Làm gì để phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, chăm sóc sức khỏe tình dục
GiadinhNet – Quan hệ tình dục an toàn, giữ vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ mắc nhiễm khuẩn đường sinh sản cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, các nhiễm khuẩn đường sinh sản tác động chủ yếu vào các cơ quan sinh sản và sinh dục. Bao gồm các bệnh lây qua đường tình dục và các nhiễm khuẩn đường sinh sản do sự phát triển quá mức của các vi khuẩn bình thường có trong âm đạo, như viêm âm đạo do trực khuẩn và viêm âm đạo do nấm Candida.
Hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục được truyền từ người này sang người khác qua giao hợp bằng đường hậu môn, miệng và âm đạo; một số bệnh lây qua đường tình dục có thể truyền qua đường hôn (Herpes, giang mai). Một số trường hợp có thể lây bệnh qua đường tiêm hoặc truyền máu nếu máu bị nhiễm bệnh (viêm gan B, HIV, giang mai), lây trong lúc mang thai (HIV, giang mai), lây trong sinh nở (Chlamydia, sùi mào gà, lậu, viêm gan B, Herpes, HIV) hoặc lây khi cho con bú (HIV).

Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên, Quảng Ninh khám phụ khoa cho bệnh nhân. Ảnh minh họa
Cả nam giới và phụ nữ đều có thể mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nhiều người khi được phát hiện thì bệnh đã nặng vì có thể mắc một số bệnh mà không có triệu chứng trong một thời gian dài. Một người cũng có thể mắc 2 bệnh lây qua đường tình dục cùng một lúc và nếu không được điều trị, một số bệnh này có thể trở thành mãn tính.
Mặt khác, một số triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục, như khí hư âm đạo có thể do một số nguyên nhân về sức khỏe khác, nên không nhất thiết cứ ra khí hư âm đạo nghĩa là bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Chính vì vậy điều quan trọng là cần phải có cán bộ y tế sàng lọc các triệu chứng.
Khi phụ nữ hoặc nam giới bị nhiễm bệnh, cần phải điều trị cho cả chồng/vợ hoặc bạn tình. Không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, nếu có thể. Dùng bao cao su là biện pháp tốt nhất để tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh sản cũng như tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp sau:
Sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp
Chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp với cơ thể mình. Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cơ thể như tăng cân, stress, thay đổi tâm trạng thất thường. Một số biện pháp tránh thai hiện đại, đem lại hiệu quả cao như: Bao cao su; thuốc tránh thai hàng ngày; thuốc tiêm tránh thai; que cấy tránh thai; đặt dụng cụ tử cung…
Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp bảo vệ được khuyến cáo với tất cả mọi người để ngừa mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục. Trong đó dùng bao cao su được coi là biện pháp an toàn, vừa giúp tránh thai vừa giúp tránh nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, để chủ động phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần tuân thủ chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người đặc biệt là với gái mại dâm.
Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách nhất là trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục.
Khám phụ khoa định kỳ
Khám phụ khoa định kỳ là một việc cần thiết để phụ nữ bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính mình. Nếu được thăm khám định kỳ, bệnh nhân và bác sỹ sẽ chủ động việc phát hiện bệnh, nhờ đó việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém.
Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục.
Dù không có triệu chứng gì thì bác sĩ cũng khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/năm, còn đối với những người có tiền sử mắc bệnh phụ khoa thì 6 tháng/lần. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như: soi tươi, nhuộm và cấy huyết trắng, siêu âm, soi cổ tử cung và nhất là phết tế bào âm đạo Pap smear để chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Uống nhiều nước
Lời khuyên dành cho phụ nữ là nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh. Tình trạng âm đạo khô có thể là do chị em bị thiếu nước, dẫn đến những khó chịu trong quan hệ tình dục và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vùng kín.
Ngày 25/2/2019, Bộ trưởng Y tế đã ban hành Quyết định 718/QĐ-BYT về việc tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030. Trong đó, chú trọng xã hội hóa việc xây dựng và triển khai chương trình phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh sản, sức khỏe tình dục; hướng dẫn triển khai các hoạt động dự phòng, tầm soát, kiểm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng, từng bước mở rộng nội dung, địa bàn để thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcDứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.