Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giáo viên tìm đường hợp thức hóa dạy thêm khi Thông tư 29 có hiệu lực

Thứ sáu, 14:26 14/02/2025 | Giáo dục

Khi Thông tư 29 có hiệu lực vào 14/2, nhiều giáo viên gấp rút hoàn tất các thủ tục để tiếp tục dạy thêm để đàng hoàng hoạt động, tránh vi phạm quy định mới.

Từ 14/2, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, với một trong những điểm mới là yêu cầu các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường dạy thêm có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh. Để tránh vi phạm quy định này, nhiều giáo viên đã gấp rút hoàn tất các thủ tục cần thiết.

Nhiều giáo viên gấp rút đăng ký kinh doanh để dạy thêm

Chiều 13/2, thầy Anh Phạm (Bắc Ninh) đã thực hiện thủ tục mở trung tâm dạy thêm. Từng có hơn 10 năm công tác tại trường công, sau đó xin ra khỏi biên chế và trở thành giáo viên tự do, anh Phạm quyết định đăng ký mở trung tâm, để "đàng hoàng làm nghề".

"Hóa ra thủ tục rất đơn giản: đến phòng hành chính công, cung cấp số căn cước công dân, mã số thuế cá nhân, khai thêm một vài thông tin nữa, chỉ trong 15 phút là xong, tốn 50.000 đồng lệ phí, một tuần sau sẽ được trả kết quả. Cơ sở của mình sẽ cần bổ sung một số điều kiện, chẳng hạn như bình cứu hỏa, bảng niêm yết môn học rồi giá cả....", anh Phạm chia sẻ với VietNamNet trưa 14/2.

Cô Duyên, giáo viên Toán tại một trường THPT ở ngoại thành Hà Nội, cho biết đã nhờ người thân đăng ký kinh doanh hộ cá thể với mã ngành 8559 liên quan đến giáo dục. Sau đó, cô ký hợp đồng làm thuê và có thể tiếp tục dạy thêm. Ngoài ra, để không vi phạm quy định cấm dạy thêm học sinh lớp mình đang dạy chính khóa, cô xin hoán đổi lớp dạy trong trường với đồng nghiệp.

Cô Thu, giáo viên Toán tại Khánh Hòa, dù đã nghỉ hưu nhưng cũng gấp rút đăng ký kinh doanh để hợp pháp hóa việc dạy thêm. Mấy năm nay, cô duy trì hai nhóm lớp dạy tại nhà, mỗi nhóm 10 học sinh, học phí 250.000 đồng/tháng mỗi em nên có thu nhập thêm khoảng 5 triệu đồng ngoài khoản lương hưu 9 triệu.

Cô Thu cho biết, khi đến Văn phòng một cửa của UBND huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) để đăng ký kinh doanh dạy thêm với hình thức hộ kinh doanh gia đình, cô được hướng dẫn thực hiện hồ sơ rất nhanh chóng.

Anh Toàn, giáo viên dạy các môn khối A ở TP Buôn Ma Thuột cho biết, đã nhờ một người nhà vợ đứng tên đăng ký mở trung tâm dạy thêm các môn Toán, Lý và anh chỉ dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình.

"Học sinh của tôi đều được chọn lọc kỹ càng nên tôi thu học phí cao và khá lo khoản bị đánh thuế. Cơ sở tôi nhờ người đăng ký phải công khai dạy học sinh nào và thu học phí bao nhiêu", anh Toàn cho hay.

Giáo viên tìm đường hợp thức hóa dạy thêm khi Thông tư 29 có hiệu lực - Ảnh 1.

Hàng chục người chờ nộp hồ sơ đăng ký dạy thêm tại bộ phận 1 cửa thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột vào chiều 13/2. Ảnh: Hải Dương

Một cán bộ tại bộ phận một cửa thuộc UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết, trong ngày 13/2, đơn vị này đã tiếp nhận hơn 50 hồ sơ, trong đó hơn 90% là đăng ký hộ kinh doanh về lĩnh vực giáo dục.

Tối 13/2, thông tin với VietNamNet, ông Nguyễn Đình Dương, Phó phòng Tài chính - Kế hoạch TP Buôn Ma Thuột cho biết, từ tháng 12/2024 đến nay, đơn vị đã cấp phép cho hơn 300 giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với ngành nghề giáo dục.

Theo ông Dương, số hồ sơ đơn vị này đã tiếp nhận và đang trong thời hạn xử lý là gần 100 bộ, hầu hết thuộc lĩnh vực giáo dục. Đối với những cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh, đơn vị cho ký cam kết thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

"Nhiều người đến đăng ký hộ kinh doanh về lĩnh vực dạy thêm, học thêm nhưng chưa nắm rõ quy định của pháp luật vì cứ tưởng có giấy đăng ký kinh doanh là về tổ chức dạy thêm, học thêm được ngay. Khi họ đến chúng tôi hướng dẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục khác nếu không sẽ bị xử lý rất nặng", ông Dương nói.

Những trường hợp tìm cách "né" luật

Chị Trúc (Hoài Đức, Hà Nội), có con học lớp 11, cho biết các giáo viên dạy thêm của con chị đã tìm cách hợp thức hóa hoạt động giảng dạy ngoài trường. Thầy dạy Vật lý dạy livestream trong nhóm kín trên mạng xã hội, còn cô giáo Tiếng Anh chuyển sang dạy tại một trung tâm ngoại ngữ thay vì tại nhà riêng như trước đây.

Theo chị, học thêm, nhất là ôn luyện chuẩn bị thi vào đại học như con chị là nhu cầu rất chính đáng và cấp thiết. Bản thân chị bỏ nhiều công sức tìm hiểu thông tin mới chọn được thầy cô giỏi, tâm huyết, và thậm chí phải năn nỉ, đợi chờ con mới được xếp lớp. Vì thế, chị đồng tình ngay với các phương án thầy cô chọn để duy trì lớp học.

Cũng như giáo viên dạy Tiếng Anh cho con chị Trúc, hiện không ít giáo viên trường công lựa chọn hợp tác với các trung tâm đã đăng ký kinh doanh để tiếp tục dạy thêm.

Cô Thanh, giáo viên tại Hà Nội cho biết, trước nay, cô nhận hỗ trợ một vài học sinh lớp 1 vào ngày thứ 7, vừa kèm học vừa cho ăn nghỉ tại nhà mình với mức thu 180.000 đồng/ngày.

Khi Thông tư 29 với quy định không được dạy thêm văn hóa cho học sinh tiểu học cũng như giáo viên trường công không dạy thêm bên ngoài với học sinh lớp mình dạy chính khóa, cô tính dừng nhận học sinh tại nhà. Dù vậy, phụ huynh vẫn gửi gắm, cô quyết định cộng tác với một trung tâm ngoại ngữ cách nhà gần 2km. Vì phải mất chi phí cho trung tâm, cô bắt buộc nâng mức thu lên 230.000 đồng/ngày.

Giáo viên tìm đường hợp thức hóa dạy thêm khi Thông tư 29 có hiệu lực - Ảnh 2.

Theo quy định mới, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Ảnh minh họa: Thạch Thảo

Một thầy giáo có trung tâm bổ trợ kiến thức tại Hà Đông cho biết, gần đây, thầy nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ giáo viên mong muốn hợp tác hoặc nhờ tư vấn cách hợp thức hóa việc dạy thêm. “Với những giáo viên giảng dạy các bộ môn đúng phạm vi Trung tâm được cấp phép, chúng tôi sẵn sàng ký hợp đồng hợp tác. Tuy nhiên, nếu không phù hợp, chúng tôi buộc phải từ chối để tránh vi phạm quy định. Với giáo viên tự do, tôi khuyên thầy cô nên đăng ký kinh doanh để yên tâm đi dạy lâu dài”, thầy giáo này chia sẻ.

Giáo viên cân nhắc mô hình dạy thêm hợp lý

Trước nhu cầu hợp thức hóa hoạt động dạy thêm, nhiều dịch vụ hỗ trợ đăng ký kinh doanh cho giáo viên đã xuất hiện. Một trung tâm tư vấn tại Hà Nội quảng cáo có thể làm giấy phép kinh doanh toàn quốc với giá 1 triệu đồng mỗi hồ sơ. Dịch vụ bao gồm xử lý mã số thuế cá nhân, đăng ký ngành nghề phù hợp, thậm chí hỗ trợ đăng ký hộ kinh doanh với tên người khác đứng tên cho giáo viên trường công.

Đơn vị này cho biết, từ sau Tết, họ liên tục nhận được cuộc gọi từ giáo viên tìm hiểu về thủ tục đăng ký dạy thêm, nhiều nhất là giáo viên trường công do lo ngại vi phạm quy định sẽ gặp rủi ro lớn.

Luật sư Nguyễn Đắc Thực - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 29 thì "Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường".

Như vậy, giáo viên thuộc các trường công lập có thể đăng ký tham gia dạy thêm tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp. Tuy nhiên, khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Theo ông Thực, các thầy cô nếu tiếp tục dạy thêm nên thực hiện đúng Thông tư 29 hoặc chờ hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền về việc dạy thêm, học thêm để tránh việc dạy thêm trái quy định của pháp luật.

Giáo viên tìm đường hợp thức hóa dạy thêm khi Thông tư 29 có hiệu lực - Ảnh 3.

* Tên một số thầy cô trong bài đã được thay đổi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Danh sách 20 trường quân đội nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ năm 2025

Danh sách 20 trường quân đội nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ năm 2025

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Năm nay nhiều trường quân đội sẽ tuyển sinh theo ba phương thức, bỏ phương thức xét học bạ so với năm ngoái. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Đăng ký dự thi lớp 10 ở Hà Nội, 6 lưu ý tăng cơ hội đỗ

Đăng ký dự thi lớp 10 ở Hà Nội, 6 lưu ý tăng cơ hội đỗ

Giáo dục - 15 giờ trước

Ngày 18/4, các trường tại Hà Nội sẽ thu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026, thí sinh cần lưu ý một số điều khi đăng ký nguyện vọng để tăng cơ hội đỗ.

Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm tuyển 105 học sinh khoá đầu tiên

Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm tuyển 105 học sinh khoá đầu tiên

Giáo dục - 19 giờ trước

Trường THCS Năng khiếu Đại học Sư phạm (thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội) công bố chỉ tiêu và các phương thức tuyển sinh khoá đầu tiên, năm học 2025-2026.

Nữ giáo viên Đồng Tháp được Bộ trưởng GD-ĐT tặng bằng khen vì truyền cảm hứng

Nữ giáo viên Đồng Tháp được Bộ trưởng GD-ĐT tặng bằng khen vì truyền cảm hứng

Giáo dục - 1 ngày trước

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm (giáo viên Trường THPT Thiên Hộ Dương, tỉnh Đồng Tháp) vừa được nhận bằng khen của Bộ trưởng GD-ĐT vì nỗ lực vượt khó, truyền cảm hứng tích cực trong ngành giáo dục.

Loạt trường đại học top đầu tuyển sinh ngành bán dẫn 2025

Loạt trường đại học top đầu tuyển sinh ngành bán dẫn 2025

Giáo dục - 1 ngày trước

Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, năm 2025 nhiều trường đại học top đầu Hà Nội thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo cử nhân/kỹ sư ngành bán dẫn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo chương trình học bổng tiếng Anh giả mạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo chương trình học bổng tiếng Anh giả mạo

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra cảnh báo về việc giả mạo thông báo của Bộ về chương trình học bổng tiếng Anh.

Ra mắt chương trình tích hợp AI & STEM đầu tiên dành cho học sinh tại Hà Nội

Ra mắt chương trình tích hợp AI & STEM đầu tiên dành cho học sinh tại Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Sự kiện không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trong đổi mới giáo dục, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ: Giáo dục phải đi trước để mở đường cho tương lai.

Giáo viên dạy thêm trong kỳ nghỉ hè bắt buộc công khai thông tin

Giáo viên dạy thêm trong kỳ nghỉ hè bắt buộc công khai thông tin

Giáo dục - 2 ngày trước

Còn hơn một tháng nữa, học sinh trên cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ hè và vấn đề dạy thêm trong khoảng thời gian này được nhiều phụ huynh quan tâm.

Cẩm nang cho thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Cẩm nang cho thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được ví như “vòng chuyển mình lớn đầu tiên” trong hành trình học tập của mỗi học sinh. Để vượt qua áp lực và tự tin chinh phục cánh cửa vào THPT, sĩ tử không chỉ cần kiến thức mà còn phải trang bị chiến lược học tập, tinh thần vững vàng và sự chuẩn bị kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhất. Bài viết dưới đây sẽ là “cẩm nang bỏ túi” giúp các thí sinh chủ động hơn trong những ngày nước rút.

Tin vui cho thí sinh muốn vào Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025

Tin vui cho thí sinh muốn vào Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã ra thông báo chỉ tiêu tuyển sinh (tuyển mới) năm 2025. Dưới đây là thông tin cụ thể.

Top