Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mất cân bằng giới tính khi sinh: Những hệ lụy đau lòng

GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh – hiện tượng đã xảy ra ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc – nay đang diễn ra ở Việt Nam. Đây là hệ quả của một xã hội “trọng nam, khinh nữ”. Mặc dù Việt Nam đến nay đã có những chuyển biến nhất định nhưng để thoát ra khỏi hệ tư tưởng này là vô cùng khó khăn, không thể ngày một, ngày hai…

Đã có một số người phụ nữ phải phá thai nhiều lần vì kết quả siêu âm cho biết đó là thai nhi gái. Dù không muốn nhưng một số cũng không thể để đẻ vì cả vợ chồng đều hoặc là công chức, trong khi gia đình nhà chồng thúc giục. Phần vì ảnh hưởng của những lần phá thai, phần vì bị áp lực, ám ảnh tội lỗi, nhiều phụ nữ sinh ra stress, trầm cảm.

Cũng chính bởi những áp lực này, nhiều phụ nữ đã phải tính làm sao để có được con trai ngay từ lần đầu tiên sinh nở cho“chắc ăn”. Một người bạn đại học của tôi là một ví dụ. Kết hôn muộn và vào nhà có con một nên áp lực phải có “quý tử nối dõi tông đường” càng lớn. chính vì thế, thay vì công việc ngày ngày đến cơ quan cô tập trung lên mạng tra cứu thông tin để sinh con trai. Cô cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa, hoặc hết giờ làm để đi lùng tìm thông tin này… Không chỉ có vậy, chỉ cần nghe loáng thoáng đâu đó có người hỗ trợ thụ thai theo ý muốn là cô tới hỏi han, nhờ tư vấn…

Đây là một thực tế khi rất nhiều bác sỹ sản khoa cho biết, số ca nạo phá thai do thai nhi đó có giới tính nữ, kể cả đối với những người mới có thai lần đầu vẫn có. Còn tình trạng nạo phá thai ở đối tượng đã có một con gái là “chuyện thường ngày”. Có người vừa siêu âm xong là quyết định phá bỏ ngay khi biết thai nhi mang giới tính nữ. Nhiều người chấp nhận bị kỷ luật, đuổi việc… để đẻ cho kỳ được con trai...

Vì sợ mang tai tiếng, họ âm thầm xử lý thai nhi ở những cơ sở y tế tư nhân không đủ điều kiện. Nhiều hậu quả đau lòng đã xảy ra tại các phòng khám “chui” này. Cùng với hành động phá bỏ thai là hàng ngàn, hàng vạn những hệ lụy đau đớn khác mà chúng ta không lường hết được. Theo đánh giá của các chuyên gia, về phía gia đình, không chỉ bản thân người phụ nữ phải chịu những ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe và tinh thần, mà hạnh phúc mỗi gia đình cũng không trọn vẹn khi mang nặng áp lực về điều đó. Về sau này cũng vậy, các nam thanh niên sẽ khó có cơ hội lấy được người vợ như mong muốn và họ sẽ rơi vào cảnh sống độc thân, tâm lý căng thẳng trong quá trình tìm bạn đời… Dưới góc độ xã hội, MCBTSGTKS sẽ gây ra những khó khăn thách thức mới đối với công tác dân số như phải tốn thêm nhiều nhân lực, vật lực cho công tác nghiên cứu, điều tra về tình hình này, đồng thời tăng kinh phí để giải quyết vấn nạn đó.

Nhóm nam giới thì gặp khó khăn trong việc tìm vợ hoặc không thể lấy được vợ, phải duy trì cuộc sống độc thân có thể gây ra những bất ổn về trật tự an toàn ở cộng đồng, làm gia tăng tệ nạn mại dâm, buôn bán trẻ em gái, phụ nữ và các loại tội phạm xã hội khác do nhu cầu tình dục của họ không được đáp ứng…

Thực tế đã cho thấy tình trạng MCBTSGTKS ở nước ta đã đến hồi báo động. Những hệ lụy, hậu quả đã, đang và sẽ tới với chúng ta là vô cùng lớn, nghiêm trọng. Chính vì thế, từ năm 2009, Bộ Y tế mà trực tiếp là Tổng Cục DS – KHHGĐ đã triển khai thí điểm Đề án giảm thiểu MCBTSGTKS tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm về tình trạng này. Không ít hội thảo, hội nghị cũng đã được mở ra để bàn kế sách “hãm” lại sự tăng lên của số trẻ nam.

Nhiều giải pháp khác như truyền thông chuyển đổi hành vi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đảm bảo an sinh xã hội… cũng được thực hiện để hỗ trợ cho việc lập lại trật tự về giới tính. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách, việc làm này vẫn chưa thấy rõ ràng bởi vấn đề gốc rễ ở đây là giải quyết vấn đề tư tưởng của người dân, đặc biệt là thay đổi suy nghĩ truyền thống về giới trong họ. Từ đó thay đổi hành vi, không tham gia vào quá trình lựa chọn trước sinh. Mong muốn là như vậy, nhưng từ chỗ nhận thức được đến chuyển đổi hành vi, thay đổi một phong tục, tập quán đã có từ ngàn đời nay là không thể dễ dàng, một sớm một chiều làm được.
Bác sĩ Mai Xuân Phương
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top