Mỗi gia đình nên tìm một cách thức phù hợp
GiadinhNet - Đưa người già vào viện dưỡng lão luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người ở mọi tầng lớp trong xã hội. Xung quanh chủ đề này, có nhiều ý kiến trái chiều, để rộng đường dư luận, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trò chuyện với ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ VH,TT&DL.

Người già vẫn cô đơn trong căn nhà đông con cháu
Mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà đang dần bị mất đi. Ông có suy nghĩ gì về điều này?
- Theo tôi, tỷ lệ gia đình hạt nhân giờ chiếm ưu thế và là xu hướng của thời đại. Theo các điều tra gần đây nhất cho thấy, tỷ lệ gia đình hạt nhân chiếm khoảng 68%.
Trong gia đình truyền thống (gia đình nhiều thế hệ chung sống) gắn với sản xuất nông nghiệp cần sức lao động nên giữa các thế hệ và các thành viên phải liên kết rất chặt chẽ với nhau. Quá trình hội nhập và phát triển, sự thay đổi cơ cấu kinh tế chuyển đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp như dịch vụ, công nghiệp và các hình thức khác đã tác động đến sự thay đổi của gia đình Việt Nam. Sự phân công lao động trong xã hội cũng như trong gia đình khác nhau dẫn đến tình trạng gia đình đi vào những đơn vị nhỏ mà người ta gọi đó là gia đình hạt nhân (gia đình chỉ có 2 thế hệ là vợ chồng và con cái cùng chung sống). Bởi vậy mà hiện còn ít những gia đình chung sống ba thế hệ.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, ngay cả trong các gia đình hạt nhân hiện nay cũng lỏng lẻo?
- Đây là một trong những thách thức của nhiều gia đình hiện nay. Về thời gian cha mẹ dành cho con cái, báo cáo điều tra gia đình về gia đình Việt Nam công bố năm 2008 cho thấy tỉ lệ 21,5% người cha và 6,8% người mẹ không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Nguyên nhân thiếu thời gian chăm sóc con chủ yếu do mải miết kiếm tiền.
Cuộc sống đương đại mang lại nhiều cơ hội cho gia đình, mỗi thành viên trong gia đình có điều kiện phát huy năng lực cá nhân nhưng cũng tước đi rất nhiều thứ như thời gian, sự quây quần, gắn bó giữa các thành viên. Mỗi thành viên có nhiều mối quan tâm hơn, cùng với đó nhịp sống gấp gáp, vội vã khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng vì thế mà ngày càng trở nên lỏng lẻo. Ngay trong chính căn nhà có đầy đủ con cháu, nhiều người già vẫn thực sự cô đơn.
Ông có suy nghĩ gì khi có nhiều ý kiến cho rằng, chức năng giáo dục của gia đình hiện nay đang bị suy giảm dẫn tới sự xuống cấp về đạo đức của gia đình?
- Nền tảng của giáo dục nhân cách đầu tiên đến từ gia đình. Khi chức năng giáo dục gia đình bị suy giảm, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến đạo đức bị suy giảm. Xã hội hiện đại tạo ra nhiều cơ hội khiến con người bận rộn để tăng thu nhập làm giàu, hưởng thụ cá nhân khiến đôi khi quên mất giá trị gia đình. Như trên đã nói, các thành viên ít có thời gian dành cho nhau và đối tượng bị ảnh hưởng nhiều là con trẻ… Điều này khiến chức năng giáo dục, chức năng tình cảm bị giảm sút.
Hơn nữa, trong giáo dục gia đình, nhiều bậc cha mẹ đã xem nhẹ việc giáo dục cho trẻ lòng hiếu thảo, biết ơn, hiếu kính ông bà cha mẹ ngay từ nền nếp “đi thưa về chào”, đến việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn, gập quần áo… Bên cạnh đó, tiêu chí của một đứa trẻ ngoan, một đứa con ngoan được không ít gia đình đánh đồng hoặc chỉ quan tâm đến việc phải có nhiều điểm 10, phải là học sinh giỏi. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong giáo dục gia đình.
Sẽ là xu hướng tương lai
Phải chăng chính cuộc sống tất bật, sợi dây tình cảm gia đình lỏng lẻo mà nhiều người con lựa chọn việc đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để thoái thác trách nhiệm, thưa ông?
- Hiện tượng cha mẹ già phải vào viện dưỡng lão phải xét trên nhiều chiều, nhiều khía cạnh và trong những hoàn cảnh cụ thể. Thứ nhất, có thể là bậc cha mẹ thích được vào ở trong viện dưỡng lão do người này, người kia giới thiệu, hoặc biết được thông tin điều kiện của cơ sở dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Vào viện dưỡng lão các cụ vừa được chăm sóc vừa được sinh hoạt văn nghệ, hoạt động thể thao… được giao lưu vui với bạn bè cùng lứa tuổi. Với những cụ có tâm lý thoáng như này sẽ là điều tích cực.
Còn trường hợp cha mẹ bị con cái ép đưa vào viện dưỡng lão vì quá bận rộn mưu sinh hoặc nhằm thoái thác trách nhiệm là vấn đề thuộc phạm trù đạo đức và là điều ở bất cứ giai đoạn nào, thời buổi nào cũng không thể chấp nhận được. Những trường hợp như này cần phải lên án.
Liệu người già sống trong viện dưỡng lão có trở thành xu thế hay không, thưa ông?
- Ở nhiều nước phát triển, người già sống trong các viện dưỡng lão là xu hướng và là hiện thực. Ở nước ta, hiện viện dưỡng lão còn ít, nhưng tôi cho rằng sẽ trở thành một xu hướng trong tương lai. Cách đây nhiều năm làm gì có dịch vụ chăm sóc người cao tuổi. Nhưng mấy năm gần đây, mô hình này đã hình thành như một nhu cầu thực tế của xã hội. Điều quan trọng là điều kiện và cái tâm của nhân viên trong cơ sở đó đối với các cụ và quan trọng hơn là duy trì mối liên hệ, động viên, thăm nom của con cháu khi các cụ ở cơ sở dưỡng lão.
Vậy chúng ta phải làm thế nào để có sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình với nhau mà lại phù hợp với hoàn cảnh, lối sống hiện đại?
- Tôi cho rằng, dù xã hội và cuộc sống đương đại có phát triển đến đâu, mức sống được thay đổi thế nào thì chữ “Hiếu” vẫn là giá trị bất biến. Yêu kính và chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ vừa là đạo đức vừa là nghĩa vụ, là trách nhiệm xuất phát từ tấm lòng của phận làm con. Hãy yêu thương các thành viên gia đình của mình vì nếu không yêu người thân thiết của gia đình mình thì khó lòng yêu thương được người khác. Không yêu quý gia đình mình thì liệu có yêu được quê hương, yêu đất nước tha thiết, sẵn lòng cống hiến cho quê hương, đất nước?
Theo tôi, mỗi gia đình nên tìm một cách thức phù hợp với hoàn cảnh của mình để làm hài hòa các mối quan hệ cha mẹ - con cái, ông bà - con cháu, tạo được sự gắn bó chặt chẽ, yêu thương và chia sẻ với nhau. Điều này sẽ vừa giữ được giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam vừa phù hợp với xã hội phát triển.
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện cởi mở này!
Phương Thuận

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 9 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 16 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 18 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 20 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.