Hình ảnh minh chứng cho sự tàn phá kinh hoàng của trận động đất khiến hơn 3.800 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ
GĐXH - Di tích lịch sử ngàn năm tuổi, hàng loạt tòa nhà cao tầng bị san phẳng trong chốc lát sau trận động đất mạnh 7,8 richter.

Chỉ trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ, thảm họa đã ập xuống đẩy hàng nghìn người dân lâm vào cảnh tang thương, khổ cực.
Trận động đất làm rung chuyển miền Đông vùng Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ) phá hủy các pháo đài cổ và các tòa nhà kiên cố, trong đó có Nhà thờ Hồi giáo Haji Yusuf ở thành phố Malatya, Lâu đài Gaziantep...
Tờ Daily Mail đã đăng tải những bức ảnh chụp toàn cảnh trước và sau trận động đất, làm nổi bật thiệt hại đối với Lâu đài Gaziantep. Đây là di tích lịch sử được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3 bởi Đế chế Hittite.
Lâu đài đã trải qua gần 2 thiên niên kỷ được sử dụng làm lâu đài La Mã, pháo đài Ottoman và gần đây nhất là bảo tàng, trước khi bị hư hại và sụp đổ trong trận động đất sáng 6/2.

Tại thành phố Pazarcik, tỉnh Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, một nhà thờ địa phương đã bị hư hại nặng sau trận động đất. Chỉ cách đây ít ngày, nhà thờ này còn là một khu vực tập trung đông đảo người dân và du khách.

Một trong những di tích lịch sử được bảo tồn tốt nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là lâu đài Gaziantep cũng không còn nguyên vẹn sau trận động đất. Dù được xây dựng vô cùng kiên cố, nhưng lâu đài từ thời La Mã cũng không thể đứng vững trước các đợt chấn động. Lâu đài này chỉ cách tâm chấn khoảng 56km.

Không chỉ có các công trình tôn giáo và lịch sử bị ảnh hưởng bởi trận động đất, các cơ sở hạ tầng thiết yếu cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Tại thành phố Antakya gần biên giới Syria, một bệnh viện địa phương đã bị hư hại nặng nề và không thể duy trì hoạt động.

Trận động đất kinh hoàng khiến hầu hết các tuyến đường chính ở Kahramanmaras bị hư hại, gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn. Phần lớn công trình ở ven các con đường này chỉ còn là những đống đổ nát.


Các tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Gaziantep, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, vào năm 2020 (trái) và sau đó bị bao phủ bởi đống đổ nát.


Hình ảnh cho thấy các tòa nhà dân cư ở quận Cukurova, thành phố Adana (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 4 năm 2021 và hình ảnh cuộc tìm kiếm cứu nạn trong đống đổ nát ở một trong các tòa nhà vào ngày 6 tháng 2.


Khách sạn Ontur và các tòa nhà dân cư ở İskenderun được chụp vào một ngày nắng tháng 11 năm ngoái và sau đó các tòa nhà trung tâm bị san bằng sau trận động đất.
Trong ngày 7/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo tổ chức quốc tang để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất ở tỉnh Kahramanmaras. Tính tới thời điểm hiện tại, theo CNN, đã có 4.372 người thiệt mạng vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Hiện khắp nơi trên thế giới đều đang hướng về Trung Đông. Hàng loạt lãnh đạo các quốc gia đã có những động thái đầu tiên để giúp đỡ 2 quốc gia vượt qua khó khăn.
Vương quốc Anh cho biết quốc gia này đã gửi 76 chuyên gia tìm kiếm và cứu nạn, 4 chú chó tìm kiếm và thiết bị cứu hộ đến Trung Đông vào tối 6/2. Vương quốc Anh cũng đang gửi một đội y tế khẩn cấp để đánh giá tình hình trên mặt đất. Các bộ trưởng của Anh cho biết thêm rằng họ đã liên lạc với Liên Hợp Quốc về hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho những người bị ảnh hưởng ở Syria.
Nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ là Hy Lạp và các quốc gia khác trong khu vực đã đề nghị được hỗ trợ ngay lập tức để giúp đỡ nỗ lực cứu hộ. "Hy Lạp đang huy động các nguồn lực của mình và sẽ hỗ trợ ngay lập tức", Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis viết trên Twitter.
Bộ Ngoại giao Ai Cập, trong một tuyên bố vào đầu ngày 6/2, đã đề nghị giúp đỡ cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Cư dân ở Cairo cũng cảm thấy rung chuyển do ảnh hưởng của trận động đất.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp sẵn sàng cung cấp viện trợ khẩn cấp. Tại Đức, Cơ quan Cứu trợ Kỹ thuật Liên bang (THW) đang chuẩn bị cung cấp máy phát điện, lều và chăn khẩn cấp. Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết các nơi trú ẩn khẩn cấp và hệ thống xử lý nước cũng có thể được gửi sang Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để giúp đỡ các nạn nhân.
Hơn 3.800 người chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ-Syria

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con
Chuyện đó đây - 2 giờ trướcVũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?
Chuyện đó đây - 5 giờ trướcĐây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 17 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 18 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.