Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV?

Thứ sáu, 14:44 31/01/2020 | Sống khỏe

Dịch bệnh Novel Corona Virus mới (nCoV) xuất hiện từ tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc) gây viêm phổi cấp, bệnh có tốc độ lây bệnh rất nhanh và số người tử vong tăng lên hàng ngày. Hiện tại, ở nước ta đã có người nhiễm bệnh này. Để phòng bệnh có rất nhiều người mua và sử dụng khẩu trang.

Cấu tạo khẩu trang chuẩn y tế

Khẩu trang y tế được cấu tạo bởi loại vải không dệt và có 3 lớp, mỗi lớp đảm nhiệm mỗi chức năng khác nhau.

Lớp ngoài cùng có tính năng chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng (droplet) văng ra khi người bệnh hắt xì hơi, ho, thở mạnh hoặc những hạt chất lỏng từ người đối diện bắn vào... Mặt ngoài thường có nhiều màu khác khau.

Lớp giữa có cấu trúc là một lớp lọc các hạt bụi và vi sinh vật có kích thước nhỏ. Theo FDA (Mỹ), khẩu trang y tế phải đạt hiệu suất lọc khuẩn trên 95% BFE (Bacterial Filtration Efficiency). Do vậy, khi mua khẩu trang y tế bạn nên tham khảo chỉ số này, chỉ số càng cao càng lọc tốt.

Lớp trong có cấu trúc mịn màng, có tính thấm nước nhằm hút mồ hôi. Lớp trong luôn có màu trắng hoặc nhạt màu rất dễ phân biệt với lớp ngoài.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có nhiều loại khẩu trang khác nhau như: khẩu trang có than hoạt tính khử và lọc khí độc, khẩu trang lọc bụi mịn và vi khuẩn N95 (Not Resistant to Oil) - lọc 95% bụi mịn PM 2.5 (1.000 - 2.500nm) và vi khuẩn.

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV? - Ảnh 1.

Cách sử dụng khẩu trang y tế hiệu quả

Đeo đúng mặt: dùng ngón trỏ và ngón giữa của hai tay kéo và luồn hai vòng dây khẩu trang vào hai vành tai. Mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Mặt trong thường nhạt màu và mịn hơn, mặt ngoài thường có màu đậm (đỏ, lục, lam...). Mặt ngoài luôn tiếp xúc với vi khuẩn, droplet, bụi bẩn, vì thế khi tháo ra đeo lại các bạn tuyệt đối không được bất cẩn xoay lớp ngoài vào trong sát với miệng mũi của mình.

Tốt nhất khi chỉ đeo một khẩu trang một lần trong một ngày và không tái sử dụng hoặc cất vào túi cá nhân.

Đeo đúng chiều: mặt trên của khẩu trang có đường viền thường gắn một sợi kim loại mỏng, khi đeo bạn nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp sợi kim loại theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thường có đường dập liền mềm mại để đảm bảo kín với cằm.

Lựa chọn sử dụng khẩu trang thế nào cho đúng trước dịch bệnh nCoV? - Ảnh 2.

Cách đeo khẩu trang y tế đúng

Đeo khẩu trang N95 phải đeo khít kín khuôn mặt thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, trẻ con không dùng được vì mặt nhỏ. Người râu nhiều cũng không đeo được. Người có bệnh phổi, bệnh tim mạch cũng không đeo lâu được, nên nhà sản xuất mới làm thêm van thở để khắc phục nhược điểm này.

Lựa chọn khẩu trang nào để phòng bệnh

Mục đích đeo khẩu trang trong việc ngăn ngừa truyền nhiễm bệnh Novel Corona Virus là ngăn ngừa các hạt droplet có chứa virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Chứ không ngăn ngừa được virus xâm nhập vào các vi lỗ của khẩu trang. Tốt nhất sau khi tiếp xúc với người có dấu hiệu ho hay hắt xì hơi bạn nên rửa tay và thay khẩu trang mới.

Tất cả các loại khẩu trang hiện tại có thể lọc vi khuẩn và bụi mịn có kích thước 300-5.000nm. Nhưng đối với virus có kích thước nhỏ hơn (20nm đến 200nm) thì có thể xuyên qua mọi màng lọc bất khẩu trang nào.

Nhiều người dân đang đổ xô tìm mua khẩu trang N95. Theo nhiều chuyên gia y tế, tác dụng khẩu trang y tế và các loại khẩu trang N95 tương đương nhau. Nhưng giá thành khẩu trang y tế rẻ hơn các loại khác.

Do vậy, lựa chọn khẩu trang nào phù hợp tùy thuộc vào tài chính, độ tuổi, môi trường làm việc, khuôn mặt của bạn...và sử dụng đúng để đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Theo Bs. Trần Ánh Dương/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 5 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 8 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Top