Khi bố mẹ không sống chung nhà (4): Có những đứa trẻ không bất hạnh
GiadinhNet - Điều đáng lo ngại nhất cho những đứa trẻ khi có bố mẹ ly hôn đó là chúng không nhận được đầy đủ tình thương từ những bậc sinh thành. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây đã cho thấy, sự lo ngại trên sẽ không đáng có khi người lớn biết cách kết thúc tình riêng nhưng không quên nhiệm vụ làm cha làm mẹ của mình.
Con cái sống tốt khi bố mẹ ly hôn có văn hóa
Con tôi học cùng lớp với bé Linh suốt từ cấp 1 cho đến hết cấp 2. Bố mẹ bé Linh đều là họa sĩ, chia tay nhau khi cháu mới lên 4 tuổi. Sau ly hôn, Linh ở với mẹ. Mặc dù không sống một nhà cùng bố nhưng suốt 9 năm nay, không lúc nào Linh cảm thấy thiếu vắng tình thương của bố mình.
Hầu như ngày nào tôi cũng thấy bố Linh đến đón cháu ở trường. Cứ sáng mẹ chở Linh đến lớp. Chiều về bố Linh lại đến đón con. Anh thường ngồi ở sân trường nhìn con chơi đùa cùng bạn bè. Hai bố con Linh rất tình cảm. Hồi còn học tiểu học, tôi nhìn thấy bé Linh chạy ào ra thơm bố mình rồi lại chạy đi chơi với chúng bạn. Bố Linh rất quan tâm đến con gái. Hầu như cuộc họp phụ huynh nào cũng có mặt anh.
Suốt 9 năm bé Linh học cùng lớp con tôi, lần nào đi họp phụ huynh tôi cũng thấy bố Linh và mẹ Linh. Cả hai cùng đi họp phụ huynh cho con. Ngoài những buổi họp phụ huynh, những ngày lễ mà trường tổ chức sự kiện cho học sinh tham gia như lễ Trung thu, Noel, Hallowween, khai giảng, bế giảng… đều có sự có mặt của hai người.
Cho đến bây giờ, sau nhiều năm ly hôn, cả hai vẫn chưa ai tái hôn. Họ có yêu đương bồ bịch nhưng cả hai chưa ai đi thêm bước nữa.
Mặc dù bố mẹ ly hôn nhưng tôi thấy bé Linh không có biểu hiện gì của việc thiếu vắng tình yêu thương và sự quan tâm của cả bố và mẹ. Họ rất ít khi nói chuyện với nhau nhưng lại cùng có chung một mối quan tâm, đó là sự lớn lên của bé Linh.

Dù bố mẹ ly hôn nhưng bé Linh vẫn nhận được sự quan tâm yêu thương đủ đầy từ hai đấng sinh thành. Ảnh minh họa
Dù tòa án phán quyết Linh ở cùng mẹ nhưng điều đó không có nghĩa là sau ly hôn, bố Linh không có quyền chăm sóc dạy dỗ con. Mẹ Linh cũng không lấy việc chia tay chồng để “chia cách” tình cảm bố con của con mình. Chị thấy con mình cần tình yêu của bố trong quá trình lớn lên và trưởng thành nên luôn tạo mọi điều kiện để họ được gặp nhau và gần gũi nhau. Tuy nhiên, bố Linh cũng là một người đàn ông có văn hóa và lòng tự trọng. Anh chỉ quan tâm đến con mình và tuyệt nhiên không bao giờ có ý định “nhập nhèm” tình ái gì với vợ cũ. Mặc dù gặp nhau hàng ngày nhưng bố mẹ Linh hoàn toàn là người dưng có cùng một mối quan tâm về con.
Chính bởi cách ứng xử có văn hóa như vậy nên việc bố mẹ Linh chia tay không hề ảnh hưởng xấu đến cô bé.
Vui vẻ hơn khi bố mẹ chia tay
Trên thực tế, những câu chuyện chia tay có văn hóa như bố mẹ bé Linh cũng không phải là hiếm. Cách đây không lâu, con gái của nghệ sĩ Thanh Lam – Quốc Trung và một nữ sinh khác, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo, cả hai cô gái đều khá thoải mái và cho rằng, chuyện ly hôn của bố mẹ không ảnh hưởng thậm chí còn khiến cuộc sống và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn. Cả hai em đều cùng chung quan điểm, bố mẹ nếu không còn tình cảm với nhau, không thể chấp nhận nhau nữa thì nên ly hôn.
Nguyễn Thiện Thanh, con gái của nghệ sĩ Quốc Trung - Thanh Lam nói: “Khi bố mẹ ly hôn, em mới 2 tuổi nên chưa biết, cũng chưa hiểu gì về việc này. Lớn lên, khi đã nhận biết được chuyện bố mẹ không còn ở cùng nhau, em có hỏi bố về lý do 2 người chia tay, nhưng bố em bảo, đến khi nào em 20 tuổi, bố sẽ nói.
Bây giờ em 19 tuổi rồi, nhưng em cũng không quan tâm nhiều đến chuyện đó nữa. Bởi bố mẹ ly hôn nhưng vẫn quan tâm, chăm sóc bọn em đầy đủ, không để bọn em thiếu thốn về tình cảm nên em không hề thấy buồn.

Phút giây hạnh phúc của cháu Nguyễn Thiện Thanh, con gái của nghệ sĩ Quốc Trung - Thanh Lam khi được ở bên mẹ. Ảnh internet
Hơn nữa, em nghĩ, bố mẹ đã hết duyên hết nợ thì cũng nên thôi, chứ ở cùng nhau mà không khí không vui vẻ, căng thẳng thì sẽ còn buồn hơn nhiều”.
Còn em Trần Hải Lý – học sinh lớp 11 (Tân Mai – Hoàng Mai – Hà Nội) kể: “Bố mẹ em không hợp nhau nên đánh nhau, cãi vã nhau rất nhiều. Đến năm em học lớp 8 thì bố em yêu một người phụ nữ khác. Mẹ em ghen tuông nên suốt ngày phải cực khổ để đi rình mò mối quan hệ của bố em với người phụ nữ kia.
Sau đó, mẹ em còn tổ chức đánh ghen, rồi lại bị bố em đánh lại đến xây xẩm mặt mày. Em thương mẹ mà không làm được gì vì còn nhỏ quá. Hơn nữa em cứ nghĩ, chỉ 1 thời gian ngắn nữa, bố sẽ chán người phụ nữ kia và trở về với gia đình.
Tuy nhiên, càng ngày bố em càng vũ phu nên em đã bảo mẹ rằng, hay là mẹ ly hôn đi. Nhưng mẹ em không chịu. Mẹ em bảo, ly hôn bây giờ thì các con khổ lắm, có cha có mẹ vẫn hơn.
Vậy nhưng, 1 thời gian sau, có lẽ vì không thể tiếp tục chung sống với bố em được nữa nên mẹ gọi em ra rồi hỏi em có giận không nếu như mẹ và bố chia tay.
Em bảo, em muốn có một gia đình hạnh phúc, có đầy đủ cả bố cả mẹ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không còn chung sống được với nhau thì giải thoát cho nhau cũng là việc nên làm.
Thật không ngờ, mấy ngày hôm sau, bố em cũng đến trường đón em, đưa em đi ăn rồi xin lỗi em vì sẽ không thể cùng mẹ sống chung dưới một mái nhà để chăm sóc bọn em. Nhưng bố em hứa sẽ không để chúng em phải thiệt thòi.
Em gật đầu và bố mẹ em ly hôn. Sau đó, bố chuyển đi nơi khác còn lại 3 mẹ con.
Tuy nhiên, cũng từ đó, bố em không còn nặng nề với mẹ em nữa. Cuối tuần, bố vẫn về đón chúng em đi chơi. Bố mẹ em lại chào hỏi nhau như những người bạn.
Vì thế, em nghĩ, khi không thể có được hạnh phúc tròn đầy thì tốt nhất hãy chọn cái cách đỡ tổn thương hơn. Bởi, chúng em cũng sẽ không thể vui vẻ gì nếu sống cùng một mái nhà mà bố mẹ cứ cãi vã, đánh nhau, và coi nhau như kẻ thù”.
Từ những câu chuyện kể trên, có thể thấy ra được một sự thật là, không phải đứa trẻ nào có bố mẹ ly hôn thì cũng bị ảnh hưởng xấu như định kiến của không ít người hiện nay. Đó là chưa nói đến việc, tương lai của đứa trẻ thậm chí sẽ tốt hơn khi bố mẹ chia tay như trường hợp của cháu Hải Yến đã nêu ở trên. Bởi, chứng kiến cảnh bố mẹ coi thường nhau, bạo hành nhau, coi nhau như kẻ thù thì thà sống thiếu cha hoặc thiếu mẹ nhưng lại được hít thở không gian sống trong lành, bình yên.
Ngân Khánh

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 4 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 11 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 15 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.