Hai nữ sinh lớp 12 lý giải hội chứng sợ học
Từ nỗi sợ bản thân từng trải qua, Tâm và Nhã đã nghiên cứu sâu về chứng Sophophobia (sợ học) để chỉ ra nguyên nhân.
"Tiếng chuông là báo hiệu đến một giờ học, giờ tiếp thu kiến thức mới mẻ và thú vị. Nhưng với nhiều học sinh, tiếng chuông đó báo động sắp phải đối mặt với nguy cơ nào đó", Lê Huỳnh Mai Tâm và Lê Thanh Nhã mở đầu bài thuyết trình về Sophophobia - hội chứng sợ học, tại vòng thi chung khảo "Tri thức trẻ vì giáo dục" diễn ra chiều 9/11. Hai em khẳng định không còn sợ khi nghe tiếng chuông vào lớp nữa sau một năm nghiên cứu hội chứng này.

Là học sinh lớp 12 trường THPT Trần Khai Nguyên (TP HCM), cả Tâm và Nhã từng có cảm giác sợ học, nhất là thời gian đầu cấp 3. Hỏi thăm các bạn, thấy nhiều người giống mình, hai em bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân. Thấy chứng sợ học có tên và cơ sở khoa học, cả hai quyết định kết hợp nghiên cứu sâu và tìm kiếm giải pháp để giúp việc học trở nên nhẹ nhàng hơn.
Khảo sát hơn 1.040 học sinh của 11 trường THPT trên địa bàn TP HCM, Tâm và Nhã giật mình trước tỷ lệ 65% cho biết có gặp phải chứng Sophophobia nhưng tới 67% hoàn toàn chưa biết tới hội chứng này. Trong số người sợ học, 21% là học sinh học lực giỏi, 37% học lực khá.
Điều này phản ánh hai thực tế. Thứ nhất, học sinh THPT chưa có sự quan tâm đúng mức tới vấn đề này. Thứ hai, không phải chỉ học sinh yếu kém mới sợ học. "Kết quả khảo sát đã thôi thúc chúng em làm sâu đề tài nghiên cứu khoa học về Sophophobia nhằm đem đến cho mọi người hiểu biết nhất định", Tâm chia sẻ.
Nguyên nhân và hậu quả của chứng sợ học
Từ quá trình tìm hiểu và khảo sát, Tâm và Nhã chỉ ra một số nguyên nhân khiến học sinh sợ học, trong đó mất động lực chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến áp lực điểm số và nghĩ rằng bản thân không có khả năng học môn nào đó do luyện tập nhiều mà không thấy tiến triển hay từ bé đã bị nói là không thể học tốt.
Sợ học cũng có thể xuất hiện khi học sinh bị ảnh hưởng bởi lời nhận xét của người khác; khi có quá nhiều áp lực, tự đặt quá nhiều kỳ vọng vào thành tích, sợ thất bại, sợ thua kém bạn bè.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khách quan dẫn đến sợ học như ám ảnh hay sang chấn tâm lý từ bé vì bị trách mắng, phạt khi học kém, hoặc có những ký ức không đẹp với thứ gắn liền với môn học trong quá khứ; hay do áp lực từ nhà trường, giáo viên.
"Chương trình học ngày càng nặng, học sinh chúng em phải học cả ngày ở trường rồi học thêm và đến khi về nhà rồi lại phải hoàn thành bài tập. Học chiếm quá nhiều thời gian. Nhưng nếu chỉ học ở trường, chúng em khó đáp ứng được lượng kiến thức cho các bài kiểm tra hay thi cử, đặc biệt ở kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp kiến thức cả lớp 11 và 12", Nhã nói và cho rằng đó là ví dụ cho nguyên nhân khách quan khiến học sinh sợ học.

Bìa cuốn Cẩm nang Sophophobia do Tâm và Nhã thực hiện. Ảnh: Dương Tâm
Theo nghiên cứu của Tâm và Nhã, có bốn biểu hiện phổ biến ở một học sinh mắc chứng này. Thứ nhất là luôn né tránh khi có người nhắc đến môn học, hay lảng tránh việc học bài môn đó. Thứ hai là não bộ tê liệt hay luôn "biến mất" khi đến tiết học, nguyên nhân là khi căng thẳng máu dồn về tứ chi dẫn đến hiện tượng "cháy não". Thứ ba là có những biểu hiện tiêu cực như sợ hãi, khó thở, đổ mồ hôi tay. Và cuối cùng là run rẩy, thậm chí sợ cả giáo viên môn học đó.
Khi mắc hội chứng này, học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực. Nó gây chán ăn, đau đầu, khó thở và nhiều ảnh hưởng khác về thể chất. Sophophobia khiến học sinh bị stress nặng nề, gây bất lợi cho việc tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của học sinh. Sophophobia cũng khiến học sinh có nhiều hành vi tiêu cực như nói xấu giáo viên, bỏ học...
Phát hành cẩm nang nhận diện chứng sợ học
Tâm và Nhã cho rằng cả giáo viên, phụ huynh và học sinh cần có sự tìm hiểu kỹ càng về hội chứng Sophophobia, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp giúp học sinh chuyển biến tích cực trong việc học. Từ những nguyên nhân cụ thể, mọi người có thể đưa ra phương pháp cải thiện.
Hai em đã tự lên ý tưởng nội dung và thiết kế ra cuốn Cẩm nang Sophophobia dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Cuốn cẩm nang chỉ rõ định nghĩa Sophophobia, biểu hiện, một số mẹo nhỏ để vượt qua nỗi sợ và cả trắc nghiệm tính cách nhằm giúp người đọc tự tìm phương pháp riêng cho bản thân.
Tâm cho biết cuốn cẩm nang được các em tự thực hiện từ thiết kế hình vẽ đến nội dung. Các em đã nhờ chuyên viên tâm lý của trường và giảng viên ngành Tâm lý học của Đại học Sư phạm TP HCM thẩm định, góp ý. "Chúng em đã cho nhiều bạn tiếp cận với cuốn cẩm nang này và tất cả đều để lại phản hồi rất tích cực. Nhiều chuyên viên tâm lý của các trường đã xin chúng em cuốn cẩm nang để phổ biến về hội chứng Sophophobia cho học sinh", Tâm thông tin.

Ngoài cuốn cẩm nang, Tâm và Nhã còn lập ra câu lạc bộ và fanpage SOPHO Trần Khai Nguyên và sắp tới là website nhằm phổ biến kiến thức về hội chứng sợ học nhằm kết nối những nhà tâm lý học, giáo viên, phụ huynh và học sinh để cùng nhau giải quyết vấn đề.
Cứ hai tuần một lần, Tâm và Nhã lại tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộ nhằm chia sẻ kiến thức sâu hơn về hội chứng Sophophobia, tạo diễn đàn học tập cho học sinh. Đến nay, đã có hàng nghìn học sinh THPT tiếp cận với kiến thức do Tâm và Nhã cung cấp.
Là ban giám khảo của chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, đánh giá cao đề tài nghiên cứu của Tâm và Nhã vì sợ học là vấn đề phổ biến ở học sinh nhưng không phải ai cũng hiểu và chia sẻ được. Giám khảo chương trình hy vọng hai em tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, hoàn thiện cuốn cẩm nang hơn nữa để có thể xuất bản, phát hành rộng rãi.
Ngày 9/11, tại trụ sở Trung ương Đoàn tại Hà Nội, chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 tổ chức vòng thi chung khảo nhằm lựa chọn ra tối đa 5 công trình xuất sắc để trao giải 100 triệu đồng/công trình. Các công trình, sáng kiến được lựa chọn thuộc ba nhóm nội dung, gồm: đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Nghiên cứu về hội chứng sợ học - Sophophobia của hai học sinh Lê Huỳnh Mai Tâm và Lê Thanh Nhã là một trong 15 công trình lọt vào chung khảo. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố trong lễ trao giải diễn ra tối 11/11.
Theo VnExpress

Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, phí biển số xe chạy xăng, dầu từ quý III/2025
Thời sự - 10 giờ trướcHà Nội được yêu cầu nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, phí đăng ký, biển số xe chạy xăng, dầu và lộ trình tăng giá giữ xe trung tâm từ quý III/2025.

Nghi phạm trong vụ dùng kéo sát hại mẹ vợ ở Tây Ninh về đầu thú
Pháp luật - 10 giờ trướcNgày 13/7, Thượng tá Phạm Thành Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tỉnh Tây Ninh cho biết đã bàn giao đối tượng Nguyễn Văn Tài (27 tuổi, ngụ ấp Đông Mỹ, xã Châu Thành, thành phố Cần Thơ) là nghi phạm trong vụ án giết người xảy ra tại ấp Thanh An, xã Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Tây Ninh tiếp tục điều tra.

Gần 20 năm để xây dựng, Trường Đại học Hoa Lư ở Ninh Bình hiện ra sao?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau gần 20 năm triển khai xây dựng, dự án Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Từ nay, muốn mua xe mới, hàng triệu người dân cả nước bắt buộc phải theo quy định này
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc cấp biển số xe tại 34 tỉnh thành có thay đổi lớn theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, người dân cần nắm rõ để tránh rắc rối.

Bức xúc vì xe không nổ máy, Ngân Baby ném đá phá hoại tài sản
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cho rằng có người cố tình phá xe của mình, Ngân tỏ ra tức giận, lớn tiếng chửi bới giữa phố, rồi bất ngờ nhặt đá ném vào khu vực xung quanh, gây hư hại một số tài sản.

Cận cảnh dùng xe cẩu giải cứu du khách lao xe máy xuống vực ở Vườn Quốc gia Ba Vì
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Chạy xe máy lên Vườn Quốc gia Ba Vì, hai người bị rơi xuống vực sâu 25m được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, Công an TP Hà Nội giải cứu thành công.

Khởi tố 5 thanh, thiếu niên dàn cảnh cướp giật tài sản, lấy tiền… ăn nhậu
Pháp luật - 14 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên dàn cảnh cướp giật chiếc điện thoại rồi cầm cố được 550.000 đồng, lấy tiền mua bia ăn nhậu.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) hoạt động trong khu vực Vành đai 1. Đây là một bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông, hướng tới một thủ đô xanh và văn minh hơn.

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9
Đời sống - 18 giờ trướcGiữa thời tiết hơn 40 độ C, nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài rèn luyện từng bước chân, từng động tác vung tay chuẩn xác, sẵn sàng cho lễ diễu binh 2/9.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục - 19 giờ trướcTheo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Bức xúc vì xe không nổ máy, Ngân Baby ném đá phá hoại tài sản
Xã hộiGĐXH - Cho rằng có người cố tình phá xe của mình, Ngân tỏ ra tức giận, lớn tiếng chửi bới giữa phố, rồi bất ngờ nhặt đá ném vào khu vực xung quanh, gây hư hại một số tài sản.