Hàng vạn cư dân Linh Đàm phải mua…nước sạch giá cao
GiadinhNet - Khu chung cư HUD3 Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đột ngột mất nước sinh hoạt vào tối ngày 24/7 khiến cư dân sống tại toà nhà bị động và gặp không ít bất tiện trong sinh hoạt. Suốt từ thời điểm đó cho đến chiều 28/7, cư dân sống tại tòa nhà này phải chắt từng xô nước được Ban quản lý tòa nhà lấy từ... bể nước cứu hỏa để dùng.
Cư dân HUD3 xếp hàng lấy nước. ảnh: T.G
Chung cư tiền tỷ cũng mất nước
Sáng, trưa, chiều, tối, hàng trăm người với xô, chậu, thùng nước lại xếp hàng chờ đến lượt để đong những lít nước ít ỏi hút từ bể ngầm. Với số nước phân phối quá ít, nhiều hộ dân đã phải mua nước sạch bên ngoài với giá 4.500 đồng/lít nước. Bà Nguyễn Thị Hoa, cư dân HUD3 cho biết, 3 ngày nay thùng nước loại 100 lít bán rất chạy ở đây. Hầu như nhà nào cũng mua ít nhất 1 hoặc 2 thùng để trữ nước đề phòng sự cố kéo dài. Bà Hoa cho biết nước hút từ bể có màu vàng và đục nhưng vẫn phải dùng.
Ông Nguyễn Anh Tú, Trưởng Ban quản lý chung cư HUD3 Linh Đàm, xác nhận việc mất nước bắt đầu từ chiều Chủ nhật (23/7). Tuy nhiên, bể chứa chỉ có đủ nước để người dân sử dụng đến tối thứ Hai(24/7) thì mất hẳn. Ông Tú cho rằng đã gửi thông báo đến cư dân tòa nhà khẳng định nguyên nhân mất nước là bởi “nhà máy xử lý nước Sông Đà gặp trục trặc, lượng nước sinh hoạt hàng ngày do Công ty VIWACO và Công ty HUD không đủ cung cấp cho các hộ dân”. Đại diện Ban quản lý chung cư HUD3 cho biết, tòa nhà mua nước của Công ty cổ phần Dịch vụ và quản lý đô thị HUD3S (HUD3S) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Vinaconex (VIWACO). Ban quản lý đã liên hệ, tìm hiểu với các đơn vị cung cấp nước nói trên. Tuy nhiên, cả HUD3S và VIWACO đều khẳng định với ông Tú là không có chuyện cắt nước. Cho đến chiều 28/7 cư dân HUD 3 vẫn chưa nắm được thông tin chính thức nguyên nhân mất nước từ đâu.
Trong khi sự bức xúc của người dân ngày một tăng lên thì theo bà Hoa, giải pháp hiện tại của Ban quản lý là mua nước ở xe bồn về cung cấp cho dân. Trong khi chờ đơn vị quản lý làm việc với các đơn vị cung cấp nước để rà soát hệ thống đường ống. Người dân không còn cách nào khác, nên đành phải "sống chung với... hạn". Nhiều gia đình có con nhở đã phải đi "lánh nạn" sang nhà người thân hoặc đi xin nước từ các khu chung cư bên cạnh, mua nước đóng bình về sử dụng cho những sinh hoạt tối thiểu.
Được biết, VIWACO chỉ cung cấp cho các chung cư của HUD tại Linh Đàm là 30% tổng lượng nước sử dụng. 70% còn lại là HUD3S tự sản xuất được. Phía VIWACO khẳng định lượng nước của Công ty này cung cấp cho các chung cư HUD vẫn chảy về bình thường, không gặp sự cố nào cả. Ở chiều ngược lại, ông Lương Hữu Công, Giám đốc HUD3S, thừa nhận có tự "sản xuất được" một lượng nước. Tuy nhiên, nước tự sản xuất được chủ yếu cung cấp cho các chung cư của HUD tại bán đảo Linh Đàm. Chung cư HUD3 Linh Đàm nằm ở khu đô thị phía Tây Nam Linh Đàm thì hầu hết phải mua của VIWACO.
Ở nhờ người thân, mang cháu về quê lánh nạn
Tính đến chiều tối ngày 28/7 đã bước sang ngày thứ 5, cư dân HUD3 mất nước sinh hoạt. Từng ngày từng giờ, hàng nghìn con người đứng ngồi không yên, mong nước như "mong mẹ về chợ". Tình trạng mất nước có nguy cơ lan ra diện rộng. Tại các tòa nhà do Công ty CP BIC Việt Nam xây dựng như Rice City tòa Bắc, Trung Nam thuộc Tây Nam - Linh Đàm, các gia đình thậm chí còn tự làm bồn nước tại... nóc nhà vệ sinh để giải quyết tình trạng mất nước mặc những cảnh báo về an toàn xây dựng. Đã có những trường hợp bồn nước "tụt" xuống, có thể gây thương tích cho người trong gia đình. Hơn nữa, chất lượng công trình với công năng không có bồn nước trong căn hộ, càng làm tăng nguy cơ mất an toàn khi lắp bồn nước trong nhà vệ sinh.
Công ty Dịch vụ một thành viên Nhà ở và Đô thị chi nhánh công ty - Xí nghiệp 1 (HUDS) cũng đã gửi thông báo đến cư dân của mình về việc giảm áp đường ống nước của VIWACO. Theo đó, nguồn nước của nhà cung cấp VIWACO đến các khu đô thị: Mỹ Đình II, Định Công, Linh Đàm đang bị giảm áp. HUDS đề nghị cư dân có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm.
Sau thông báo, hàng vạn người dân ở các khu chung cư thuộc diện HUDS cấp nước sống trong tình trạng lo lắng. Được biết, các tòa nhà HH Linh Đàm đã khuyến cáo người dân tiết kiệm nước. Người dân đã nườm nượp đi mua thùng trữ nước phòng khi nước có thể bị cắt bất kỳ lúc nào.
Thông báo dùng nước tiết kiệm cũng đã được dán tại sảnh các tòa nhà khu chung cư Đại Thanh (huyện Thanh Trì). Bà Nguyễn Thị Tố Nga ở phòng 1234 CT8B Đại Thanh cho biết: “Đã mất nước đến ngày thứ 4, cứ ngày mất, đêm mới có nhưng nước rất yếu, không đủ dùng cho sinh hoạt tối thiểu”. Nhà bà Nga đã phải đưa cháu nhỏ về quê ngoại ở xã Trực Tuấn (huyện Trực Ninh, Nam Định) “tránh nạn”. Vợ chồng bà đêm nào cũng phải đến nhà người thân tắm, giặt nhờ.
Hiện tại, hai tòa nhà CT8A, CT8B tại khu chung cư này đã mất hẳn nước 4 ngày nay. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bể chứa vào các tòa nhà khu chung cư này thông nhau. Khi áp lực đầu vào yếu, nước chỉ đủ dùng cho tòa CT8C. Tuy nhiên tòa nhà 32 tầng CT8C cũng trong tình trạng có thể mất nước bất cứ lúc nào.
Hơn 10 nghìn cư dân khu đô thị Đại Thanh và hàng chục nghìn khách hàng của HUDS ở các khu chung cư khác đang trong cảnh “khát” nước sạch giữa cái nắng nóng oi bức của mùa hè. Tình trạng này cứ lặp đi, lặp lại vào mỗi mùa nắng nóng, nhưng những đơn vị liên quan chưa có đáp án giải quyết dứt điểm.
Cũng trong khu đô thị Linh Đàm, hồi tháng đầu tháng 6, hàng nghìn người tòa nhà VP6 đã phải chịu cảnh mất nước kéo dài trong những ngày nắng nóng gay gắt nhất của mùa hè năm nay. Sự việc đạt đến đỉnh điểm ngay giữa cái nóng lịch sử của Thủ đô khi cư dân VP3 xuống sảnh căng băng rôn, yêu cầu gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi.
Hà Phương
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 10 phút trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 2 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 2 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 6 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.