Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại?

Chủ nhật, 21:10 04/08/2019 | Xã hội

Năm học mới 2019-2020 sắp bắt đầu là lúc phụ huynh phải lo toan học phí, áo quần, sách vở... cho con và cũng không ít phụ huynh còn lo cho con vào... lớp chọn.

 Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại? - Ảnh 1.

Học sinh cần có thêm thời gian để giải trí, nghỉ ngơi, vui chơi. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch

Xuất phát từ chỉ tiêu thành tích học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia của trường, của địa phương và cũng là thương hiệu của trường nên nhiều hiệu trưởng đầu tư cho việc hình thành lớp chọn trong trường.

Có trường hợp 'chạy vào lớp chọn'

Để tổ chức lớp chọn, mỗi trường đầu năm học có cách “lựa gà” riêng. Có trường tổ chức thi tuyển vào lớp chọn (lớp 4 đối với tiểu học, lớp 6 đối với THCS); cũng có trường xét tuyển dựa vào học bạ.

Được vào lớp chọn là vinh dự cũng là áp lực với học sinh. Các em phải thi đua học để được chọn vào đội tuyển thi huyện, tỉnh. Do vậy ngoài việc học chính khóa với lượng kiến thức nâng cao, các em còn phải tham gia bồi dưỡng để thầy cô “luyện gà” thi đấu, đi học thêm... Nếu đạt giải huyện, các em tiếp tục được bồi dưỡng để thi tỉnh, chẳng có thời gian giải trí , nghỉ ngơi, vui chơi…Đối với học sinh lớp chọn chỉ có học và học.

Vì vậy một số ít phụ huynh thấy con quá áp lực trong việc học , mất cả tuổi thơ, nên đã xin cho ra khỏi lớp chọn hoặc chuyển trường khác. Tuy nhiên, đa số thích con học lớp chọn vì được học với thầy cô có năng lực, có kinh nghiệm bồi dưỡng, có tâm huyết được nhà trường phân công giảng dạy, chủ nhiệm giúp con em phát huy năng lực, đạt thành tích cao. Chính vì thế nhiều phụ huynh bằng mọi cách cho con vào lớp chọn, từ việc cho luyện thi đến nhờ vả thậm chí “chạy vào lớp chọn”…là một thực tế hiện nay.

Hệ lụy không ít

Việc hình thành lớp chọn cũng có ưu điểm thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tham gia các kỳ thi, phát triển năng lực học sinh, tạo động lực học tập phát triển đẩy mạnh phong trào học sinh giỏi trong nhà trường. Tuy nhiên hệ lụy của nó cũng không ít.

Đó là việc thầy cô giáo được phân công dạy và không được dạy lớp chọn đã tạo ra sự phân biệt không đáng có, gây mất đoàn kết, thiếu công bằng giữa học sinh giữa các thầy cô với nhau trong nhà trường do vậy nhiều thầy cô đề nghị bốc thăm lớp dạy, lớp chủ nhiệm là vậy. Rồi thầy cô được dạy, chủ nhiệm lớp chọn thì vui vẻ bởi toàn là học sinh có học lực giỏi, hạnh kiểm khá tốt trở lên, thành tích thi đua cuối năm khỏi phải lo lắng, tự nhiên mặc định là giáo viên giỏi, được nhà trường tín nhiệm, học sinh phụ huynh cũng theo đó tôn trọng kính nể. Ngược lại thầy cô dạy, chủ nhiệm lớp thường, tập trung những học sinh còn lại “tấm dưới sàn” thì vất vả vô cùng, lớp không có nhân tố điển hình (học sinh giỏi) để kích thích bạn bè thi đua học tập, khi tham gia phong trào cũng không có hạt nhân để tập hợp các bạn, thi đua cuối năm luôn ở vị trí thấp là đương nhiên.

 Lớp chọn: Cấm nhưng sao vẫn tồn tại? - Ảnh 2.

Học sinh cần tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để phát triển toàn diện. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch


Thầy cô được nhà trường phân công dạy lớp thường đều có chung nhận xét: “Ở các lớp này không có tinh thần, động cơ thi đua học tập vì em nào cũng như em nấy, học yếu như nhau nên rất cực nhọc trong việc giảng dạy do phải đầu tư thời gian, công sức … rất nhiều nhưng các em tiếp thu chậm vì năng lực hạn chế. Đã vậy còn phải chịu tiếng là dạy dở mặc cảm với đồng nghiệp, học sinh phụ huynh. Sự thiếu công bằng này là tiền đề cho việc mất đoàn kết trong nội bộ thầy cô, sự phân biệt trong học sinh từ lớp chọn mà ra như phân tích ở trển.

Vậy có cần thiết phải lập lớp chọn không ? Giữa lợi ích và hệ lụy hiệu trưởng nên cân nhắc. Còn việc các trường lập lớp chọn cấp quản lý là phòng, sở Giáo dục có biết không? Câu trả lời là có, nhưng không có cơ sở để xử lý bởi khi kiểm tra nhiều hiệu trưởng tìm cách đối phó, lập luận: Đó không phải là lớp chọn vì vẫn dạy theo chương trình chung, thầy cô giảng dạy, chủ nhiệm được thay thế luôn phiên hàng năm, không có tồn đọng gì trên hồ sơ là lớp chọn.

Công văn số 2449 ngày 27/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS dưới bất kỳ hình thức nào". Thế nhưng thực tế lớp chọn vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức từ tiểu học đến THCS. Đa số thầy cô rất mong hiệu trưởng các trường xem xét toàn diện lợi ích và hệ lụy của việc lập lớp chọn ở cấp tiểu học, THCS. Đừng vì chất lượng mũi nhọn, thành tích mà quên đi chất lượng đại trà. Đặc biệt giáo dục phải tạo ra sự công bằng, không có sự phân biệt giữa học sinh với học sinh và thầy cô với thầy cô  trong cùng một trường học. Điều này cũng là việc thực hiện nền nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, tinh thần thượng tôn pháp luật của mọi công dân.

Theo Thanh Niên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
CSGT Hà Nội ghi hình xử lý người đi sai làn đường Phạm Văn Đồng

CSGT Hà Nội ghi hình xử lý người đi sai làn đường Phạm Văn Đồng

Xã hội - 37 phút trước

Từ ngày 4/7, theo phương án tổ chức giao thông của Sở Xây dựng Hà Nội, tuyến Phạm Văn Đồng được phân làn bằng dải phân cách cứng. Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã tăng cường lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và ghi hình xử lý những trường hợp cố tình vi phạm.

Hà Nội cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước 30/8

Hà Nội cải tạo, chỉnh trang hai bên sông Tô Lịch trước 30/8

Xã hội - 43 phút trước

Lãnh đạo UBND TP Hà Nội yêu cầu từ nay đến trước ngày 30/8, các phường dọc hai bên bờ sông Tô Lịch phải triển khai xong toàn bộ việc cải tạo, chỉnh trang 2 bên sông.

4 con giáp bị đánh giá sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân: Bạn có tên trong danh sách?

4 con giáp bị đánh giá sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân: Bạn có tên trong danh sách?

Đời sống - 44 phút trước

GĐXH - Theo tử vi 12 con giáp, có những con giáp thường bị người khác nhìn nhận là sống quá thiên về bản thân, coi trọng lợi ích cá nhân hơn là tình thân, tình bạn.

Nhân viên ngân hàng ở Huế chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng

Nhân viên ngân hàng ở Huế chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng

Xã hội - 47 phút trước

Trong thời gian làm việc tại phòng giao dịch ngân hàng ở TP Huế, Võ Chí Thành dùng thủ đoạn gian dối, lừa đảo, chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng của nhiều người.

Đến ngày 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước

Đến ngày 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước

Xã hội - 48 phút trước

VPCP vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chỉ đạo tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Đợt mưa lớn sắp tới ở miền Bắc diễn biến thế nào?

Đợt mưa lớn sắp tới ở miền Bắc diễn biến thế nào?

Xã hội - 1 giờ trước

Theo cơ quan khí tượng, từ đêm 9-12/7, miền Bắc có mưa, mưa vừa và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Từ ngày 13/7 vùng núi có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Một bé gái 2 tuổi ở Lâm Đồng bị mất tích

Một bé gái 2 tuổi ở Lâm Đồng bị mất tích

Xã hội - 1 giờ trước

Công an xã Hiệp Thạnh (Lâm Đồng) đang khẩn trương tìm kiếm cháu Trần Phạm Ngọc Hân (2 tuổi) bị mất tích bí ẩn.

Vụ 'hôi' 4 tấn vải trên xe tải bị lật ở Hà Nội: Nhiều người hỏi thăm, chuyển tiền cho tài xế

Vụ 'hôi' 4 tấn vải trên xe tải bị lật ở Hà Nội: Nhiều người hỏi thăm, chuyển tiền cho tài xế

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến vụ hàng chục người dân lấy vải từ một xe tải gặp tai nạn, bị lật ở xã Dân Hòa (TP Hà Nội) đêm 6/7, nhiều người đã liên hệ với nữ tài xế để hỏi thăm và gửi tiền ủng hộ...

Bộ Công an thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin tiêu cực của cán bộ chiến sĩ

Bộ Công an thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin tiêu cực của cán bộ chiến sĩ

Đời sống - 3 giờ trước

Thanh tra Bộ Công an vừa thông báo thay đổi số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận, xử lý tin phản ánh tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ công an.

Thanh Hóa khởi tố 194 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Thanh Hóa khởi tố 194 vụ buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đã xử lý 1.144 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, khởi tố 194 vụ và thu nộp ngân sách hơn 156 tỷ đồng.

Top