Mẹ con gặp lại nhau sau gần 50 năm thất lạc
Năm 1973, vợ chồng bà Lâm đi làm về thì không thấy con trai 5 tuổi nên tìm kiếm khắp nơi nhưng vô vọng. Gần nửa thế kỷ sau, bà Lâm bất ngờ gặp lại con trai của mình nhờ mạng xã hội
Mới đây, ông Lê Văn Tuấn (54 tuổi, trú huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã vào huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai để tìm gặp người mẹ đẻ là bà Phạm Thị Lâm (90 tuổi) và những người thân trong gia đình sau gần nửa thế kỷ thất lạc.
Bán từng cái nồi đồng đi tìm con
Bà Lâm kể trước kia gia đình bà ở thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Vào một ngày năm 1973, bà và chồng là ông Nguyễn Văn Quốc cùng đi chia lúa, chia rơm của hợp tác xã. Trước khi đi, bà Lâm đã nấu sẵn cơm, luộc 2 quả trứng và dặn con gái lớn là Nguyễn Thị Anh (lúc đó mới 9 tuổi) lấy cơm cho em trai là Nguyễn Văn Tuấn (mới 5 tuổi) ăn rồi dắt em sang nhà bà ngoại chơi.
Tới chiều, khi vợ chồng bà Lâm đi làm về thấy cơm và 2 quả trứng vẫn còn nguyên, nhưng không thấy 2 con nên đi tìm và chỉ gặp người con gái, còn cậu em thì không thấy đâu. Vợ chồng bà Lâm nhờ cả người trong làng lội xuống các ao để mò vì sợ con đuối nước nhưng đều vô vọng.
Liên tục nhiều năm sau đó, vợ chồng bà Lâm thuê người đi khắp nơi tìm con, thậm chí lên tận các tỉnh biên giới phía Bắc vì có thông tin con trai bà bị bắt cóc bán sang Trung Quốc.
"Từ khi mất con, hai vợ chồng không thiết ăn uống gì nữa. Có thầy bói phán con tôi qua sông ngã xuống nước chết rồi. Nhưng chết thì phải thấy xác, chưa thấy thì chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm" - bà Lâm kể.

Nước mắt ngày đoàn tụ sau gần nửa thế kỷ thất lạc
Để có lộ phí và thuê người tìm con, vợ chồng bà Lâm đã phải bán đi từng cái nồi đồng trong nhà nhưng người con trai vẫn biệt vô âm tín. Năm 1979, vợ chồng bà Lâm cùng người con gái chuyển vào huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai theo diện kinh tế mới. Bà Lâm vẫn không nguôi hy vọng, thường xuyên viết thư về quê hỏi thăm tin tức, nhưng tất cả đều vô vọng.
Trong khi đó, ông Tuấn mơ hồ nhớ lại, hôm ấy được một người hàng xóm tên Phúc (khoảng 15 tuổi) dắt ra ga tàu (cách nhà khoảng 5 km). Khi lên tàu thì hai người lạc mất nhau. Lúc này, ông chỉ biết gào khóc và được một người đàn ông (sau này biết tên là Trần Văn Kiệm) dỗ dành, đưa về nhà ở tỉnh Thanh Hóa nuôi dưỡng. Tiếp đó, ông Tuấn được vợ chồng không có con, gần nhà ông Kiệm nhận làm con nuôi và đổi họ theo cha nuôi là Lê Văn Tuấn.
Như một giấc mơ có thật
Trong thời gian ở với bố mẹ nuôi, ông Tuấn được chăm sóc, yêu thương nhưng vẫn luôn nhớ về gia đình đã sinh ra mình. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn nên tới năm 2019, ông mới quyết tâm tìm lại gia đình đã thất lạc.
Trong ký ức, ông Tuấn chỉ nhớ người chị thường chơi, chăm sóc cho mình tên Anh, gia đình làm nghề mộc chuyên đóng xe bò, xe lôi và bị thất lạc khoảng năm 1973. Từ thông tin ít ỏi đó, ông Tuấn đã nhờ người thân đưa lên mạng xã hội mong tìm lại gia đình. Từ lời kể ông Kiệm, ông Tuấn cũng đã tìm được ga tàu hỏa Phủ Lý, nhưng thông tin về gia đình thì không ai biết.
Trong khi đó, ở Gia Lai, người chị gái Nguyễn Thị Anh cũng thường xuyên kể cho các con, cháu của mình về câu chuyện gia đình bị thất lạc người em tên Tuấn, từ năm 1973. Trong một lần lên mạng xã hội, người nhà bà Anh thấy thông tin tìm người thân của Tuấn có những điểm trùng khớp với người em đã thất lạc của bà Anh, nên đã xin số điện thoại để liên hệ.
"Tôi nhìn hình ảnh thì thấy người này rất giống cha mình, khi gọi điện thì kể ra được những gì trong gia đình tôi trước đây như hình dung ngôi nhà, cạnh nhà có giếng nước, cạnh giếng có cây vải… thì tôi chắc chắn đây là em mình rồi" - bà Anh kể lại và cho biết nhiều câu chuyện của gia đình, bà đã quên nhưng khi nghe em trai kể thì mới nhớ.
Tìm được thông tin của em trai, bà Anh vội cho con gái đầu vào đón bà Lâm, lúc này đang ở trong ngôi chùa tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ban đầu, bà Lâm không tin, nghĩ con cháu nói dối để bà về nhà nên nhất quyết không chịu rời khỏi chùa. Lần 2, bà Anh cho người con gái thứ 2 vào, đưa hình ảnh ông Tuấn nhưng bà Lâm xem vẫn không tin vì "mặt thì giống cha, mà con tôi trắng chứ sao lại đen thế này". Tuy vậy, bà Lâm cũng đồng ý theo cháu gái trở về nhà.
Nước mắt ngày gặp lại
Đến ngày 23-4, sau gần nửa thế kỷ, bà Lâm và con trai mới gọi video, được nhìn thấy mặt nhau. Cuộc trò chuyện kéo dài đến khi điện thoại hết pin, nhưng cả hai chỉ nhìn nhau rồi khóc. Sau đó, ông Tuấn vội vã từ Thanh Hóa vào Gia Lai tìm gặp mẹ và chị mình. Có mặt trong ngày trùng phùng ấy, nhìn người mẹ già 90 tuổi sờ nắn từng ngón tay người con trai giờ tóc đã muối tiêu, chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. "Gặp nhau nhưng hai mẹ con chưa nói chuyện với nhau được nhiều vì cứ kể lại chuyện xưa là khóc, nhất là chuyện cha tôi vì nhớ thương con mà suy sụp, mất đi vào năm 1992. Tôi mong muốn được đưa mẹ về Thanh Hóa để chăm sóc, gần gũi với mẹ, bù lại những năm dài đằng đẵng xa cách" - ông Tuấn nghẹn lời. Bà Lâm cũng cho biết từ nay sẽ không đi chùa nữa, chỉ ở nhà với con. Khi về quê, bà sẽ tìm ông Phúc để hỏi cho ra lẽ vì sao dẫn con bà đi để gia đình phải thất lạc gần nửa thế kỷ qua. Trước đó, nghe phong thanh chuyện này, bà đã tìm ông Phúc nhiều lần nhưng ông này đều tránh mặt.

Sự thật kinh hãi trong thùng xe tải bốc mùi hôi thối
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Thời điểm kiểm tra, phương tiện do tài xế Thắng điều khiển đang vận chuyển 2.570 kg xương động vật trên thùng xe có dấu hiệu phân hủy, bốc mùi hôi thối và chủ xe ô tô không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hàng hóa.

Cứu người đàn ông sau khi gieo mình xuống sông tự tử
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Sau khi gieo mình xuống sông tự tử, người đàn ông ở Huế bám vào chân cầu để chờ được mọi người ứng cứu.

Người dân sinh sống trên 'đất vàng' hồ Hoàn Kiếm nói gì về việc sắp phải di dời?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Đa số người dân trong diện phải di dời để thực hiện dự án cải tạo hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) đều mong muốn sớm có thông tin về mức đền bù, tái định cư... cũng như nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền để ổn định công việc và cuộc sống sau khi nhường đất để thực hiện dự án.

Cách 'giải độc' kỹ thuật số mà hàng triệu người Việt đang tìm kiếm
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Mỗi ngày, hàng triệu lượt 'vuốt' trôi qua như gió trên màn hình điện thoại. Thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau những story lung linh, những cú 'thả tim' tưởng chừng vô hại là cả một áp lực âm thầm đang bào mòn tâm trí nhiều thế hệ, đặc biệt là giới trẻ. Liệu bạn có đang là chủ mạng xã hội hay là nạn nhân của nó?

4 con giáp nữ có cuộc đời rực rỡ như hoa
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Cuộc đời của 4 con giáp nữ này ngày càng trở nên rực rỡ theo thời gian.

Trào lưu 'đóng vỉ chân dung' và những nguy cơ bảo mật đáng chú ý
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trào lưu “đóng vỉ chân dung” bằng ChatGPT và các công cụ AI đang gây sốt trên mạng xã hội Việt Nam và được rất nhiều bạn trẻ đón nhận. Bên cạnh sự thú vị, ít ai biết rằng trào lưu này lại tiềm ần vô số cảnh báo về bảo mật cá nhân.

Luật An ninh mạng: Bảo vệ quốc gia số hay giới hạn quyền công dân?
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Luật An ninh mạng là bước đi chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian số. Tuy nhiên, tính minh bạch trong thực thi, ranh giới giữa quản lý và kiểm soát, cũng như quyền riêng tư cá nhân đang là những điểm nghẽn gây tranh cãi. Khi không gian mạng trở thành đời sống thật, pháp luật cần tiến đến đâu để vừa bảo vệ - vừa không bị bóp nghẹt?

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.

Ngư dân thoát nạn kể phút sinh tử khi tàu cá bị đâm chìm, 4 người thiệt mạng
Đời sống - 21 giờ trướcSau cú tông của tàu vận tải nước ngoài, tàu cá Thanh Hoá gần như vỡ đôi, 12 thuyền viên bị hất văng, cố bám vào các mảnh vỡ, lênh đênh giữa biển chờ cứu nạn.

Sắp tới, bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, mức lương có bị giảm?
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Nếu đề xuất cải cách tiền lương của Bộ Chính trị được chấp nhận thì sau năm 2026 thực hiện 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức và viên chức, khi đó sẽ bỏ lương cơ sở và hệ số lương thay thế bằng mức lương cơ bản trong bảng lương mới.

Ngày sinh Âm lịch của những người sinh ra đã 'ngậm thìa vàng', lớn lên trong hũ bạc
Đời sốngGĐXH - Người xưa cho rằng, những ngày Âm lịch dưới đây được coi là "ngày cát tường", người sinh vào ngày này dường như sinh ra đã ngậm thìa vàng, không bao giờ lo lắng về tiền bạc trong cuộc sống.