Tuổi thơ dữ dội và sự nỗ lực bền bỉ
Đỗ Thúy Hà vốn cũng được sinh ra trong sự yêu thương và sự đùm bọc của bố mẹ và những người thân. Năm 6 tuổi, Thúy Hà bị bác sĩ kết luận mắc thoái hóa võng mạc bẩm sinh.
Đó có lẽ là cú sốc lớn nhất của gia đình Thúy Hà và cả chính bản thân chị. Cú sốc lớn đó được định hình từ những phản xạ đầu tiên khi chị không thể nhìn thấy dép để có thể xỏ chân hay lấy sách trên giá để học bài. Ngày biết tin con mình mắc bệnh và việc trở thành một người mù suốt đời là điều chắc chắn, cha mẹ chị tưởng như gục ngã. Cũng từ giây phút này, Thúy Hà và bố mẹ mình bắt đầu bước vào một hành trình mới như cách gọi của riêng gia đình chị: "Hành trình đi tìm ánh sáng bằng tri thức".
Thấu hiểu sự thiệt thòi của con, bố mẹ chị quyết định gửi chị theo học tại trường Nguyễn Đình Chiểu (trường dành riêng cho trẻ khiếm thị) với mong mỏi: "Mong muốn lớn nhất của bố mẹ là muốn con quên đi những mặc cảm của bản thân, quên đi con việc con là một đứa trẻ mù để nỗ lực học tập".
Nhưng học tập với một người khiếm thị vốn là một thách thức. Từ việc tiếp thu kiến thức cho đến ghi nhớ bài vở và những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày đều phải cần sự nỗ lực. Hà tập viết chữ nổi, tập lắng nghe, tập định hướng di chuyển và tập làm tất cả những việc của một người "bị cướp đi ánh sáng" cần phải làm. Cô giáo Nguyễn Thị Loan (giáo viên dạy tại trường Nguyễn Đình Chiểu) vẫn còn nhớ về cô trò nhỏ với những cảm xúc đầy yêu thương: "Tôi vẫn còn nhớ rất rõ về Thúy Hà. Không chỉ là cô gái thông minh mà ở Thúy Hà còn có đức tính chăm chỉ, lễ phép. Hà thường giúp đỡ những bạn bè học cùng mình và thầy cô khi cần".
Để có thể theo kịp chương trình học tập trên lớp, Hà nhờ em trai và những bạn tình nguyện giúp đỡ mình. Vào những ngày hè, Hà đã học trước chương trình học năm sau. Ngoài giờ học, Hà dành thêm thời gian để tập làm những công việc nhà cho thuần thục.
Vượt qua những khó khăn ban đầu đó, Thúy Hà đã giành học sinh xuất sắc trong suốt 12 năm học tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Năm lớp 9, chị tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh toàn miền Bắc do UNESCO tổ chức. Trong số 500 thí sinh dự thi chỉ mình chị bị khiếm thị. Giám thị đã đọc đề cho chị rồi chị đọc đáp án của mình để giám thị ghi giúp vào giấy đã dọc phách. Những việc làm ấy đều được ghi âm để đảm bảo việc không ai nhắc bài thi cho chị. Điều bất ngờ là chị Hà đã đạt giải Ba tại cuộc thi này.
Năm lớp 11, Thúy Hà đạt Danh hiệu "Nữ sinh Việt Nam" do Báo Hoa học trò tổ chức. Hà được gặp Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, được bắt tay với bà. Đó là kỷ niệm vô cùng đặc biệt trong hành trình nỗ lực của cô gái khiếm thị.
Ước mơ làm cô giáo và lời từ chối nghiệt ngã
Suốt những năm tháng học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, niềm yêu thích lớn nhất của chị Hà là tiếng Anh. Mơ ước đó đến với Hà hồn hậu như chính kỷ niệm của chị: "Hồi đó, có một đoàn khách nước ngoài đến thăm trường Nguyễn Đình Chiểu. Mình thấy các cô giáo Tiếng Anh phiên dịch cho bọn mình và đoàn khách. Mình chỉ ước mong sau này cũng làm được như cô. Được dạy tiếng Anh cho trẻ khiếm thị, để kể cho người nước ngoài nghe câu chuyện của chúng mình".
Đỗ Thu Hà nộp đơn thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và gửi gắm tất cả những hoài bão trong sáng nhất. Nhưng số phận lại thử thách Hà một lần nữa khi em bị từ chối. Nếu 6 tuổi, Hà bị mất đi ánh sáng thì lúc này Hà mất đi tất cả những niềm tin về tương lai phía trước. Những khoảnh sáng "bé nhỏ" mà chị đã chắt chiu, dành dụm để có được đều vụt tắt khi lá đơn của chị bị từ chối.
Nhớ về những ngày đó, những cảm xúc trong chị vẫn vẹn nguyên: "Mình đã khóc rất nhiều vì quá hy vọng. Họ không cần kiểm tra đánh giá năng lực của mình. Nếu bị từ chối vì thiếu năng lực thì chắc mình sẽ không cảm giác đau khổ đến vậy".
Dù rất nỗ lực, nhưng Đỗ Thu Hà cũng đã phải mất một năm để có thể chấp nhận với sự nghiệt ngã đó. Trải qua những thăng trầm của cuộc đời giờ chị đã nhìn vị tha hơn, vị tha trong cả cách nhìn của chị với người đã từ chối mình: "Giờ nghĩ lại mình cũng cảm thông hơn với sự từ chối của họ. Chắc họ cũng không có phương pháp nào để có thể đào tạo được một cô giáo khiếm thị".
Nhưng cuộc đời cũng đã không lấy đi của Đỗ Thu Hà tất cả hy vọng. Một năm sau, chị đã nhận được cơ hội học tập tại trường Viện Đại học Mở Hà Nội với chuyên ngành Ngôn ngữ Anh. Ngày chị nhập học, nhiều bạn bè, thầy cô tò mò với việc học tập của một người khiếm thị sẽ như thế nào. Điều đặc biệt là chị Hà còn được cả học bổng cho 4 năm học của mình tại đây.
Suốt 4 năm học đại học điều trăn trở lớn nhất của chị là làm thế nào có thể thu nạp được nhiều kiến thức nhất. Theo học với những người sáng mắt, mọi giáo trình, tài liệu đều được viết bình thường, đó là điều rất khó khăn với chị. Chị Hà tâm niệm: "Nếu người ta cố gắng một thì mình phải cố gắng 20, 30 lần như thế". Ngày nào cũng vậy, chị đều thức đến gần sáng để tìm hiểu các tài liệu, giáo trình. Những giáo trình không có bản chữ nổi đa phần chị đều phải nhờ em trai và sinh viên tình nguyện đọc giúp và ghi nhớ ý chính bằng chữ nỗi.
Suốt 4 năm, dù có nhiều vất vả, trăn trở nhưng chưa bao giờ chị có ý định từ bỏ. Học tập là con đường duy nhất để Đỗ Thu Hà tìm được ánh sáng giữa cuộc đời.
Tỏa sáng giữa bóng tối bủa vây
Với một người khiếm thị như chị Hà học hết đại học đã là một kỳ tích nhưng chị không dừng lại ở đó. Kết thúc 4 năm học đại học với kết quả xuất sắc, Thu Hà ứng tuyển học bổng du học tại Nhật Bản với chương trình "Leadership training" dành riêng cho các lãnh đạo trẻ bị khuyết tật trên toàn thế giới.
Với khả năng ngoại ngữ tốt và sự nhiệt huyết vốn có, chị đã trở thành người thứ hai ở Việt Nam đạt được học bổng này. Chị cho rằng đó là sự may mắn nhưng chúng tôi cho rằng đó là phần thưởng xứng đáng cho một người không biết bỏ cuộc.
Dành được học bổng đã khó nhưng việc phải lần đầu tiên rời xa nhà để bước sang một miền đất mới học tập quả là một trở ngại rất lớn với chị. Nhớ về ngày con gái quyết định xa nhà du học, mẹ chị Hà khắc khoải: "Dù đầy vui mừng và tự hào khi con gặt hái được thành quả cho mình nhưng chúng tôi lo lắng nhiều hơn. Lo lắng cho cuộc sống tự lập của con, cho những sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày của con. Ở nhà, con còn có bố mẹ, sang bên kia con chỉ có một thân một mình thì ai lo cho con đây".
Với chị Hà, ngoài những ngày đầu ngồi khóc vì nhớ nhà thì đó thực sự là một quãng thời gian thú vị với chị. Chị được học tập những kiến thức mới mẻ từ các chuyên gia, được sinh hoạt cùng bạn bè từ nhiều nơi trên thế giới.
Trở về Việt Nam, Đỗ Thúy Hà được bầu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội người Mù quận Đống Đa. Đó là một vị trí công việc phù hợp với chị. Là người trong cuộc, chị đã dùng chính sự cảm thông và những tri thức đã được học để truyền đạt lại cho những người khiếm thị.
Trăn trở lớn nhất của chị với người khiếm thị đó chính là khoảng trống về tri thức. Phần đông người khiếm thị chưa được học hành đến nơi, đến chốn, chưa được quan tâm đúng mực. Thế là nữ chủ tịch lại xông xáo đi tìm cách gỡ rối. Chị liên hệ với nhiều tổ chức từ thiện để các hội viên có cơ hội được đào tạo. Những buổi sinh hoạt ấm nghĩa tình được diễn ra đều đặn. Với chị, mỗi sự tiến bộ của các thành viên trong hội cũng là hạnh phúc của chính mình.
Chưa dừng lại ở đó, chị lại tiếp tục đăng ký học lên Thạc sĩ tại Đại học Việt Nhật. Lần này, khó khăn với chị lại được nhân đôi khi toàn bộ khóa học hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Chị học hoàn toàn với những người bình thường và cũng nhận được học bổng từ trường.
Sau tất cả, điều hạnh phúc tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng lại rất đỗi quan trọng với chị trong hành trình chinh phục tri thức là: "Vượt qua những tò mò ban đầu, đôi lúc các bạn không còn có phân biệt là đang nói chuyện với một người bị khiếm thị nữa. Tôi cảm nhận được điều đó".
Người đàn ông dũng cảm và chuyện tình cổ tích giữa đời thường
Thi thoảng, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chồng chị Hà lại rót nước cho chị, anh không quên đặt nhẹ tay chị lên thành cốc, chị đáp đầy ngọt ngào: "Cám ơn anh! Chồng yêu của em!". Nhưng ít ai biết rằng, để có được những khoảnh khắc ngọt ngào đó là những chuyện chưa được kể.
Năm 2010, trong một lần gặp gỡ bạn bè, anh Ngọc Anh vô tình được gặp gỡ chị Đỗ Thúy Hà và được nghe về hành trình đầy nghị lực của chị. Là một người đàn ông trưởng thành, anh cảm phục và tò mò trước hành trình của chị.
Sự cảm mến đến trong anh một cách đầy dung dị. Anh không thể hiểu làm sao một người không nhìn thấy ánh sáng lại có thể làm được những điều đáng tự hào như vậy. Sau những cuộc gặp gỡ, những tâm sự đầy chân thành tình yêu đến lúc nào không hay.
Vổn vẹn hơn một năm sau lần gặp định mệnh ấy, anh coi chị là người phụ nữ sẽ đồng hành cùng mình đến suốt cuộc đời. Nghe anh chia sẻ về quyết định của mình, bố mẹ, bạn bè đều phản đối. Anh kể về thời khắc đặc biệt đó: "Bố mẹ thực ra không thể đồng ý ngay vì không ai lại dễ dàng chấp nhận ngay một người con dâu bị khiếm thị. Bạn bè tôi nhiều người còn gọi mình ra góp ý riêng một cách rất chân thành về những khó khăn trong đời sống hôn nhân. Tôi lắng nghe nhưng có lựa chọn của riêng mình".
Anh biết mọi người sẽ khó chấp nhận ngay nhưng anh tin vào quyết định của chính mình. Chị Hà đã không làm anh thất vọng, chị đã cố gắng nhiều nhất để có thể trợ thành một người vợ tốt. Chị không nề hà để có thể vào bếp và làm tất cả những công việc nội trợ như bất kể một người phụ nữ bình thường nào.
Anh Ngọc Anh luôn tự hào vì có chị. Anh đưa chị đi gặp gỡ bạn bè, những người thân yêu, họp lớp cũ. Với anh, chị luôn là sự hãnh diện của mình.
Chị Hà vẫn nhớ như in câu nói khi anh Ngọc Anh cầu hôn chị: "Từ năm nay anh nghĩ rằng mình sẽ có những mùa đông không lạnh".
Cuối năm 2011, Hùng Anh, đứa con đầu lòng của anh chị chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của cả hai. Năm 2017, Gia Anh ra đời đúng trong thời điểm chị đi học thạc sĩ. Cả hai đều là những đứa trẻ mắt sáng. Đó là món quà lớn nhất của anh chị. Hẳn phải yêu quý người chồng của mình lắm chị mới đặt tên hai đứa con của mình theo tên gọi của anh.
Hùng Anh giờ đã lớn, em chỉ nói vỏn vẹn với chúng tôi: "Trên thế giới không có ai là không yêu mẹ và con chỉ ước mơ sau này lớn lên có thể làm bác sĩ để chữa mắt cho mẹ mà thôi!".
Năm 2016, chị là một trong 9 cá nhân được trao tặng Danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú". Đó là thành quả xứng đáng cho những cố gắng không ngừng nghỉ của chị trong suốt một hành trình dài.
Nhưng điều quan trọng nhất là chị đã mang lại niềm tin cho những người khiếm thị. Để họ tin họ cũng có quyền được hưởng hạnh phúc, được chinh phục những đỉnh cao của trí tuệ và tri thức.
Một người phụ nữ khiếm thị đã làm được những việc mà những người mắt sáng phải khao khát có được. Chị là biểu tượng truyền cảm hứng của những người khiếm thị. Chị sống trong bóng tối nhưng cuộc sống lại tràn ngập sắc màu. Chị tỏa sáng, ánh sáng của trí tuệ, lòng tin yêu vào cuộc đời.
Huy Hoàng
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 39 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.