Mẹ cậu bé tự kỷ và câu nói ai nghe cũng chảy nước mắt
GiadinhNet - “Tôi chỉ cần Bo được đến trường, được cảm nhận về một trường học thực sự, có sân trường rộng, có thầy cô, bạn bè. Tôi cũng từng nói, nếu sợ nhận Bo mà ảnh hưởng đến thành tích của trường, của lớp thì có thể không để tên Bo trong danh sách cũng được…” - Đó là lời tâm sự của chị Hiền có con mắc chứng tự kỷ.
Lần duy nhất từ khi sinh ra đến nay Bo được đến trường, vui chơi, học tập thực thụ. Ảnh: M.Trà
“Cuộc chiến” tìm nơi học cho con
Đó là những dòng chia sẻ tận đáy lòng của chị Đỗ Minh Hiền (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) có con trai là bé Ngô Huy Đức Anh (SN 2011, tên thường gọi ở nhà là Bo) về mong muốn con được đến trường, được cảm nhận về một trường học thực thụ. Ở đó có sự yêu thương của thầy cô giáo, của các anh chị, bạn bè cùng trang lứa và hơn hết là sự trải nghiệm mới mẻ của Bo. Từ đó, chị Hiền mong muốn cậu bé Bo có thể từng bước hòa nhập, lớn lên và trưởng thành như những đứa trẻ bình thường.
Dành những điều tuyệt vời nhất cho con là điều thường thấy ở các bậc cha mẹ nhưng với những người mẹ có con mắc chứng tự kỷ không chỉ dừng lại ở sự yêu thương, chăm sóc vô bờ mà còn là sự cảm thông, thấu hiểu là người bạn, người thầy, người dẫn đường chỉ lối để con mình có thể hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa.
Chị Hiền chia sẻ: “Khi Bo được 18 tháng tuổi, gia đình nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên về chứng tự kỷ, nhưng có lẽ lỗi do bản thân bởi cứ nghĩ rằng khi con lớn lên sẽ như những đứa trẻ bình thường”. Bo cứ thế lớn lên nhưng trái tim non nớt vẫn chưa chịu lớn theo, chị Hiền cũng như gia đình bắt đầu tìm hiểu về phương pháp cũng như cách thức để chăm sóc và giúp Bo có thể trưởng thành hơn.
Con đến tuổi đi học cũng là lúc chị Hiền chính thức bước vào cuộc chiến chọn trường, chọn lớp. Chị Hiền chia sẻ: “Lẽ ra, Bo đã đi học lớp 1 từ năm 2017 nhưng tôi quyết định lùi thời gian lại một năm. Mục tiêu lớn nhất tôi dành cho Bo là tìm kiếm cơ hội để được hòa nhập. Thế nhưng, tất cả các trường tư tôi tiếp cận đều từ chối dù họ còn chưa gặp Bo, không biết tình trạng của Bo, còn chưa biết cả mong muốn của mình là gì. Tôi chỉ cần Bo được đến trường, được cảm nhận về một trường học thực sự, có sân trường rộng, có thầy cô, bạn bè... Tôi cũng từng nói, nếu sợ nhận Bo mà ảnh hưởng đến thành tích của trường, của lớp thì có thể không để tên Bo trong danh sách cũng được. Tóm lại, không cần gì ngoài cơ hội cho Bo”.
Chị Hiền cho biết: “Từ trường dân lập đến trường quốc tế đều từ chối Bo. Họ nói con cần môi trường phù hợp! Không cho một đứa trẻ có cơ hội hoà nhập thì gọi là phù hợp sao? Bo mới bước sang tuổi thứ 7. Bo còn cả tương lai phía trước. Mà tương lai ấy, chắc chắn không phải lúc nào cũng có mẹ bên cạnh để lo cho Bo. Tìm cơ hội cho con cũng là tìm sự thanh thản cho chính mình khi sau này hai mẹ con không thể ở bên nhau nữa. Cũng là tìm cơ hội cho chị gái nhỏ của Bo bớt áp lực chăm lo cho em. Những trường tôi tìm đến có thể từ chối Bo và tôi sẽ chấp nhận điều này nếu trước đó họ đã cho Bo một cơ hội”, chị Hiền nói.
Cuối cùng chị Hiền cũng tìm được cho con một môi trường dạy trẻ tự kỷ phù hợp, nhưng trong trái tim của người mẹ vẫn mong muốn con được học ở môi trường thực thụ. Ở ngôi trường đó, con có bạn, được vui chơi, chạy nhảy, tham gia các hoạt động thể thao…
Một ngày đến trường của Bo
Chị Hiền hi vọng cậu bé Bo sẽ khởi xướng cho dự án dành cho trẻ nhỏ khác mắc chứng tự kỷ.
“A school day Bo – Một ngày đến trường của Bo” là tên dự án được chị Hiền cùng nhóm học sinh Vinschool The Harmony thực hiện. Chia sẻ về dự án này, chị Hiền cho biết: “Cách đây hơn một năm, một học sinh của trường biết thông tin và những tâm tư nguyện vọng của tôi nên đã đề cập về việc thực hiện dự án với mong muốn giúp những đứa trẻ như Bo được trải nghiệm một ngày đến trường thực thụ. Mình mong muốn thực hiện chiến dịch truyền thông về tự kỷ, không phải để phủ nhận hiệu quả của các hoạt động hiện tại, mà mình muốn thử cách tiếp cận mới với góc độ mới. Mục tiêu cuối cùng hướng tới là cơ hội cho trẻ tự kỷ, cả trong học tập và cơ hội tự chăm lo cho bản thân”.
Chị Hiền chia sẻ: “Sau khi nhận được đề xuất của dự án của nhóm học sinh, bản thân tôi rất vui mừng cũng như hạnh phúc. Chúng tôi đã bàn bạc và gặp gỡ nhau rất nhiều lần. Nhóm học sinh thuộc dự án cũng đã nhiều lần tiếp xúc, chơi cùng Bo tại một trường mà nơi con đang theo học. Tôi mong muốn thực hiện chiến dịch truyền thông về tự kỷ, không phải để phủ nhận hiệu quả của các hoạt động hiện tại, mà mình muốn thử cách tiếp cận mới với góc độ mới. Mục tiêu cuối cùng hướng tới là cơ hội cho trẻ tự kỷ, cả trong học tập và cơ hội tự chăm lo cho bản thân. Tôi làm vì Bo và những người bạn như con. Mình làm vì mình và những người cha mẹ cùng hoàn cảnh…”.
Chiều 8/3, chị Hiền đưa Bo đến trường. Đây cũng là ngày đến trường làm Bo hứng thú nhất từ khi sinh ra đến nay. Bo được hòa mình vào một môi trường thực thụ, được vui chơi, được quan tâm, được yêu thương… Bo được các anh chị trong dự án cũng như trong trường cho tham gia các hoạt động ngoại khóa, trò chơi vận động, trò chơi thể thao. Thoạt nhiên, nếu nhìn những cử chỉ, động tác và niềm vui, niềm thích thú của cậu bé Bo ít ai nghĩ rằng Bo mắc chứng tự kỷ. Bởi, ở môi trường mới mẻ này, Bo được quan tâm, được vui đùa, được giao tiếp và hơn hết đó là sự cảm thông, thấu hiểu của những anh chị lớn hơn.
Chứng kiến cảnh con trai mình được vui chơi với nhiều hoạt động, chị Hiền không giấu được xúc động: “Tôi nghĩ mình làm được và chắc chắn những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ làm được. Đó là “một ngày đến trường của Bo” và cũng là rất nhiều ngày đến trường của các trẻ em khác đang mắc chứng tự kỷ”.
Mộc Trà
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 7 phút trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 1 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 13 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 18 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 21 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 23 giờ trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
4 con giáp yêu là cưới
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.