Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?
GĐXH - Diễn viên Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn...
Thông tin từ fangage Nhà hát kịch Idecaf vừa qua đã đưa ra thông báo hủy 2 suất diễn vở Dưới bóng giai nhân ngày 14 và 15-12 tại Nhà hát Bến Thành vì nghệ sĩ Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
Chia sẻ riêng với Tuổi Trẻ Online, đại diện Nhà hát kịch Idecaf cho biết Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn nên nhà hát phải cấp tốc thông báo lịch hủy, dời suất diễn.

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề về thanh quản, không thể diễn trong thời gian tới.
Trước đó trong cuộc gặp gỡ báo chí để thông báo công diễn vở kịch Dưới bóng giai nhân, Hồng Ánh cho biết khi đang tập giữa chừng thì cô gặp vấn đề về sức khỏe. Khi đi khám, bác sĩ thông báo nếu không chữa trị đến nơi đến chốn có khả năng mất tiếng vĩnh viễn.
Tuy nhiên vì quá yêu mến vai diễn trong Dưới bóng giai nhân, Hồng Ánh đã cố gắng với mong muốn vượt qua bệnh tật để đem đến cho khán giả một vai diễn mà cô tâm đắc.
Trên trang cá nhân của mình, Hồng Ánh gởi lời xin lỗi đến khán giả. Cô nói quyết định này là việc cô không mong muốn.
Dây thanh quản là gì?
Dây thanh quản là hai dải cơ bên trong thanh quản có vai trò phát âm hoặc tạo ra âm thanh. Khi phát âm, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh âm rung động tạo thành tiếng. Ngược lại, khi im lặng dây thanh âm đóng lại và không phát ra âm thanh.
Thông thường khi mới sinh, dây thanh âm sẽ dài khoảng 6 đến 8mm và phát triển dần khi bước vào tuổi trưởng thành. Sự khác nhau về chiều dài và độ dày của dây thanh quản dẫn đến sự khác nhau về cao độ giọng của mỗi người. Dây thanh dày hơn sẽ tạo ra âm vực thấp hơn hoặc giọng trầm hơn.
Kích thước dây thanh quản ở nam giới và nữ giới là khác nhau. Dây thanh quản của nam giới ở độ tuổi trưởng thành thường dài khoảng 1,75 - 2,5cm, trong khi của nữ là từ 1,25 đến 1,75cm. Dây thanh quản của nam dài và dày hơn so với nữ do đó giọng sẽ trầm hơn.

Ảnh minh họa
Một số bệnh lý ảnh hưởng đến dây thanh quản
Viêm thanh quản cấp tính: Bạn có thể mắc viêm thanh quản cấp tính nếu đang nhiễm trùng hoặc làm căng dây thanh âm do lạm dụng sử dụng giọng nói quá to, thường xuyên.
Viêm thanh quản mạn tính: Bệnh thường kéo dài hơn ba tuần, do thuốc lá, dị ứng hoặc chứng trào ngược.
Rối loạn chức năng dây thanh: Điều này xảy ra khi dây thanh âm không hoạt động một cách bình thường.
Tổn thương dây thanh: Tình trạng tổn thương dây thanh phát triển nhưng không phải ung thư mà là các nốt sần, polyp hoặc u nang, đặc biệt là khi bạn sử dụng giọng nói quá nhiều.
Liệt dây thanh: Xảy ra khi một hoặc cả hai dây thanh âm không di chuyển bình thường.
Chấn thương dây thanh: Chấn thương do lạm dụng giọng nói khi nói, la hét hoặc hát trong thời gian dài. Nếu bạn bị đánh, tác động vào cổ họng có thể làm chấn thương thanh quản của bạn.
Ung thư thanh quản: Đây là loại ung thư biểu mô thanh quản thuộc ung thư tế bào vảy, xảy ra khi biểu mô tăng trưởng mất kiểm soát, hình thành nên khối u.

Ảnh minh họa
Làm thế nào để chăm sóc thanh quản?
Để phòng các bệnh liên quan đến dây thanh quản, bạn cần thực hiện tốt những điều sau đây:
- Hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
- Hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách không tiếp xúc với người có dấu hiệu bệnh. - Uống 1,5-2 lít nước/ngày để cổ họng không bị khô.
- Hạn chế nói chuyện, la hét trong thời gian dài.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.