Lại tranh cãi nảy lửa chỉ vì chị chồng tố em dâu ích kỉ, "đến bát đũa cũng không cho mượn"
Ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vì người chị chồng thì quá ghê gớm, hay để ý chuyện nhỏ nhặt, còn cô em dâu thì chưa biết ý tứ, cư xử cho vừa lòng chị chồng.
Dường như những câu chuyện đời thường về mối quan hệtrong gia đình luôn là chủ đề bàn luận không bao giờ hết hot. Từ những mối quanhệ kinh điển như vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu… đến anh em họ hàng thân thích.Chuyện mẹ chồng nàng dâu diễn ra quá nhiều rồi, đến nỗi ai cũng mặc định trongđầu nếp nghĩ rằng, con gái đi lấy chồng điều lo lắng nhất luôn là người phụ nữđược chồng gọi là “mẹ”. Còn một mối quan hệ muôn thủa khác nữa, đó là chị/ emgái chồng và nàng dâu. Dường như luôn có rất nhiều vấn đề xảy ra trong giađình, nếu như tồn tại các mối quan hệ này cùng lúc.
Phải là người trong cuộc thì chúng ta mới hiểu đượcnguồn cơn của tất cả sự việc là do đâu. Mới đây, một bà mẹ trẻ có tài khoản fb là T.N, vì bức xúc không thể nhịn được đã đăng đàn tốem dâu trên mạng xã hội với đủ thứ chuyện vụn vặt, khiến dân tình tranh cãi ầm ĩ rằng ai đúngai sai.
Câu chuyện chị chồng - em dâu đang gây bão trong cộng đồng mạng.
Câu chuyện khá dài, đại ý là “không thể chấp nhận đượcloại em dâu như thế”. T.N cho biết, nhà chị có 2 gái 1 trai, chị lớn đã lấychồng, còn em trai vừa lấy vợ. Tất cả đều ở gần nhà mẹ đẻ, có thói quen thườngxuyên tụ tập ăn uống. Nhà đông con cháu nên mỗi lần sum vầy là lại ầm ĩ, thiếuthốn thứ gì mọi người đều chạy qua nhà nhau mượn, từ xoong nồi đến bát đũa.
Mọi thứ thay đổi kể từ khi cậu em út lấy vợ. “Mẹ em ít tổ chức anh em gặp mặt, hình như vì em dâukhông thích. Trước mặt thì vẫn vui vẻ, nhưng thấy thằng em trai nói với mẹ là từnay tụ tập ít thôi. Tụ tập suốt thế ai nấu cơm, ai rửa bát. Mà mỗi lần lên ăncó phải mình nó phải làm đâu. 2 chị chồng cũng làm cùng ấy chứ. Thứ 7, chủ nhậtcho cháu về chơi chắc cũng chả vui vẻ gì, mặc dù trước mặt vẫn cười nói. Đúnglà đồ giả tạo. Có lần thấy mẹ em bảo. con dâu không thích chung đụng bát đĩacác thứ đâu, cứ tìm đến cái nào là lại ở bên nhà chị D vậy mẹ. Thôi từ nay đừngcó sang nhà lấy bát nữa, bát nó mua đấy. Đúng là loại ích kỉ”.
"Mẹ tôi ít tổ chức gặp mặt gia đình hơn trước, kể từ khi có em dâu, vì hình như em dâu không thích".
Đến đôi dép còn xô, đôi đũa còn lệch, huống chi làngười với người. Ngay sau khi T.N đem chuyện của mình chia sẻ trên một diễn đànlớn, cả nghìn thành viên mạng đã nhảyvào “mổ xẻ” không thương tiếc. Có thể vì câu chuyện khá gần gũi với cuộc sốngthường nhật, nhiều chị em cũng từng phải đối mặt, nên thu hút sự quan tâm chú ýcủa khá đông các mẹ bỉm sữa. Đa phần đều cho rằng giọng điệu người chị chồng khá gaygắt, đọc qua thấy sự việc cũng chẳng có gì to tát, chỉ là sinh hoạt thường ngàymà thôi.
Bạn Anna Thuỳ Vân nhận xét: “Có thể do em dâu bạn kỹtính nên ngại va chạm, nhiều khi những thứ nhỏ nhặt trong nhà cũng đủ gây ra mộtcuộc chiến, nên cô ấy không muốn gây mất tình cảm chị em vì việc mượn bát đũa. Bạnthử trò chuyện với em dâu để hiểu tâm ý xem sao, phán xét 1 phía cũng không được”.
Thành viên Lan Chip tỏ ra đồng tình với cách ứng xửcủa cô em dâu hơn là chỉ trích theo người chị chồng : “Mỗi người mỗi tính, mìnhcũng rất ghét chung đụng. Bát đũa nhà mình mà bị người khác mượn, xong không cóý thức đem trả, lúc cần dùng lại chẳng có, phải bạn thì bạn có tức không. Chịem ruột thịt thì bạn thấy không sao, nhưng bạn cũng đi làm dâu như em ấy, sao bạnkhông thử đặt mình vào vị trí em dâu rồi hãy chê người ta ích kỷ”.
Bà mẹ trẻ Thiên An thì bức xúc góp ý với cô chị chồngghê gớm: “Mẹ nó đi làm dâu mà không hiểu cảnh nhà chồng cũng tụ tập ăn uốngxong một mình nai lưng ra dọn dẹp sao? Đi làm về mệt, còn con nhỏ quấy khóc,nhìn đống mâm bát bẩn thỉu đầy ra nhà, bạn có ức chế không. Bạn không kể rằngem dâu phàn nàn than thở, chỉ có mẹ bạn biết ý bớt gọi con cháu về nhà, chứng tỏem dâu rất tế nhị, đâu phải ích kỉ như bạn tố”.
Mọi người cũng cho rằng, T.N không nên gọi em dâu là“nó”. Trước cơn gạch đá như vũ bão của cư dân mạng, "tác giả" khơi mào cuộc khẩu chiến trên diễn đàn đã lên tiếng phản bác: “Tôi viết lên đâychỉ để giải toả stress, ai không thích thì bỏ qua. Nhà chị gái tôi dư sức muabát đĩa, nhưng 2 nhà gần nhau, sao tránh được đồ nhà này ở bên nhà kia, trẻ connó sang ăn rồi bê về ai biết được. Làm em dâu, chạy qua lại 2 nhà một tí có chếtai”.
Chị em thổi bùng lên cuộc chiến bàn phím vì câu chuyện mâu thuẫn chị chồng em dâu , đồng cảnh ngộ với nhiều người.
Không chỉ vậy, T.N còn cho biết mình không hài lòngvới thái độ của em dâu khi chị thỉnh thoảng gửi con nhờ bà ngoại trông: “Con nó 8 tháng, mẹ đẻ em trông cho đi làm. Con em 12tháng, thỉnh thoảng nhỡ ra đem lên gửi mẹ 1 hôm nó cũng khó chịu ra mặt. Mà cóphải lúc nào cũng gửi đâu, tháng chắc 2, 3 buổi. Nó bảo mẹ em là lúc nào mà emgửi con thì phải báo trước cho nó 1 hôm để nó sắp xếp công việc nghỉ ở nhà trôngcon nó, cho mẹ trông con của em. Có hôm e có việc bận nhờ mẹ trông giúp 2 tiếng,gửi từ 7h. Lẽ ra 9h đón nhưng chưa xong việc nên chưa về được, 10h nó gọi điệncho em hỏi: chị sắp về chưa? Có loại em dâu nào lại đi chị đạo cả chị chồng thếkhông?”.
Đọc đến đây thì chị em lại càngbùng lên tranh cãi dữ dội. Bởi lẽ, T.N đã cư xử hơi quá trong trường hợp này.Cô em dâu làm không hề tỏ ra chống đối hay khó chịu, nhưng có vẻ vẫn không làmvừa mắt chị chồng.
Thành viên Quynh Chi ôn tồn góp ý: “Cáigì cũng có qua có lại hết các mẹ ạ, đối xử tốt thì nhận lại tốt, còn sống ích kỷthì cười người hôm trước hôm sau bị cười thôi”.
Một số mẹ bỉm cùng chung hoàn cảnh có chị/ em chồng như T.N thì kể rằng mình đều trải qua mấy chuyện va chạm sinh hoạt giống thế, dù là chị chồng hay em dâu thì bên nào cũng vừa đúng vừa sai nên mới xảy ra mâu thuẫn. Ai cũng có lý lẽ của riêng mình, và đều bảo thủ, không chịu nói ra nên mới nghĩ về nhau một cách ức chế, phiến diện, thậm chí hiểu lầm cách cư xử của nhau.
Làm chị chồng khó, làm em dâu cũng chẳng dễ dàng gì.
Rất nhiều người thông cảm với suynghĩ của T.N, nhưng chuyện mà dính dáng tới trông con thì có vẻ cô hơi nhạy cảmquá. Nếu không phải gửi nhà mẹ đẻ, mà đem gửi con cho hàng xóm hoặc người quen,liệu diễn biến sự việc có giống như những gì mà người chị chồng đáo để này cảmnhận không? Chỉ là một câu hỏi thăm bao giờ chị về, mà cũng khiến cho mối quanhệ chị chồng – em dâu trở nên căng thẳng. Cũng khó trách được, bởi mỗi người cóquan điểm, góc nhìn khác nhau về cùng một sự việc.
Tuy nhiên, dù có bức xúc đến đâuthì mọi người cũng cho rằng T.N bưng lên mạng xã hội tố em dâu như này là hơiquá. Chuyện nhạy cảm trong gia đình thì nên khéo léo khuyên bảo nhau, chứ làmbung bét ầm ĩ lên chỉ để xả cơn giận trong lòng thì không đáng, lại bị mang tiếnglà chị chồng hẹp hòi. Cư dân mạng vẫn đang tiếp tục tranh cãi, bàn luận quanh chuyện của T.N, không có dấu hiệu ngừng lại, vừa góp ý cho chính chủ hiểu mâu thuẫn thực tế nằm ở đâu,cách giải quyết thế nào, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho nhiều nàngdâu khác cũng có chị/ em chồng. Cơm sôi thì bớt lửa, đều là người thân tronggia đình, nhường nhịn nhau một chút, dĩ hoà vi quý là ai cũng thoải mái cườivui, đơn giản vậy thôi.
Theo Tri thức trẻ
Đại học Harvard: 9 dấu hiệu thuở nhỏ ở trẻ là biểu hiện của những triệu phú ở tuổi trưởng thành
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Đại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
5 cung hoàng đạo nữ là 'cỗ máy kiếm tiền', trở thành chỗ dựa vững chắc cho chồng con
Gia đình - 4 giờ trướcGĐXH - Tử vi phương Đông cho rằng, có 4 cung hoàng đạo nữ sở hữu cá tính có phần mạnh mẽ nhưng lại là chỗ dựa vững chắc, mang may mắn và phú quý đến cho chồng con.
Bà qua đời, cháu ruột sững sờ nghe Tòa phán quyết người thân không được thừa kế 1 đồng
Gia đình - 5 giờ trướcNgười phụ nữ Trung Quốc để lại tài sản cho một gia đình không có quan hệ huyết thống với bản thân, thay vì họ hàng của mình.
Mẹ chồng tôi kiên quyết ly hôn ở tuổi 62 sau khi bóc trần sự thật chuyện bố chồng lén đổi điện thoại 1 tháng 2 lần
Chuyện vợ chồng - 16 giờ trướcCó lẽ đó là cánh cửa duy nhất để giải thoát cuộc hôn nhân bế tắc suốt 40 năm của bố mẹ chồng tôi.
Tiến sĩ Đại học Harvard: 5 cụm từ cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng nhưng lại là câu 'cửa miệng' của cha mẹ EQ thấp khiến con 'thui chột'
Nuôi dạy con - 18 giờ trướcGĐXH - Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 5 cụm từ mà các bậc cha mẹ nên tránh xa nếu muốn con cái có EQ cao.
Đi họp lớp, bạn học bị cười nhạo vì kiếm 7 triệu/tháng: Ra đến cửa, thấy 1 người đón anh ta thì tất cả chết điếng
Gia đình - 22 giờ trướcĐằng sau vẻ ngoài giản dị của bạn học này là con người thế nào?
Top 3 cung hoàng đạo có ý chí làm giàu từ sớm nên cuộc đời về sau sống ung dung sung túc
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này không chỉ được trời phú cho tài năng mà còn có sự quyết tâm và nghị lực đáng ngưỡng mộ trên con đường làm giàu.
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
Gia đình - 1 ngày trướcKhông ngờ, cô đã có sự chuẩn bị kỹ càng dành cho tôi.
Xúc động lá đơn xin nhập ngũ của chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcMặc dù thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ nhưng chàng trai mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Nghệ An đã viết đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự.
5 'nguyên tắc sống còn' nơi làm việc mà người EQ cao âm thầm nắm rõ, bảo sao họ hay được yêu mến, dễ thăng tiến
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Người EQ cao có thể nhận được sự yêu thương, tôn trọng từ cấp trên, đồng nghiệp vì cách xử sự khéo léo của mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.