Hà Nội
23°C / 22-25°C

Loại rau nào dễ nhiễm khuẩn nhất?

Thứ năm, 10:45 16/12/2010 | Sống khỏe

Nghiên cứu mới đây của Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ cho thấy, rau sống có sự hiện diện của bào nang gây bệnh đường ruột mà mắt thường không nhìn thấy được.

Rau ngổ, rau húng nhiễm khuẩn cao nhất

Trong một nghiên cứu kéo dài 1 năm về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn trên rau sống, nước tưới, nước phun tươi của rau sống trên địa bàn Hà Nội, GS.TS Phùng Đắc Cam, ThS Nguyễn Thùy Trâm (phòng Nghiên cứu các nhiễm trùng đường ruột, khoa Vi khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ) đã phát hiện loài đơn bào Cyclospora gây bệnh tiêu chảy từ rau ăn sống, nước sinh hoạt và nước thải.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bào nang Cyclospora được tìm thấy 34 trên tổng số 288 mẫu nước và rau tại chợ (11,8%), còn ở ruộng là 24/287, tương đương 8,4%. Tất cả các loại rau sống nghiên cứu được bán ở chợ và trồng tại ruộng đều nhiễm bào nang này nhưng đáng chú ý, số rau ở chợ có tỷ lệ nhiễm bào nang Cyclospora cao hơn rau được trồng tại ruộng, đặc biệt là rau ngổ và rau húng.
 

Trong các loại rau nói trên, tỉ lệ nhiễm cao nhất là rau ngổ bởi rau được trồng dưới nước, lại có thân xốp. Do vậy, ngoài bào nang Cyclospora thì khả năng vi khuẩn và các loại ký sinh trùng khác có thể bám vào thân, đi từ dưới lên, cư trú phía trong rau. Ngó sen được sử dụng để làm nộm, salat cũng thuộc nhóm nguy cơ cao như rau ngổ.

Tỷ lệ nhiễm bào nang này cũng theo mùa, thường là trước mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4. Còn nguồn nước để vẩy rau tại chợ chủ yếu lấy nước vòi nhưng vẫn nhiễm Cyclospora và nước tưới tại ruộng cũng như nước được dùng để rửa rau trước khi đưa ra chợ có tỷ lệ nhiễm cao hơn. 

Rau sống ở chợ nhiều ký sinh trùng hơn ở ruộng

Theo ThS Trâm, trong một nghiên cứu gần đây chưa được công bố, ở các mẫu xét nghiệm tìm bào nang Cyclospora, họ còn kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn Coliform, là yếu tố chỉ thị nhiễm phân. Tất cả các mẫu đều cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn này cao đối với rau được bán tại chợ. Nguyên nhân rau tại chợ nhiễm khuẩn cao hơn khi được bán tại chợ là do nhiều yếu tố.

Sau khi cắt hái tại ruộng người bán thường sử dụng nguồn nước thải sinh hoạt để rửa rau sau thu hoạch nên dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, rau còn được đựng trong các dụng cụ như rổ, rá không đảm bảo an toàn, vận chuyển... hay phun nước có nhiễm khuẩn lấy từ vòi hoặc bọc rau bằng bao tải bẩn và ẩm ướt nhằm mục đích làm tươi.

Việc tìm thấy vi khuẩn Coliform ở chợ cao hơn ở ruộng không có nghĩa là ở ruộng không có mà chủ yếu là do loài vi khuẩn này rất dễ bị chết bởi ánh nắng mặt trời khi trồng ngoài ruộng.

Còn GS.TS Cam phân tích thêm, ngoài bào nang Cyclospora, rau sống còn có nguy cơ nhiễm các loài khác như: trứng và ấu trùng các loại giun, giun đũa chó, amip và các loại đơn bào khác như Giardia lamblia, Cryptosporidium spp... Mỗi loài đều sản sinh ra các bệnh khác nhau cho người ăn, trong đó chủ yếu gây bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng và HIV/AIDS...
 
Theo Bee.net.vn
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ

5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Dưới đây là 5 loại rau củ mùa đông tốt cho sức khoẻ bạn nên bổ sung thường xuyên.

Người phụ nữ đi cấp cứu gấp sau khi ăn thịt lợn cuốn loại lá này

Người phụ nữ đi cấp cứu gấp sau khi ăn thịt lợn cuốn loại lá này

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Vài tiếng sau khi ăn thịt lợn cuốn lá lộc mại, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, chóng mặt… nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai bị lưỡi câu móc vào mắt

Bé trai bị lưỡi câu móc vào mắt

Y tế - 12 giờ trước

Ngày 18/12, các bác sĩ Khoa Mắt (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) cho biết, vừa tiếp nhận, điều trị cho một bé trai bị lưỡi câu móc vào mi mắt.

Sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng do thủng dạ dày tá tràng vì lạm dụng thuốc giảm đau

Sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng do thủng dạ dày tá tràng vì lạm dụng thuốc giảm đau

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Cụ bà 85 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn trên hàng loạt bệnh lý nền khác như tim mạch, hô hấp, xương khớp, thoát vị đĩa đệm... dẫn đến đe dọa tính mạng.

Bé gái 7 tuổi ở Tuyên Quang nhập viện gấp sau khi ăn cháo sáng

Bé gái 7 tuổi ở Tuyên Quang nhập viện gấp sau khi ăn cháo sáng

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Qua nội soi, các bác sĩ phát hiện mảnh xương lợn có đầu sắc nhọn, kích thước khoảng 1,2x0,7 cm găm vào thành thực quản cách cung răng hàm trên khoảng 18 cm.

Mệt mỏi, sụt cân, người đàn ông ở Hà Nội sốc khi được phát hiện căn bệnh không ngờ tới

Mệt mỏi, sụt cân, người đàn ông ở Hà Nội sốc khi được phát hiện căn bệnh không ngờ tới

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH – Tại bệnh viện, các kết quả cho thấy tổn thương của bệnh nhân hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm, xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái.

Người phụ nữ 62 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ phải đặt 2 stent mạch vành từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 62 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ phải đặt 2 stent mạch vành từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Xuất hiện những cơn đau thắt ngực không ổn định, tăng huyết áp, nữ bệnh nhân đi khám bất ngờ phát hiện mắc bệnh mạch vành, cần phải can thiệp.

Nghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển

Nghiên cứu mới về chế độ ăn giàu omega-3 làm ung thư tuyến tiền liệt chậm phát triển

Sống khỏe - 16 giờ trước

Nghiên cứu của UCLA (Đại học California-Los Angeles) cho thấy chế độ ăn ít omega-6, giàu omega-3 và dầu cá có thể làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.

Cách khắc phục và phòng ngừa căn bệnh là nỗi 'ám ảnh' trong mùa đông

Cách khắc phục và phòng ngừa căn bệnh là nỗi 'ám ảnh' trong mùa đông

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, nhiệt độ thấp khi trời lạnh sẽ tác động lên màng hoạt dịch các khớp khiến cho các khớp có thể sưng, co cứng gây nên các triệu chứng đau nhức hoặc viêm khớp nhất là ở khớp đầu gối, khớp vai và bàn tay.

Tại sao đi bộ nhanh sau khi ăn lại quan trọng?

Tại sao đi bộ nhanh sau khi ăn lại quan trọng?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Đi bộ nhanh sau ăn có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng năng lượng, kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cường trao đổi chất…

Top