Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trái Đất sẽ ra sao nếu 8 tỉ con người đột ngột biến mất?

Chủ nhật, 14:41 18/08/2024 | Tiêu điểm

GĐXH - Nếu vào một ngày nào đó, 8 tỉ con người đột nhiên biến mất thì Trái Đất sẽ như thế nào?

Phát hiện đại dương kì lạ ngoại hành tinh gần Trái Đất, có thể có sự sốngPhát hiện đại dương kì lạ ngoại hành tinh gần Trái Đất, có thể có sự sống

GĐXH - Trái Đất không phải là thế giới đại dương duy nhất trong Hệ Mặt trời. Một hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời vừa được phát hiện có đại dương, có khả năng giúp duy trì sự sống.

Sự tĩnh lặng

Trái Đất sẽ ra sao nếu 8 tỉ con người đột ngột biến mất?- Ảnh 2.

Một khu đất bị cây xanh xâm lấn sau khi rơi vào tình trạng bỏ hoang sau nhiều năm. (Ảnh: William Widmer/The New York Times).

Nếu con người biến mất trên thế giới, điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất liên quan tới thính giác thay vì thị giác, theo Carlton Basmajian, phó giáo sư quy hoạch vùng miền và thiết kế đô thị ở Đại học Iowa. Thế giới sẽ vô cùng yên tĩnh, qua đó bạn sẽ nhận ra con người tạo ra bao nhiêu tiếng ồn. Sau một năm vắng bóng con người, bầu trời sẽ trong xanh hơn và không khí trong lành hơn. Gió và mưa sẽ làm sạch bề mặt Trái Đất. Tất cả khói mù và bụi do con người gây ra sẽ biến mất, theo The Conversation.

Trong nhà

Vào năm đầu tiên đó, khi nhà cửa không có bất kỳ ai ghé qua, không có nước trong vòi. Hệ thống nước đòi hỏi bơm thường xuyên. Nếu không có ai ở nhà máy cung cấp nước quản lý máy móc bơm nước, không có nước chảy tới hộ dân. Nhưng nước ở trong đường ống khi mọi người biến mất sẽ vẫn tồn tại vào thời gian mùa đông kéo đến, do đó vào đợt lạnh đầu tiên, không khí lạnh giá sẽ đông cứng nước trong đường ống, khiến đường ống nứt vỡ.

Ngoài ra, những ngôi nhà cũng không có điện. Nhà máy điện sẽ ngừng hoạt động bởi không có ai theo dõi máy móc và duy trì nguồn cung cấp nhiên liệu. Vì vậy, ngôi nhà sẽ chìm trong bóng tối, không có đèn, TV, điện thoại hay máy tính. Trong nhà sẽ phủ đầy bụi. Trên thực tế, bụi ở trong không khí mọi lúc nhưng chúng ta không chú ý tới bởi hệ thống điều hòa và máy sưởi thổi khí xung quanh.

Cỏ trong sân nhà sẽ mọc cao cho đến khi quá dài và mềm để mọc tiếp. Những gốc cỏ mới sẽ xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhiều cây cối chưa từng thấy trước đây sẽ bén rễ trong sân nhà bạn. Không có ai ở đó để nhỏ hoặc chặt cây.

Nhiều côn trùng sẽ vo ve xung quanh khu vườn. Mọi người thường diệt côn trùng bằng cách phun thuốc và loại bỏ môi trường sống của chúng. Không có con người, côn trùng sẽ quay trở lại và thống trị thế giới lần nữa.

Trên đường phố

Trong khu phố, động vật sẽ đi lang thang, đầu tiên là loài vật nhỏ như chuột, macmot, gấu mèo, chồn hôi, cáo và hải ly. Động vật lớn hơn sẽ xuất hiện sau đó, bao gồm hươu, chó sói đồng cỏ và đôi khi cả gấu.

Do không có đèn điện, thế giới tự nhiên sẽ quay lại đúng nhịp. Ánh sáng duy nhất đến từ Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao. Những đám cháy sẽ diễn ra thường xuyên. Sét có thể đánh trúng cây cối, cánh đồng, khiến bụi rậm bốc cháy, hoặc đánh vào nhà cửa. Không có con người cứu hỏa, đám cháy sẽ tiếp tục lan ra cho tới khi tự tắt rụi.

Quanh thành phố

Trái Đất sẽ ra sao nếu 8 tỉ con người đột ngột biến mất?- Ảnh 3.

Ảnh: Pexel.

Chỉ sau một năm, công trình bê tông như cầu đường, nhà chọc trời... vẫn nguyên vẹn. Nhưng sau một thập kỷ, các vết nứt sẽ xuất hiện cùng với cây dại mọc chen vào khe hở. Điều này xảy ra do Trái Đất thường xuyên dịch chuyển, kèm theo áp lực dẫn tới vết nứt. Cuối cùng, đường sá sẽ nứt nẻ đến mức trông như kính vỡ và cây dại mọc khắp nơi.

Những cây cầu trụ kim loại sẽ chậm rãi han gỉ. Dầm và chốt giúp cầu kiên cố cũng bị gỉ. Nhưng cầu bê tông lớn và đường quốc lộ cũng bằng bê tông sẽ tồn tại hàng thập kỷ. Đê đập mà con người xây dựng trên sông suối khắp thế giới sẽ xói mòn. Cây trồng mà con người ăn như ngô, khoai, cà chua sẽ bắt đầu biến mất. Gia súc sẽ trở thành con mồi dễ bắt cho gấu, chó sói đồng cỏ, sói hoang và báo. Mèo nhà sẽ trở thành mèo hoang và là mồi săn cho thú lớn. Hầu hết các loài chó sẽ không thể sống sót.

Sau một nghìn năm, thế giới sẽ trở thành nơi hầu như không thể nhận ra. Một vài công trình như tòa nhà chung cư, rạp chiếu phim hay trung tâm mua sắm đổ nát sẽ trở thành tượng đài cho nền văn minh đã biến mất.

Bảo vệ Trái Đất - trách nhiệm không của riêng ai

Trái Đất sẽ ra sao nếu 8 tỉ con người đột ngột biến mất?- Ảnh 4.

Ảnh: Earth.

Mỗi người trong số chúng ta cần ý thức được rằng, chúng ta chỉ có một Trái Đất duy nhất, và Trái Đất của chúng ta đang bị trọng thương, đang bị chính chúng ta tàn phá.

Nếu không thay đổi cách con người đối xử với thiên nhiên, Trái Đất sẽ phản ứng lại chúng ta theo quy luật "cái lò xo bị nén".

Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đa dạng sinh học ngày càng suy giảm, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng… mới chỉ là khởi đầu của sự bật lại đó.

Nhiều kết luận nghiên cứu khoa học được công bố đã cho rằng, nếu không thay đổi lối sống không bền vững như hiện nay, chúng ta có thể sẽ phải cần tới 2 - 3 Trái Đất.

Mời độc giả theo dõi video đang được quan tâm trên Gia đình và Xã hội

Chuyên gia hướng dẫn cách tính tiền chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2024


K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 3 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Vụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong

Tiêu điểm - 4 ngày trước

Một loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Loài chim quý hiếm không biết bay 'hồi sinh' sau 136.000 năm tuyệt chủng nhờ quá trình tiến hóa 'kì lạ'

Tiêu điểm - 4 ngày trước

GĐXH - Từng tuyệt chủng 136.000 năm, loài chim không biết bay này xuất hiện trở lại nhờ quá trình “tiến hóa lặp đi lặp lại” khiến giới khoa học đổ dồn sự quan tâm và chú ý.

Chuyện ít biết về nữ giáo sư Việt Nam được lấy tên đặt cho tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

Chuyện ít biết về nữ giáo sư Việt Nam được lấy tên đặt cho tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời

Tiêu điểm - 5 ngày trước

GĐXH - Nữ giáo sư Lưu Lệ Hằng sinh ra ở TP.HCM (Việt Nam) sau đó sang Mỹ để sinh sống và nghiên cứu lĩnh vực thiên văn học. Hiệp hội thiên văn Mỹ đã lấy tên bà để đặt cho tiểu hành tinh 5430 Luu.

Top