Hiện tượng bí ẩn của bệnh nhân mắc Covid-19
Các tự kháng thể (autoantibodies) sẽ gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ngay cả khi bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục.
Virus corona có thể đánh lạc hướng hệ miễn dịch của cơ thể theo nhiều cách - chẳng hạn như vô hiệu hóa các dấu hiệu cảnh báo sớm hay khiến các tế bào miễn dịch hoạt động sai chức năng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố tuần này, virus corona còn gây ra một hệ quả khôn lường khác: Kích thích sản sinh các tự kháng thể (autoantibodies) và tấn công nhầm mô lành của bệnh nhân, thay vì chống lại virus gây bệnh.
Nghiên cứu còn cho biết các tự kháng thể có thể tồn tại nhiều tháng sau khi bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh. Đáng chú ý, chúng có khả năng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, không thể khắc phục.
Nếu được chứng thực, nghiên cứu này sẽ là lời giải thích cho Hội chứng Covid-19 kéo dài, thường gặp ở nhiều bệnh nhân đã hồi phục. Hội chứng nói trên có thể bao gồm các triệu chứng như mất trí nhớ, "sương mù não" hay đau khớp.
Nghiên cứu về tự kháng thể
Tự kháng thể (autoantibodies) không phải là khái niệm mới mẻ đối với giới khoa học. Nói ví von, chúng là "những người lính bất tuân" trong hệ miễn dịch. Chúng thường tấn công các mô lành của cơ thể, gây ra những bệnh suy nhược như lupus hay viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu nói trên có quy mô nhỏ, chỉ thực hiện trên 9 bệnh nhân. Trong số đó, cơ thể của 5 người bệnh vẫn lưu trữ các tự kháng thể trong ít nhất 7 tháng. Nghiên cứu này chưa được kiểm chứng để chính thức xuất bản, các tác giả cũng yêu cầu sự thận trọng khi diễn giải kết quả.
Tiến sĩ Nahid Bhadelia, giám đốc một đơn vị thuộc Trung tâm Y tế Boston, là người đứng đầu nghiên cứu nói trên. Bà Bhadelia cho biết: "Đây mới chỉ là một tín hiệu. Chúng tôi chưa rõ mức độ phổ biến của hiện tượng này và mối liên hệ của nó với đại dịch Covid-19".
Một bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị ở bang California, Mỹ. Ảnh: Shutterstock.
Cũng theo chuyên gia Bhadelia, việc tìm hiểu về khả năng tự miễn dịch là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong công tác phòng chống đại dịch. Bà cho biết khoảng 1/3 số người bệnh vẫn gặp triệu chứng kéo dài sau khi hồi phục Covid-19.
"Đây là một hiện tượng có thật", bà Bhadelia nói. "Chúng tôi đang nghiên cứu về một đại dịch thứ hai, với bệnh nhân là những người chịu Hội chứng Covid-19 kéo dài. Điều này gây ra tác động rất lớn đến hệ thống y tế".
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khả năng tự kháng thể làm bệnh tình của bệnh nhân Covid-19 thêm nghiêm trọng.
Một nghiên cứu, được công bố trực tuyến hồi tháng 10/2020, cho thấy 70% trong số 52 bệnh nhân mắc Covid-19 nghiêm trọng có tự kháng thể chống lại ADN của chính họ. Trong một vài trường hợp, chúng còn vô hiệu hóa các protein giúp đông máu.
Cùng thời điểm này, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra các tự kháng thể có liên quan đến triệu chứng rối loạn thần kinh ở bệnh nhân phục hồi Covid-19. Một nghiên cứu đăng trên Science Translational hồi tháng 11/2020 cũng chỉ ra nửa số bệnh nhân mắc Covid-19 có tự kháng thể gây ra tắc nghẽn mạch máu.
Bí ẩn mới của virus corona
Các nghiên cứu càng làm gia tăng mối lo ngại rằng tự kháng thể sẽ tồn tại lâu dài, gây ra nhiều căn bệnh nan giải. Nhà miễn dịch học Akiko Iwasaki từ Đại học Yale cho biết: "Một khi được sản sinh, tự kháng thể sẽ không biến mất. Chúng trở thành một phần vĩnh viễn trong hệ miễn dịch".
Bà Iwasaki bổ sung: "Các tự kháng thể sẽ phản ứng như thế nào trước vaccine? Chúng có tác dụng gì khi người bệnh tái nhiễm virus corona? Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải tìm cách trả lời ".
Tháng 12/2020, nhóm của tiến sĩ Iwasaki đã phân tích những ca bệnh mắc Covid-19 nghiêm trọng. Họ phát hiện các tự kháng thể gia tăng nhanh, tấn công vào hệ miễn dịch, tế bào não, các mô liên kết và protein làm đông máu.
Hình ảnh dưới kính hiển vi của một tế bào (màu xanh dương) bị nhiễm virus corona (màu xanh lá). Ảnh: Shutterstock. |
Tiến sĩ Iwasaki nói: "Chúng tôi ghi nhận phản ứng tự kháng thể mạnh mẽ ở các trường hợp này". Bà từng đưa ra giả thuyết này song vẫn cảm thấy bất ngờ: "Ngay cả tôi cũng không ngờ phản ứng tự kháng thể nhiều đến như vậy".
Tiến sĩ Iwasaki và các đồng nghiệp đã thu thập mẫu máu của 172 bệnh nhân Covid-19, 22 nhân viên y tế đã mắc bệnh và 30 nhân viên y tế khỏe mạnh.
Kết quả cho thấy cứ 5 bệnh nhân Covid-19 thì có một người có tự kháng thể với 5 loại protein, trong khi tỷ lệ tự kháng thể với một loại protein chiếm tới 80% số người tham gia. Ở nhiều bệnh nhân, tự kháng thể cản trở hoạt động của hệ miễn dịch, khiến bệnh tình thêm phần trầm trọng.
Trong quá trình nghiên cứu, có 15 bệnh nhân Covid-19 đã tử vong. Đáng chú ý, 14 người trong số đó có tự kháng thể với ít nhất một thành phần của hệ miễn dịch.
Nhà miễn dịch học Marion Pepper từ Đại học Washington, Seattle, nhận xét nghiên cứu trên chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tự kháng thể và bệnh tình của bệnh nhân.
Trên thực tế, nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, bệnh phong hay virus đường hô hấp đều kích thích sản sinh tự kháng thể. Song các chuyên gia cho rằng phản ứng tự kháng thể khi mắc Covid-19 thường khá nghiêm trọng.
Theo Zingnews.vn
Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
Tiêu điểm - 10 giờ trướcGĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia
Tiêu điểm - 12 giờ trướcLoài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.
Chồng trúng độc đắc hơn 16,4 tỷ đồng nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố
Chuyện đó đây - 22 giờ trướcNgười đàn ông có tên thân mật là "Big Money D" đã khiến cả thành phố xôn xao khi trúng giải độc đắc trị giá 650.000 USD (hơn 16,4 tỷ đồng) nhờ các con số ý nghĩa về vợ quá cố.
Phát hiện 2.500 đồng xu vương vãi trong ruộng hoang, người đàn ông gọi 1 cuộc điện thoại, nhận về hơn 100 tỷ đồng
Chuyện đó đây - 22 giờ trướcMột khám phá bất ngờ trong lòng đất đã thay đổi toàn bộ cuộc sống của người đàn ông này.
Tài khoản bỗng dưng nhận được 3,5 tỷ đồng không rõ nguồn gốc, người đàn ông lo bị lừa đảo, hoảng hốt cầu cứu cảnh sát ngay lập tức
Bốn phương - 1 ngày trướcMột số tiền lớn bất ngờ được chuyển đến khiến người đàn ông ở Quảng Tây, Trung Quốc vô cùng hoang mang.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Chân dung tỷ phú tiền số vừa chi 6 triệu USD mua ‘quả chuối dán tường’, từng là học trò của Jack Ma
Bốn phương - 1 ngày trướcVới ông, quả chuối dán tường là một “hiện tượng văn hóa kết nối thế giới nghệ thuật, meme và cộng đồng tiền số”.
Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Cảm động trước sự giúp đỡ của người giúp việc trong suốt thời gian đau ốm, cụ ông quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô nhưng các con của cụ ông này quyết định đòi lại tài sản của gia đình từ người giúp việc.
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
Bốn phương - 1 ngày trướcTưởng sẽ thu về khoản tiền lãi lớn, người phụ nữ ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải chịu nhìn tài sản mất trắng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Meghan Markle và Victoria Beckham bước vào "cuộc chiến" mới, tình bạn năm xưa thực sự đã "hết duyên"?
Bốn phương - 1 ngày trướcNhà bình luận hoàng gia cho rằng Meghan Markle khó có thể làm lành với người bạn cũ Victoria Beckham vì một lý do then chốt.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.