Sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng do thủng dạ dày tá tràng vì lạm dụng thuốc giảm đau
GĐXH - Cụ bà 85 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn trên hàng loạt bệnh lý nền khác như tim mạch, hô hấp, xương khớp, thoát vị đĩa đệm... dẫn đến đe dọa tính mạng.
Có triệu chứng thủng dạ dày tá tràng kéo dài suốt 4 ngày mà không biết
Cụ bà đã may mắn thoát chết nhờ được các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E mổ cấp cứu thành công. Ca bệnh này không chỉ thách thức về mặt chuyên môn mà còn là bài học cảnh báo về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Qua khai thác tiền sử bệnh án, cụ bà bị đau cột sống thắt lưng mạn tính nên đã tự mua thuốc về điều trị, nhưng trong số thuốc đó có thành phần giảm đau tác dụng phụ lên dạ dày tá tràng và gây loét thủng. Hơn nữa, do người bệnh đã già yếu với nhiều bệnh lý nền kèm theo như huyết áp, tim mạch… nên các triệu chứng của thủng dạ dày tá trạng kéo dài suốt 4 ngày. Người bệnh vẫn tiếp tục sử dụng thuốc giảm đau nhưng tình trạng vẫn chưa thuyên giảm, thậm chí ngày càng trầm trọng hơn.
Khi đã xuất hiện tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, bụng trướng nhiều, người bệnh mới được đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ khẩn trương thăm khám và cho thực hiện các cận lâm sàng cần thiết. Kết quả chụp CT ổ bụng ghi nhận: viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng mặt trước tá tràng – hang vị. Nhận định đây là trường hợp nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng ổ bụng, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn khẩn liên khoa: cấp cứu, tiêu hóa, gây mê hồi sức… và đưa ra phương án phẫu thuật cấp cứu để khâu lỗ thủng.

Cụ bà đã may mắn thoát chết nhờ được các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E mổ cấp cứu thành công. Ảnh: BVCC.
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp – Khoa Phẫu thuật tiêu hóa cho biết, việc đưa ra quyết định phẫu thuật cho cụ bà 85 tuổi là một thách thức lớn đặt ra cho các phẫu thuật viên. Bởi vì, cụ bà còn mắc nhiều bệnh lý nền khác như bệnh tim mạch, hô hấp và loãng xương… khiến việc lựa chọn phương án phẫu thuật trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Chính vì vậy, mỗi bước trong quá trình phẫu thuật đều được các bác sĩ hội chẩn, lên kế hoạch chi tiết từng bước, từ đánh giá tiền mê, kiểm soát huyết áp, đến hồi sức sau mổ… và phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa.
Ca mổ cấp cứu nhanh chóng được tiến hành dưới sự chỉ huy của TS.BS Hữu Hoài Anh – Trưởng khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E. Quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên phát hiện ổ bụng có rất nhiều dịch mủ, giả mạc do lỗ thủng từ môn vị dạ dày xuống mặt trước trên hành tá tràng có kích thước 2cm, trên nền ổ loét xơ chai. Các phẫu thuật viên nhanh chóng tiến hành làm sạch ổ bụng, phẫu thuật khẩn cấp khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.
Ngay sau mổ, người bệnh được chuyển điều trị hồi sức tích cực để theo dõi tiếp sốc nhiễm trùng nhiễm độc nặng do viêm phúc mạc toàn thể vì thủng dạ dày tá tráng.
Người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà
ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp chia sẻ, thủng tạng rỗng có nhiều nguyên nhân và được đánh giá là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, đặc biệt ở người lớn tuổi có bệnh nền như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… Bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng và tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó, việc chẩn đoán nhanh chóng và can thiệp phẫu thuật với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều chuyên khoa: gây mê, tim mạch, hồi sức… có vai trò quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân khỏi tử thần.
Cùng với đó là quá trình hồi sức và chăm sóc sau phẫu thuật cũng rất quan trọng. Việc theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe và điều trị nhiễm trùng triệt để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng. Dưới sự theo dõi và chăm sóc tận tình của đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng của khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E sức khỏe của cụ bà đã ổn định. Đến nay, người bệnh đã tỉnh táo và tiếp tục được chăm sóc hồi phục thể trạng và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Ảnh: BVCC.
Thông qua trường hợp người bệnh này, ThS.BS Nguyễn Khắc Điệp khuyến cáo, với các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, người dân không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều bệnh lý nền.
Bệnh viện E với vai trò là Bệnh viện đa khoa trung ương hạng I với nhiều chuyên khoa mũi nhọn: tim mạch, tiêu hóa, cơ xương khớp, gây mê hồi sức… có đầy đủ các điều kiện để xử lý kip thời những ca bệnh phức tạp như trường hợp cụ bà 85 tuổi này, không chỉ đảm bảo thực hiện thành công ca phẫu thuật mà còn quản lý hiệu quả các yếu tố nguy cơ, hạn chế tối đa biến chứng trong và sau phẫu thuật. Trường hợp cụ bà 85 tuổi được cứu sống chính là minh chứng rõ ràng cho năng lực chuyên môn và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa, khẳng định vai trò của bệnh viện trong việc điều trị các ca bệnh khó, đặc biệt là những người bệnh cao tuổi hoặc có nhiều bệnh lý nền phức tạp.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 42 phút trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 5 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 8 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.