Hà Nội: Phố đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh trong tương lai có gì đặc biệt?
GĐXH - Quận Ba Đình sẽ triển khai tuyến phố kinh doanh - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô của quận Ba Đình, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 10/2024.
Mới đây, ngày 5/6, lãnh đạo UBND quận Ba Đình thông tin, khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận sẽ bắt đầu hoạt động trước ngày 10/10/2024 với những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường thời Lê.
Trước đó, ngày 8/5/2024, UBND quận Ba Đình có quyết định số 1173/QĐ-UBND phê duyệt dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị để thực hiện đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ – đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận.

Hồ Ngọc Khánh sẽ được cải tạo lai thành khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ.
Theo đó, khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận thuộc nhóm C loại công trình hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Ba Đình.
Mục tiêu dự án góp phần tăng cường năng lực tiêu thoát nước mưa, đảm bảo mỹ quan đô thị và góp phần hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, tạo thêm tuyến phố gắn với các dịch vụ khác phục vụ người dân, thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh doanh khu vực phát triển, tạo cảnh quan văn minh và không gian vui chơi,… Nâng cao chất lượng cuộc sống.



Quận Ba Đình sẽ lát hè đá Granit tự nhiên lòng đường vỉa hè đường dạo trên đồng phẳng tạo thuận lợi kinh doanh dịch vụ, đi bộ, vui chơi giải trí. Trồng bổ sung cây xanh đảm bảo mật độ 5m/cây, bó bồn cây bằng đá tự nhiên, xây dựng ghế ngồi bằng nhựa giả gỗ ngoài trời hoặc đá tự nhiên, bổ sung dải cây xanh, vật kiến trúc trang trí.
Quận Ba Đình sẽ lát hè đá Granit tự nhiên lòng đường vỉa hè đường dạo trên đồng phẳng tạo thuận lợi kinh doanh dịch vụ, đi bộ, vui chơi giải trí. Trồng bổ sung cây xanh đảm bảo mật độ 5m/cây, bó bồn cây bằng đá tự nhiên, xây dựng ghế ngồi bằng nhựa giả gỗ ngoài trời hoặc đá tự nhiên, bổ sung dải cây xanh, vật kiến trúc trang trí. Lắp đặt trang thiết bị đô thị như ghế ngồi, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, lắp đặt đèn chiếu sáng đường dạo và cổng chào phố đi bộ.
Đáng chú ý, khi triển khai dự án sẽ phục dựng lại biểu tượng của trường Giảng Võ (Giảng Võ trường) xưa kia. Khu vực này là nơi tập luyện quân sự của triều đại Lý, Trần. Qua kết quả khảo cổ khi cải tạo hồ Ngọc Khánh những năm 80, thu giữ được nhiều hiện vật vũ khí cổ được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Hiện một số điểm ven hồ Ngọc Khánh có nhiều điểm trở thành quán trà đá.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Giảng Võ trường là địa điểm quan trọng ở Thăng Long xưa. Đây là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến. Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi các sự kiện: Năm 1010, nhà Lý cho lập điện Giảng Võ; năm 1070, lập Xạ đình. Tháng 8/1253, Trần Thái Tông lập Giảng Võ trường làm nơi học tập của các tướng lĩnh.
Từ đầu thời Lê, khu vực phía Tây Thăng Long (bao gồm khu vực Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh) đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn lập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại khu vực này.

Nhiều hạng mục vỉa hè đang xuống cấp.
Năm 1481, Lê Thánh Tông xây dựng điện Giảng Võ với quy mô lớn ở đây. Mùa đông tháng 10, "Đào hồ Hải Trì. Hồ này quanh co đến 100 dặm. Giữa hồ có điện Thúy Ngọc, bên hồ xây điện Giảng Võ để tập luyện điểm duyệt binh mã". Và như vậy, đến lúc này, toàn bộ các hoạt động đào tạo luyện tập và thao diễn quân sự được quy lại, nói một cách khác là di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... đều nằm trọn trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ.
Từ những năm 1960, việc nghiên cứu khu di tích trường Giảng Võ đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ học. Bắt đầu từ những phát hiện lẻ tẻ hiện vật vũ khí tại trường Trung cấp Giao thông Cầu Giấy (nay là trường Đại học Giao thông Vận tải) và đặc biệt là những phát hiện khảo cổ học ở hồ Ngọc Khánh (Ba Đình - Hà Nội) năm 1983 với bộ sưu tập vũ khí bằng kim loại phong phú bậc nhất của thời trung đại cho phép xác định khu vực này là trường Giảng Võ thời Lê.

Ghi nhận của phóng viên một số đoạn vỉa hè ven hồ Ngọc Khánh đang bị chiếm dụng làm nơi để xe.
Theo kết quả khảo cổ, có 501 hiện vật, chủ yếu là vũ khí sắt đã được thu thập và xử lý, hiện được bảo quản tại Bảo tàng Hà Nội. Trong đó có Bạch khí (những loại vũ khí vận hành bằng cơ bắp người) (83%). Vũ khí đánh gần và tùy thân: Giáo, mũi trường, câu liêm giáo, đinh ba, qua, kiếm. Vũ khí đánh xa: Lao, đầu mũi tên, móc câu chùm (móc vất). Vũ khi phòng ngự: Chông cắm, chông rắc (củ âu). Hỏa khí (những vũ khí vận hành bằng thuốc súng (17%): Súng lệnh; đạn đá và các loại khác (phác vật vũ khí, các loại đinh sắt, xỉ sắt…). Năm 2015, có 24 hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Theo các chuyên gia, đây là một bộ sưu tập vũ khí bằng sắt phong phú nhất, đa dạng và tập trung nhất, chưa từng phát hiện của nước ta từ xưa đến nay; là bộ sưu tập vũ khí lớn thứ hai, sau sưu tập vũ khí Đông Sơn bằng đồng thuộc thời kỳ các Vua Hùng. Nó có giá trị khoa học rất lớn, làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về truyền thống giữ nước, về nghệ thuật và kỹ thuật quân sự của nước ta thời Lê (thế kỷ XV-XVIII).

Người dân xung quanh hằng ngày ra ngồi hóng gió, ngắm cảnh.
Ngày nay, qua những biến đổi, tác động của đời sống đô thị, khu vực hồ Ngọc Khánh đã trở nên khá sầm uất với những cửa hàng, hàng quán phong phú. Nhằm phát huy nguồn lực sẵn có, được sự chấp thuận của UBND Thành phố, quận Ba Đình đã xây dựng phương án, tổ chức một không gian đi bộ xung quanh hồ. Cùng với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa này, công tác cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, kiến trúc đô thị được quan tâm đến những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường xa xưa,...
Theo ghi nhận của phóng viên, xung quanh khu vực hồ Ngọc Khánh có khá nhiều cây xanh cho bóng mát nên thu hút người dân tập thể dục, ngồi ngắm cảnh, hóng gió. Phần vỉa hè được thiết kế rộng rãi nên nhiều người dân thường lui tới đi dạo. Đã từ lâu, phố quanh hồ Ngọc Khánh đã là điểm đến quen thuộc của nhiều người.
Hồ Ngọc Khánh sát với đường Nguyễn Chí Thanh hiện có một hàng hoa vàng rực góc trời. Xung quanh được bày trí nhiều ghế đá, phục vụ cho các hoạt động của người dân, hằng ngày đông đảo người dân tụ tập ở hồ Ngọc Khánh.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Video: Hiện trạng dự án mở rộng đường Âu Cơ ở Hà Nội

Từ 1/5 tới, du khách Việt Nam bắt buộc phải thực hiện điều này để được nhập cảnh vào Thái Lan
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT), từ 1/5, du khách quốc tế bao gồm cả du khách Việt Nam, phải khai báo theo mẫu bằng hình thức trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến để được nhập cảnh Thái Lan.

Miền Bắc hứng mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương
Xã hội - 13 giờ trướcDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 ở Nam Định có gì đặc biệt?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Lễ hội Phủ Dầy, ở xã Kim Thái, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc đang thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về dâng lễ, cầu tài lộc.

Hà Nội: Công nhân gấp rút thi công, 'khoác áo' mới cho công viên Cầu Giấy
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí cũng như sinh hoạt công cộng của người dân, công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đang được gấp rút thi công, cải tạo nhiều hạng mục để sớm thay "áo mới".

Những trường hợp này sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là những trường hợp cụ thể sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu (passport) năm 2025.

TP. Huế: Tìm kiếm người nghi nhảy cầu để lại tờ giấy 'cảm thấy áp lực với cuộc sống'
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Nghi vấn có người nhảy cầu, người dân thông báo cho cơ quan chức năng để xác minh, tiến hành tìm kiếm. Tại hiện trường có một tờ giấy với nội dung "cảm thấy áp lực với cuộc sống".

Ngược đời: Lòng đường cho người đi bộ, vỉa hè thành nơi đỗ xe
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi đỗ xe và kinh doanh buôn bán vẫn tiếp diễn, khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hà Nội tháng 3 rợp sắc hoa
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Tháng 3, Hà Nội rộn ràng trong bữa tiệc màu sắc của muôn loài hoa, từ màu vàng tươi của hoa phong linh, màu đỏ rực của hoa gạo, cho đến màu hồng phớt dịu dàng của hoa ban, màu trắng tinh khôi của hoa sưa... Tất cả hòa quyện và tô điểm cho phố phường những ngày giao mùa.

Top con giáp gặp hung hóa cát, hưng phát mọi bề năm 2025
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Năm 2025, những con giáp này làm việc gì cũng thuận lợi, gặp nguy cũng hóa an, chuyển bại thành thắng, vận may trong công việc lẫn tình cảm tăng lên vùn vụt.

Người dân nô nức check-in 'Hàm Cá Mập' ngay giữa dòng xe
Đời sống - 22 giờ trướcGĐXH - Không ngại xe cộ đông đúc, người dân đổ xô về trung tâm Bờ Hồ để chụp ảnh lưu niệm khi có thông tin tòa nhà 'Hàm Cá Mập' sẽ được tháo dỡ trước 30/04.

Tháng sinh Âm lịch của những đứa trẻ thông minh lanh lợi, phúc lộc dồi dào
Đời sốngGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 3 tháng Âm lịch này lớn lên dễ thành đạt, cuộc đời tràn đầy phúc lành.