Lý do Nga sắp có vaccine COVID-19 đầu tiên thế giới
5 tháng sau đại dịch, vaccine COVID-19 đầu tiên của Nga đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng đã được chứng minh là an toàn. Làm thế nào mà Nga “thần tốc” có được vaccine COVID-19 nhanh như vậy?
Nhiều thập kỷ nghiên cứu và không vì mục đích chính trị đã dẫn đến bước đột phá - một nhà khoa học hàng đầu Nga giải thích với RT.
Giống như các đồng nghiệp ở các quốc gia hàng đầu khác trên thế giới, các nhà khoa học Nga đã đi một con đường gập ghềnh từ khi phát hiện ra COVID-19 đến khi phát triển một loại vaccine đầy hứa hẹn trong thời gian kỷ lục.
Trong tháng 7, Đại học Sechenov nổi tiếng của Mátxcơva tuyên bố rằng, giai đoạn đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine đã thành công. Khoảng 38 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm cho thấy rất ít hoặc không thấy tác dụng phụ nào.
Các nhà nghiên cứu hiện đang đẩy mạnh, kiểm tra hiệu quả của vaccine và chuẩn bị đăng ký với Bộ Y tế.
Ảnh minh họa
Nga dự kiến trở thành nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vaccine COVID-19 trong vòng chưa đầy 2 tuần tới, theo CNN. Các quan chức Nga tiết lộ với hãng tin của Mỹ rằng, nước này đang làm việc để hướng tới thời điểm ngày 10.8 hoặc sớm hơn để phê chuẩn vaccine COVID-19.
"Không gì có thể được thực hiện từ con số 0"
Nga có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc phát triển công nghệ sản xuất vaccine. Điều này đã giúp tạo ra vaccine COVID-19 trong một khoảng thời gian rất ngắn theo tiêu chuẩn phát triển thuốc thông thường" - ông Vadim Tarasov, người đứng đầu Viện Công nghệ Y học và Công nghệ Sinh học của Đại học Sechenov, nói với RT.
"Không gì có thể được thực hiện từ con số 0" - ông giải thích. Các nhà virus học tại Viện Sechenov và Viện Dịch tễ học và Vi sinh học Gamalei - một trung tâm nghiên cứu virus Corona khác ở Mátxcơva - đã được hưởng lợi từ những "nghiên cứu khổng lồ" trước đó để giải mã bộ gene và cấu trúc của COVID-19, và nhanh chóng tạo ra một nguyên mẫu vaccine.
"Có một nền tảng công nghệ và hiểu biết về những gì lây truyền virus, bạn có thể phát triển một loại vaccine chống lại hầu hết mọi bệnh tật. Câu hỏi duy nhất là nó sẽ hiệu quả như thế nào" - ông Tarasov nói.
Công nghệ đằng sau vaccine COVID-19 của Nga dựa trên adenovirus - virus gây cảm lạnh thông thường. Được tạo ra một cách nhân tạo, các protein vaccine sao chép virus gây COVID-19 và kích hoạt "một phản ứng miễn dịch tương tự như chính nó gây ra" - ông Tarasov tiết lộ.
Tất nhiên, vaccine sẽ không phải là một cây đũa thần ngăn mọi người nhiễm bệnh. Nó có thể không ngăn chặn toàn bộ sự lây lan của virus, nhưng sẽ làm cho các triệu chứng nhẹ hơn nhiều.
Ông Tarasov cho biết, 38 tình nguyện viên đã được tiêm vaccine thử nghiệm vào vai - "một quy trình chuẩn, không gây đau đớn, điều mà nhiều người trải qua - do đó, không có gì khủng khiếp ở đây và về cơ bản không có gì mới".
Nga có thể tuyên bố một bước đột phá, nhưng không tìm kiếm lợi nhuận vaccine
Vaccine, được thử nghiệm trên các tình nguyện viên trong độ tuổi từ 18 đến 60, đã cho thấy kết quả tốt "về khả năng dung nạp" - ông Tarasov tiết lộ. Do đó, các thử nghiệm giai đoạn một "đã chỉ ra rõ ràng rằng vaccine này an toàn và có thể được sử dụng". Đối với nhà khoa học, đây là một bước nhảy vọt trong nỗ lực khoa học to lớn của họ.
Trong cuộc đua "ngầm" để công bố vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới, giới chức Nga khẳng định, vaccine phòng COVID-19 sẽ trở thành một lợi ích chung. "Vấn đề quan trọng ở đây là ai sẽ là người đầu tiên giúp đỡ công dân của mình và những người cần nó, bởi vì chúng ta càng sớm có một loại vaccine tốt và hiệu quả có thể được sử dụng trên diện rộng và bắt buộc, thì chúng ta có thể vượt qua COVID-19 nhanh hơn".
Ông Tarasov nhấn mạnh rằng, lý do đằng sau việc sản xuất vaccine trước tiên hoàn toàn là nhân văn và không mang tính chính trị. "Có lẽ không hoàn toàn chính xác để đưa ra vấn đề thỏa mãn tham vọng chính trị hoặc phấn đấu trở thành người đầu tiên. Điều quan trọng là giúp mọi người và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch" - nhà khoa học kết luận.
Theo Lao động
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy
Chuyện đó đây - 4 giờ trước“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 12 giờ trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 17 giờ trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcVụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 2 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.
Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcTỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.
Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon
Tiêu điểm - 3 ngày trước"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.
Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?
Chuyện đó đâyThời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.