Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ

Thứ ba, 08:01 16/07/2024 | Nuôi dạy con

Cho rằng chồng ngoại tình vì mình bận mang thai khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ, mỗi khi không vui chị Q. lại trút giận lên cô con gái nhỏ bằng những lời mắng nhiếc, trận đòn roi.

"Giận cá chém thớt"

Bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bạo lực, xây dựng môi trường an toàn, yêu thương và đầy đủ cơ hội cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai là trách nhiệm quan trọng của toàn xã hội.

Dù đã có nhiều giải pháp, chính sách bảo vệ trẻ em được triển khai nhưng tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ vẫn tồn tại, tiếp diễn. Nhiều trẻ em bị bạo hành bởi chính cha mẹ người thân trong gia đình của mình.

Việc trẻ bị bạo hành kéo dài mà không có sự can thiệp kịp thời dẫn đến nhiều hậu quả đáng buồn khi các em bị tổn thương sức khỏe, tinh thần nghiêm trọng. Câu chuyện của chị L.T.M.Q. (33 tuổi, quê Long An) dưới đây là một trong nhiều trường hợp như vậy.

Một chiều đầu tháng 7, chị Q. ngồi bần thần trên ghế đá của trung tâm trị liệu tâm lý (thuộc quận 10, TPHCM). Chị bẽ bàng khi biết chính chị khiến cô con gái 7 tuổi trầm cảm gần 1 năm qua.

Trước khi đưa con đến khám tâm lý, chị nhận thấy con gái có nhiều biểu hiện kỳ lạ. Không chỉ giam mình trong phòng, con gái luôn hoảng hốt, giật nảy mình khi nghe chị gọi tên.

Có lần chị phát hiện con ôm búp bê, nép mình trong góc tối vừa khóc vừa thì thầm những điều khó hiểu. Thấy con có biểu hiện bất thường, chị đưa bé đến trung tâm trị liệu tâm lý thăm khám.

Tại đây, bác sĩ kết luận bé gái có bệnh tâm lý do thường xuyên bị chị Q. la mắng, đòn roi suốt thời gian dài. Chị Q. đánh con gái vì cho rằng bé là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của mình tan vỡ.

Nhiều năm trước, trong lúc mang thai bé, chị phát hiện chồng ngoại tình. Chị cho rằng vì mình mang thai bé, không thể chiều chồng nên anh mới đến với người phụ nữ khác.

Suy nghĩ ấy khiến chị giận con. Thêm việc sau khi ly hôn, phải một mình vất vả nuôi con, chị càng trở nên cáu gắt. Mỗi khi có chuyện không vui, chị lại trút giận lên con bằng cách la mắng, thậm chí dùng đòn roi.

Hận chồng ngoại tình lúc mang thai, vợ trút giận lên con gái nhỏ - Ảnh 2.

Nhiều bậc phụ huynh xem việc đánh con là điều bình thường

Câu chuyện của chị Q. là một trong những ví dụ cho tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ ở nước ta.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ.

Thậm chí nhiều người còn xem việc đánh con là điều bình thường. Những người này thường bao biện hành vi của mình bằng câu “thương cho roi cho vọt”.

Tuy nhiên, ông Trần Công Bình, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục TPHCM cho rằng, đây là cách hiểu máy móc. Chính cách hiểu roi vọt theo nghĩa đen đã khiến nhiều cha mẹ, giáo viên không ngại dùng đòn roi để dạy trẻ.

Ông Bình nói: “Kinh nghiệm cho thấy, đòn roi chỉ có tác dụng đe dọa trẻ, khiến trẻ sợ ở thời điểm hiện tại chứ chưa thật sự giải quyết được vấn đề. Đánh con là thể hiện sự bất lực của cha mẹ.

Nhiều nghiên cứu khác nhau tại 120 quốc gia của UNICEF cho thấy, việc dùng roi vọt trừng phạt trẻ để lại những tác hại khôn lường.

Ngoài gây ra những vết thương hoặc thương tật vĩnh viễn cho trẻ, việc dùng đòn roi thường xuyên sẽ khiến trẻ trở nên hung hăng, cục súc hơn với bạn bè. Trẻ cũng sẽ có suy nghĩ dùng bạo lực để đạt được điều mình muốn.

Bị bạo hành cũng làm gia tăng hành vi sai trái của trẻ em. Trong tương lai, trẻ sẽ hay bắt nạt, nói dối, gian lận, bỏ nhà, trốn học, thậm chí trở thành thành tội phạm.

Hành vi bạo hành còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, dễ dẫn trẻ tới các rối loạn hành vi, trầm cảm, tự ti và hay có ý định tự tử”.

Để bảo vệ con, cha mẹ cũng phải học

Cũng theo ông Bình, khi đánh trẻ, cha mẹ sẽ mất đi cơ hội giúp con em mình sửa chữa hành động sai trái và học được cách cư xử tốt hơn. Càng đánh con, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái càng xa cách.

Những trận đòn roi không chỉ hình thành nên một nhân cách xấu cho đứa trẻ mà còn ngăn cản sự phát triển và hoàn thiện khả năng tư duy của não bộ, làm ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ.

“Trong xã hội tiến bộ ngày nay, việc không dùng đòn roi với con cái đang là kiểu mẫu giáo dục lý tưởng mà nhiều ông bố bà mẹ muốn hướng đến”, ông Bình khẳng định.

Tuy nhiên trên thực tế, xã hội còn nhiều người thiếu kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, kiến thức về sự phát triển của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cũng không có khả năng kiểm soát bản thân trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Một số khác lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào con em của mình để rồi có những hành động phạt, mắng nhiếc khi con không đạt được điều mình mong muốn. Những điều này khiến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình tăng cao.

Để ngăn chặn, giảm thiểu tối đa những hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em đang diễn ra trong xã hội, trường học, môi trường gia đình, ông Bình cho rằng cá nhân, tổ chức cần vận động, nâng cao nhận thức về bạo hành trẻ em, những nguy cơ và tác hại của nạn bạo hành trẻ em đến người dân.

Ngoài ra, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cần giáo dục cho trẻ em, phụ huynh, giáo viên, các thành viên trong cộng đồng khi phát hiện trẻ em bị bạo hành phải mạnh dạn lên tiếng, tố cáo các hành vi bạo lực một cách an toàn.

Đối với các trường hợp xâm hại trẻ em không giải quyết được, người phát hiện nên trình báo cơ quan có thẩm quyền về quyền lợi trẻ em để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ông cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần có hiểu biết về các dấu hiệu nhận biết xâm hại ở trẻ để kịp thời can thiệp.

Đặc biệt, cha mẹ cần trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân, kỹ năng giáo dục con để biết được đâu là phương pháp giáo dục đúng, đâu là hành vi bạo hành và xâm hại trẻ em.

Ông chia sẻ: “Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải kiên trì, cần thời gian để nói chuyện với con, tìm hiểu lý do và giúp cho con điều chỉnh hành vi của mình.

Chúng ta đặt ra những quy tắc rõ ràng để con tuân thủ, quản lý con em tiếp xúc internet một cách tích cực, tìm hiểu và phòng tránh các nguy cơ trên mạng.

Trong nỗ lực bảo vệ trẻ em, các tổ chức, trường học cần có hành động, chương trình thiết thực phòng chống bạo lực như: khóa tập huấn, mô hình sáng kiến chống bạo lực gia đình , khóa học làm cha mẹ tích cực…

Cơ quan chức năng cũng cần hình thành các biện pháp kỷ luật nghiêm minh, xây dựng các hệ thống dịch vụ xã hội, tập huấn cho nhân viên công tác xã hội để cung cấp dịch vụ chuyển gởi, tư vấn, trị liệu cho trẻ em bị bạo lực…”.

8 thói quen khiến cha mẹ "phát điên" của trẻ hóa ra lại mang đến lợi ích không ngờ8 thói quen khiến cha mẹ 'phát điên' của trẻ hóa ra lại mang đến lợi ích không ngờ

GĐXH - Trẻ qua từng giai đoạn phát triển thường có những hành vi khiến cha mẹ khó chịu, nhiều phụ huynh thậm chí tìm cách trừng phạt. Thực tế, những hành động đó không tệ như chúng ta nghĩ.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công

Nuôi dạy con - 2 ngày trước

GĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

Từ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan

Nuôi dạy con - 3 ngày trước

GĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 2 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 2 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Top