Lộ diện quái vật Ấn Độ 220 triệu tuổi: Một loài chưa từng thấy
Loài quái vật ăn thịt sơ khai Maleriraptor kuttyi đã lang thang ở Ấn Độ từ khi mảnh đất này còn là một phần của siêu lục địa cổ đại Gondwana.
Theo Sci-News, một loài quái vật mới đã được ghi danh vào dòng họ khủng long cổ xưa Herrerasauridae với tên gọi Maleriraptor kuttyi.
Loài mới đã được xác định thông qua các mảnh hóa thạch được khai quật tận 4 thập kỷ trước ở Đới Maleri Thượng, một thành hệ địa chất ở Thung lũng Pranhita-Godavari, miền Trung Ấn Độ.

Quái vật ăn thịt sơ khai Maleriraptor kuttyi - Ảnh: Márcio L. Castro
Thành quả mới đến từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Martín Ezcurra, một nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Argentina "Bernardino Rivadavia" và Đại học Birmingham (Anh).
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science, Herrerasaurus - tức khủng long họ Herrerasauridae - đại diện cho sự phân nhánh cổ xưa nhất của khủng long ăn thịt. Chúng đi bằng 2 chân, cơ thể dài từ 1,2-6 m.
Trong đó, quái vật Maleriraptor kuttyi đã lang thang ở vùng đất nay là Ấn Độ từ 220 triệu năm trước, tức giữa kỷ Tam Điệp (200 đến 251 triệu năm trước), là kỷ nguyên đầu tiên mà loài khủng long hiện diện trên Trái Đất.
Khi đó, tiểu lục địa Ấn Độ vẫn còn là một phần của Gondwana, siêu lục địa phía Nam đã tan vỡ, cũng bao gồm đất đai của Nam Cực, Nam Mỹ, châu Đại Dương ngày nay.
Loài mới được xác định này lấp đầy khoảng trống thời gian giữa Herrerasaurus Nam Mỹ và họ hàng trẻ hơn của chúng ở Bắc Mỹ.
Sự xuất hiện của một con Herrerasaurus vào niên đại 220 triệu năm ở Ấn Độ chỉ ra rằng trước khi lan tỏa đến Bắc Mỹ, một nhánh của họ khủng long này đã tìm đến miền đất hứa khác là Ấn Độ.
Các nhà khoa học cho rằng Ấn Độ thời kỳ đó cũng có khí hậu tốt tương tự Bắc Mỹ, bao gồm nhiệt độ trung bình hàng năm và lượng mưa tương đương.

Nhiếp ảnh gia dành 4 năm để đứng bên cửa sổ chụp đúng một chiếc bàn bóng: Những gì ghi lại được là cả cuộc đời
Chuyện đó đây - 8 giờ trướcSau ngần ấy thời gian, liệu có ai đó cuối cùng cũng chơi một ván bóng bàn thực sự không?

Phát hiện những chi tiết kỳ lạ không thể giải thích bên trong xác tàu ngầm Titan sau khi phát nổ 2 năm trước
Chuyện đó đây - 13 giờ trướcCon tàu ngầm đi tham quan tàn tích Titanic đã phát nổ và cướp đi sinh mạng 5 người trong khoang.

Đom đóm chưa hề tuyệt chủng hoàn toàn và chúng có thể quay trở lại
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcChúng ta có thể làm gì để bảo vệ đom đóm?

Người cha bỏ việc, bán 5 căn nhà, chi 36 tỷ đồng cho 2 con du học: “Tôi chắc chắn không hối hận”
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc từ bỏ việc kinh doanh phát đạt và bán 5 căn nhà để cùng 2 con trai du học, theo đuổi giấc mơ sân cỏ.

Hệ Mặt Trời vừa phát hiện thêm một thành viên bí ẩn, và nó đang thách thức cả giả thuyết Hành tinh thứ Chín
Chuyện đó đây - 2 ngày trước2017 OF201 được xếp vào nhóm thiên thể vượt Sao Hải Vương (trans-Neptunian object, TNO) - tức nằm xa hơn cả hành tinh thứ tám trong Hệ Mặt Trời

Phát hiện "kho báu" quý giá dưới móng của tòa nhà
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcChiếc nhẫn đều được khai quật ở nền móng của một tòa nhà lớn, cho thấy sự giàu có của những người ở đó.

Rơi máy bay trực thăng tại Ấn Độ, 7 người có thể đã thiệt mạng
Bốn phương - 3 ngày trướcChiếc máy bay trực thăng của hãng Aryan Aviation mang theo 6 hành khách và 1 phi công đã gặp nạn tại bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.

Những thành phố có cuộc sống đáng mơ ước nhất hành tinh
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcOxford Economics vừa công bố bảng xếp hạng Global Cities Index 2025, hé lộ bức tranh cạnh tranh sôi động giữa các đô thị toàn cầu về chất lượng sống, môi trường, kinh tế.

Chú chim hải âu cô đơn nhất thế giới: Mãi mãi không thấy đường về nhà và hành trình ngàn dặm được cả địa cầu dõi theo
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcMột chú chim hải âu lớn cứ bay mãi trên trời một cách bí ẩn.

Bí mật của cục tẩy: Cô giáo nhìn cục tẩy biết tính cách học sinh, bạn thuộc loại nào?
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Hiệu ứng cục tẩy" trong giáo dục trở thành đề tài hot khiến nhiều người thích thú.

"Huyết mạch của sự sống" tồn tại trên cả 7 hành tinh TRAPPIST-1
Chuyện đó đâyMột bước tiến lớn trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh vừa đạt được nhờ "mắt thần" của siêu kính viễn vọng James Webb.