Khi nào một ngày trên Trái Đất dài 25 tiếng?
GĐXH - Đồng hồ trên Trái đất sẽ không còn 24 giờ và thay đổi hoàn toàn thành 25 giờ do tốc độ quay quanh trục của hành tinh ngày càng chậm hơn.
Một ngày sẽ càng dài thêm

Mặt Trăng đang ngày càng rời xa Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, Mặt Trăng đang ngày càng rời xa Trái Đất, và điều này sẽ khiến hành tinh của chúng ta quay chậm hơn, làm một ngày dài hơn.
Nghiên cứu được công bố cho thấy vào khoảng 1,4 tỷ năm trước, một ngày trên Trái Đất mới chỉ dài 18 tiếng. Điều này có nguyên nhân phần nào do mặt trăng ở gần hơn và ảnh hưởng đến cách Trái Đất tự quay quanh trục.
Theo Telegraph, hiện tại mặt trăng đang di chuyển ra xa Trái Đất với tỷ lệ khoảng 3,82 cm một năm. Điều này có nghĩa là trong khoảng 200 triệu năm tới, chúng ta sẽ tiến tới thời điểm mà mỗi ngày trên Trái Đất dài 25 tiếng.

Sự dịch chuyển của Mặt trăng có thể tác động đến thời gian một ngày trên Trái đất - Ảnh: ERARTH.COM
Stephen Meyers, giáo sư khoa học địa chất Đại học Wisconsin-Madison cũng là đồng tác giả nghiên cứu, giải thích: “Khi Mặt Trăng di chuyển ra xa, Trái Đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật sẽ quay chậm lại khi vươn cánh tay ra ngoài".
Đó là bởi vì chuyển động của Trái Đất phần nào được quyết định bởi các thực thể xung quanh nó, như các hành tinh khác và Mặt Trăng, những thực thể tác động lực lên nó.
Sự thay đổi của lực này có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo quay quanh Mặt trời của Trái Đất cũng như quỹ đạo nó tự quay quanh mình. Những biến đổi này gọi là vòng tròn Milankovich, quyết định cách ánh sáng mặt trời được phân phối trên Trái Đất, từ đó quyết định nhịp độ quay và khí hậu của Trái Đất.
Trải qua hàng tỷ năm, thời gian trên Trái Đất đã thay đổi đáng kể do hệ Mặt trời có nhiều thành phần di chuyển, bao gồm các hành tinh khác xoay xung quanh Mặt trời.
Khi nào một ngày có 25 giờ?

Ảnh minh họa.
Nhưng khi nào sẽ xảy ra ngày 25 giờ? Các nhà khoa học cho biết khoảng 200 triệu năm nữa. Đó là điều không làm nhiều người cảm thấy ngạc nhiên vì điều này đã từng xảy ra trước đây. Trên thực tế, 1,4 tỷ năm trước, một ngày dài 18 giờ 41 phút, và trong thời đại khủng long, một ngày dài 23 giờ.
Nghiên cứu liên quan đến sự dịch chuyển của Mặt trăng do nhóm giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) thực hiện. Họ nhận thấy hiện Mặt trăng đang dần dần dịch chuyển ra xa Trái đất với tốc độ 3,81cm/năm.
Khi Mặt trăng di chuyển ra xa hơn, tác động lực hấp dẫn thay đổi của Mặt trăng lên Trái đất sẽ làm chậm chuyển động quay của Trái đất, từ đó khiến thời gian một ngày trên Trái đất càng dài hơn.
Nhà địa chất học Stephen Meyers - giáo sư tại Đại học Wisconsin-Madison, trưởng nhóm nghiên cứu - giải thích: "Khi Mặt trăng di chuyển ra xa, Trái đất giống như một vận động viên trượt băng nghệ thuật đang quay chậm lại khi họ dang tay ra".
Tuy nhiên theo giáo sư Stephen Meyers, tốc độ 3,81cm/năm là rất chậm. Nếu duy trì tốc độ này, ước tính mất đến khoảng 200 triệu năm, thời gian một ngày của Trái đất mới kéo dài đến 25 giờ.
Đến một thời điểm, Mặt trăng sẽ đạt đến một khoảng cách ổn định và chỉ có thể nhìn thấy được một phía từ Trái đất.
Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội
Chuyên gia hướng dẫn cách tính tiền chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2024

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 20 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 21 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần
Tiêu điểm - 2 ngày trướcChính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Loài cá mập lớn nhất thế giới 'gầy' hơn tưởng tượng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy loài cá mập vốn có kích thước lớn nhất thế giới sở hữu thân hình vừa dài lại khá thon gọn.

Bé gái mắc kẹt trong khách sạn đổ sập ở Myanmar sống sót thần kỳ sau 50 tiếng nhờ 1 thứ trong phòng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcBé gái đã kiên trì chờ đợi 50 tiếng trong hoảng sợ và cuối cùng đã được giải cứu.

Ảnh vệ tinh tiết lộ 'thành phố ma' dưới khu đô thị Thái Lan
Tiêu điểm - 3 ngày trướcBên dưới TP Nakhon Ratchasima của Thái Lan có tới 2 "thành phố ma" ẩn mình, chồng lấn lên nhau.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.