Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu chức năng đô thị tại Ao Sào (Hà Nội): Việc cấp nước không thành vì bị “xã hội đen” cản trở ?

Thứ sáu, 09:20 13/05/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Trước thực trạng hàng trăm hộ dân mòn mỏi chờ nước sinh hoạt sau nhiều tháng trời chuyển đến Khu chức năng đô thị Ao Sào, Chủ đầu tư là Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 cho biết: Việc cấp nước bị cản trở bởi thành phần “xã hội đen” và “chúng tôi cũng là nạn nhân”(?).

Không có nước, người dân biến hành lang nhà mình thành nhà máy… nước mini. Ảnh: P.B
Không có nước, người dân biến hành lang nhà mình thành nhà máy… nước mini. Ảnh: P.B

Dân khát...chủ đầu tư bất lực

Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết “Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “chết khát” trong khu đô thị cao cấp”, chúng tôi đã có buổi làm việc với Chủ đầu tư Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste để làm tiếp tục làm rõ các nội dung mà bạn đọc phản ánh.

Theo đó, nhiều hộ dân sau 2 năm mua nhà và chuyển đến ở tại Khu đô thị này nhưng không hề được Chủ đầu tư cung cấp một giọt nước sinh hoạt nào. Điều đó khiến nhiều hộ dân rất bức xúc, có đơn thư gửi các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Thậm chí, khi gửi kiến nghị đến Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý, họ cũng không hề được trả lời khi nào sẽ có nước để sinh hoạt.

Trước tình trạng thiếu nước và “sống như trên hoang đảo”, nhiều gia đình phải mua hàng trăm mét ống nước, rồi đến đặt vấn đề với những người dân ở làng Giáp Tứ bán lại với giá “cắt cổ” là 50.000 đồng/m3. Một số hộ dân khác không còn cách nào khác là ngậm ngùi bỏ ra hàng chục triệu đồng để khoan giếng và đầu tư hệ thống lọc nước ngay trong nhà mình. Điều đáng nói là trước đó, để được “có nước, có điện”, gần như tất cả các hộ dân nơi đây phải nộp thêm 7,2 triệu đồng/ căn hộ được hiểu là “phí bôi trơn”. Nhưng suốt 2 năm ròng, người dân ở đây vất vả đấu tranh mới có điện, còn nước sinh hoạt thì vẫn chẳng thấy đâu.

Ngay sau khi Báo GĐ&XH đăng tải thông tin trên, ông Trần Xuân Nghiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 cho biết: Việc Báo GĐ&XH phản ánh là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, nguyên nhân có từ nhiều phía.

Theo ông Nghiên, từ đầu năm 2014, phía Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch (KDNS) Hoàng Mai về việc khảo sát thiết kế, xây lắp công trình cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào. Sau đó, Công ty Lũng Lô 5 đã phối hợp với Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai, UBND phường Thịnh Liệt để tiến hành các công tác cần thiết để đấu nối nước cho dự án. Trong đó có việc lắp đặt 4 đường ống đi ngầm dưới đất từ dự án nối ra hố ga kỹ thuật trước đình Giáp Tứ (tổ dân phố 37).

Ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mặc dù Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã có văn bản khẳng định việc cấp nước cho Khu chức năng đô thị Ao Sào sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp nước đối với các hộ dân trên địa bàn phường, nhưng khi công nhân, kỹ thuật viên của Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đến đấu nối đều gặp sự cản trở và chống đối của người dân lân cận. Thậm chí, ông Nghiên còn cho biết có thành phần “xã hội đen” xăm trổ đe dọa, ngăn cản việc đấu nối này.

Muốn có nước, vẫn… phải chờ

Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “chết khát” trong khu đô thị cao cấp Quận Hoàng Mai, Hà Nội: Hàng trăm hộ dân “chết khát” trong khu đô thị cao cấp

GiadinhNet - Bỏ hàng tỉ đồng để mua căn hộ được quảng cáo là “cao cấp” thuộc Khu chức năng đô thị Ao Sào, nhưng nhiều năm nay, người dân ở đây vẫn không có nước sinh hoạt. Họ không ngừng kêu cứu nhưng mọi việc vẫn không có gì thay đổi.

Theo những tài liệu mà phía Chủ đầu tư là Công ty Lũng Lô 5 cung cấp, để thực hiện việc đấu nối hệ thống cấp nước cho Dự án Khu đô thị Ao Sào, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai đã thiết kế và phê duyệt phương án cấp nước đảm bảo yêu cầu về lưu lượng cho dự án, không ảnh hưởng đến việc cấp nước cho khu dân cư lân cận (làng Giáp Tứ, thuộc tổ dân phố 37).

Tuy nhiên, trong 3 lần Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối nước đều gặp sự cản trở quyết liệt từ một số người dân Giáp Tứ và thành phần “xã hội đen”. Đại diện Công ty Lũng Lô 5 cho biết, sau khi có ký kết và đầy đủ các văn bản pháp lý, ngày 21/1/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công đấu nối lần 1 tại cửa Đình làng Giáp Tứ thì bị một số hộ dân ra hiện trường phản đối, không cho tiến hành đấu nối. Mặc dù đã có cán bộ phường Thịnh Liệt có mặt giải thích và vận động nhưng một số hộ dân vẫn cố tình cản trở, bởi họ cho rằng, việc đào bới quá gần Đình Giáp Tứ sẽ ảnh hưởng đến chuyện tâm linh.

Trước tình hình trên, Chủ đầu tư và Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tiếp tục khảo sát vị trí khác không ảnh hưởng đến nhà dân cũng như giao thông đi lại. Đến ngày 2/4/2015, Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai và cán bộ phường Thịnh Liệt xuất trình các giấy tờ pháp lý liên quan để tiếp tục đấu nối nhưng người dân vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, một số người quá khích phá bờ rào ngăn cách thi công, vứt dụng cụ thi công, đe dọa công nhân khiến họ hoảng sợ phải bỏ về. Trước sự phản đối quyết liệt đến tận 12 giờ tối cùng ngày, cán bộ phường Thịnh Liệt phải yêu cầu đơn vị thi công một lần nữa phải dừng thi công, chờ phương án giải quyết.

Trong lần đấu nối thứ 3, phường Thịnh Liệt đã tổ chức nhiều cuộc họp cũng như cùng Xí nghiệp KSNS Hoàng Mai giải thích nên một số cán bộ tổ dân phố số 37 đã hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, đến ngày 17/11/2015, khi công nhân Xí nghiệp KDNS Hoàng Mai tổ chức thi công với sự giám sát của Công an phường nhưng sự việc vẫn gặp phải sự chống đối của người dân, đồng thời có nhiều kẻ xăm trổ, cởi trần… ra đe dọa và đuổi công nhân đang thi công.

Trả lời câu hỏi của PV Báo GĐ&XH, việc đấu nước thất bại như vậy, chủ đầu tư làm gì để đảm bảo đời sống của cư dân Khu chức năng đô thị Ao Sào, ông Trần Xuân Nghiên cho biết, mọi thứ đều phải… chờ. Theo ông Nghiên, trước mắt người dân chỉ còn cách đi... mua nước của dân cư ở làng Giáp Tứ hoặc tự khoan giếng lấy nước(?).

Bà Phạm Thị Lưu cho rằng, cách trả lời của đại diện Chủ đầu tư như thế này là thiếu trách nhiệm. “Trước khi triển khai dự án, công ty phải có các phương án về nước, điện cũng như các hạng mục phụ trợ khác. Bây giờ không thể lấy lý do người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối hoặc “xã hội đen” ngăn cản để biện minh lý do được. Nếu người dân ở làng Giáp Tứ không cho đấu nối vì nước yếu thì đã đành, còn nếu nước đủ công suất thì trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan chức năng ở đâu khi để “xã hội đen” lộng hành như vậy? Chẳng nhẽ chúng tôi bỏ hàng tỉ đồng ra mua nhà, bây giờ cứ phải dùng nước bẩn, ô nhiễm như thế này?”, bà Lưu đặt câu hỏi.

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 21 phút trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Xã hội - 44 phút trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 2 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 2 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 2 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 3 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 4 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Top