KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện
GiadinhNet - Sáng 4/12, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đây là một sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, là biểu tượng đặc biệt của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Tham dự Đại hội có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương.
Diễn ra sau 10 năm kể từ lần thứ nhất, Đại hội lần này có chủ đề "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước" với 1.593 đại biểu chính thức tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em.
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với 14,119 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Các DTTS sinh sống thành cộng đồng, đan xen với dân tộc đa số ở 51 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở miền núi, biên giới vùng kinh tế - xã hội (KT-XH) đặc biệt khó khăn; là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, KT-XH, quốc phòng – an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái.

Đại hội đại biêu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II.
Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú, đặc sắc, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Cộng đồng các DTTS là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, đều là "Con Rồng cháu Tiên" chung sống hòa thuận; một lòng theo Đảng, kề vai, sát cánh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ nhất (năm 2010) đến nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. Tổng hợp kết quả từ Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III của 363 huyện và 50 tỉnh/thành phố, sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ nhất, KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II.
Các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã ưu tiên nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS&MN, nhất là địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn, đạt được kết quả rất quan trọng; cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững hơn.
Mặc dù nguồn lực nhà nước còn khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước đã ưu tiên bố trí ngân sách Trung ương; các tỉnh, thành phố ưu tiên bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư cho vùng DTTS&MN.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và nguồn ngân sách đầu tư công tập trung xây dựng hàng vạn công trình đường, điện, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… ở vùng DTTS&MN; làm cho bộ mặt nông thôn miền núi đã có bước phát triển mới, cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng đồng bộ hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân: 100% đường từ tỉnh đến trung tâm huyện lỵ được rải nhựa hoặc bê tông hóa; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm huyện, trong đó trên 95% số km được cứng hóa.
100% xã, 97,2% thôn có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng điện đạt 96,7%; 100% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,5% xã có trạm y tế; 65,8% xã, 76,7% thôn có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng.

Với sự tham dự của 1.593 đại biểu chính thức tiêu biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em.
Công tác xóa đói, giảm nghèo được Đảng và Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, được cả xã hội quan tâm, đồng lòng ủng hộ, đạt được kết quả nổi bật. Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS&MN giảm 2-3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3-4%; các huyện nghèo giảm 4-5%, có nơi giảm trên 5%. Bước đầu đã thu hẹp một bước địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn; giai đoạn 2015 – 2019 đã có 22 huyện, 125 xã, 1.298 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở vùng DTTS&MN được Nhân dân hồ hởi hưởng ứng, chung tay thực hiện; đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, bộ mặt nông thôn miền núi đã có những đổi thay rõ rệt. Sau 10 năm thực hiện chương trình, đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả. Vùng DTTS&MN đã có 1.052 xã (chiếm 22,29%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 106 xã từ đặc biệt khó khăn đã phấn đấu trở thành xã nông thôn mới; có 27 huyện (chiếm 6%) vùng DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới.
Để phù hợp với đặc điểm của vùng DTTS&MN, Ban Chỉ đạo Trung ương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1385/QĐ-TTg về tiêu chí xây dựng thôn bản đạt chuẩn nông thôn mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, được cấp ủy, chính quyền các tỉnh vùng DTTS&MN đánh giá cao.
Đại hội cũng nêu lên mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030: Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức thu nhập so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân.
Gia tăng đầu tư nguồn lực của nhà nước và các thành phần kinh tế để quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xóa bỏ tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Lê Bảo

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 11 phút trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường ở Nam Định chính thức khánh thành
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Sau 29 tháng thi công, cầu Thiên Trường mang biểu tượng của Nam Định chính thức khánh thành, đưa vào sử dụng, góp phần hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông của tỉnh này.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Bắc Giang: Bắt chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ ngâm chất tăng trưởng
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Sử dụng chất kích thích tăng trưởng 6-Benzylaminopurine (chất kích thích tăng trưởng tế bào) để sản xuất giá đỗ, một chủ cơ sở ở tỉnh Bắc Giang bị cơ quan công an bắt giữ.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.