vị làm công thức quy đổi điểm xét tuyển các phương thức năm nay.

Ngành học 'hot' tăng học phí gấp đôi năm trước khiến nhiều phụ huynh và thí sinh 'chao đảo'
Giáo dục - 9 giờ trướcGĐXH - Trước thềm kỳ tuyển sinh đại học 2025, hàng loạt trường đào tạo khối ngành Báo chí – Truyền thông đã công bố mức học phí mới, trong đó có trường chạm mốc hơn 62 triệu đồng/năm. Từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Ngoại giao đến các trường thuộc Đại học Quốc gia, mức học phí đang khiến không ít phụ huynh “chóng mặt” khi lên kế hoạch tài chính cho con bước vào giảng đường.

Học ngành Kế toán có lo bị AI thay thế trong tương lai?
Giáo dục - 16 giờ trướcTrí tuệ nhân tạo (AI) dần chiếm lĩnh thị trường lao động khiến nhiều bạn trẻ lo ngại thất nghiệp khi lựa chọn theo học ngành Kế toán.

Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Âu năm 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcHọc sinh Việt Nam dự kỳ thi Olympic Vật lý châu Âu (EuPhO) năm 2025 xuất sắc giành được 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.

Bảng lương giáo viên các cấp mới nhất hiện nay trước khi có sự thay đổi trong thời gian tới
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, bảng lương của giáo viên được áp dụng theo mức tăng lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng. Dưới đây là bảng lương giáo viên các cấp đang được hưởng.

Danh sách các trường đại học xét học bạ ngành Sư phạm 2025 mới nhất
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Dưới đây danh sách các trường đại học xét học bạ THPT ngành Sư phạm năm 2025, học sinh, phụ huynh tham khảo.

Nhiều thí sinh 2K7 vỗ tay 'rần rần' vì được quyền chọn tổ hợp xét tuyển linh hoạt ở trường đại học này
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố phương án tuyển sinh cho năm 2025, với tổng cộng 5.550 chỉ tiêu, tăng khoảng 400 chỉ tiêu so với năm trước. Trong đó, chương trình đại trà chiếm 3.605 chỉ tiêu, còn chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh chiếm 1.380 chỉ tiêu.

Thêm một trường đại học top đầu công bố học phí cao kỷ lục, có ngành chạm ngưỡng 150 triệu đồng/năm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Năm học 2025 – 2026, nhiều trường đại học đào tạo khối ngành Xây dựng đã công bố mức học phí mới với sự chênh lệch đáng kể giữa các chương trình đào tạo. Trong đó, học phí dao động từ khoảng 18,5 triệu đến 150 triệu đồng/năm, tùy thuộc vào từng ngành học và loại hình đào tạo như chương trình chuẩn, chất lượng cao, đào tạo quốc tế.

Điểm chuẩn lớp 10 chuyên Ngoại ngữ cao nhất 34,7 điểm
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ năm nay lấy điểm chuẩn từ 30,01-34,7/50, cao nhất ở lớp tiếng Anh.

Một lớp ở Hà Tĩnh có 34 học sinh đỗ trường chuyên, có em là thủ khoa đầu vào
Giáo dục - 2 ngày trướcTrong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm nay, lớp 9A1 (Trường THCS Lê Văn Thiêm) gây ấn tượng mạnh khi có tới 34 học sinh trúng tuyển vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, trong đó nhiều em đạt điểm cao đầu vào.

Thêm một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội công bố học phí lên tới 56 triệu đồng/năm khiến hàng triệu phụ huynh ‘chóng mặt’ trước mùa thi 2025
Giáo dụcGĐXH - Từ năm 2025, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sẽ đón nhận mức học phí tăng cao chưa từng có. Trong đó, chương trình chất lượng cao lên đến gần 56 triệu đồng/năm.