Năm 2020, Hà Nội hướng tới mục tiêu ổn định quy mô dân số
GiadinhNet - Thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xác định rõ điều đó, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới.

Truyền thông về giới tính cho học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Hà Nội. Ảnh: PV
Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt
Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ thành phố Hà Nội cho biết, quy mô dân số thành phố Hà Nội đứng thứ hai so với cả nước, dân số trung bình năm 2019 là 8.093.900 người (sau TP Hồ Chí Minh), chiếm khoảng 8.4% dân số cả nước.
Năm 2019, công tác DS - KHHGĐ Hà Nội đã đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch của thành phố giao. Số sinh toàn thành phố năm 2019 là 121.408 trẻ; tỷ suất sinh đạt 15,0‰ giảm 0,13‰ so với năm 2018 (vượt chỉ tiêu giao); số sinh con thứ 3 trở lên là 7.892 trẻ, đạt tỷ lệ 6,5% giảm 0,1% so với năm 2018 (đạt chỉ tiêu giao); tỷ số giới tính khi sinh là 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái; tỷ lệ sàng lọc trước sinh năm 2019 đạt 80,0% (vượt chỉ tiêu được giao); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh năm 2019 đạt 85,35% (hoàn thành chỉ tiêu đề ra 85%), trong đó phát hiện 570 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD, 18 trường hợp suy giáp trạng bẩm sinh; tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (CPR) đạt 76% (đạt chỉ tiêu giao). Tổng số người mới áp dụng biện pháp tránh thai là 388.685 người (đạt 107,8% chỉ tiêu kế hoạch giao)…
Đạt được các kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của thành phố, Ban Chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ thành phố, các quận/huyện/thị xã; các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp. Đặc biệt, thành phố đã phê duyệt và triển khai thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình, kế hoạch, hoạt động mô hình về nâng cao chất lượng dân số ở 30/30 quận, huyện, thị xã; 584/584 xã/phường/thị trấn đã mang lại kết quả rõ rệt như thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số, 80 mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng tại 80 xã/phường/thị trấn của 25 quận/huyện/thị xã; 10 mô hình truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ tới vùng dân cư đặc thù; triển khai 10 mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; thực hiện 18 mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên. Tiếp tục thực hiện các hoạt động Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh và Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã; Kế hoạch Phát triển thể lực và tầm vóc người Hà Nội đến năm 2030…
Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi
Nhằm thu hút người dân thực hiện tốt công tác dân số và chấp hành các quy định về dân số, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện với các nội dung và hình thức phong phú liên tục được thay đổi, phù hợp từng nhóm đối tượng cụ thể góp phần nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân với công tác dân số.
Tuy nhiên do quy mô dân số lớn, địa bàn thành phố Hà Nội rộng tác động tới các chỉ số về dân số của Hà Nội hiện ở mức cao so với toàn quốc và các thành phố trực thuộc Trung ương; mức sinh giảm nhưng chưa bền vững; tỷ lệ sinh con thứ 3 có giảm nhưng chưa ổn định, ở một số huyện tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao; tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao, dù có giảm nhưng chưa bền vững do tâm lý ưa thích con trai…
Để đạt được mục tiêu này, Hà Nội sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền về thực hiện công tác dân số; tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành chỉ tiêu Kế hoạch năm 2020; đẩy mạnh tuyên truyền vận động tạo sự thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, đồng thuận cao trong toàn xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm từ DS - KHHGĐ sang Dân số và Phát triển; tập trung giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hoá dân số; kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp, tuyển dụng đủ số viên chức dân số còn thiếu của các trung tâm y tế đảm bảo đủ cơ cấu lãnh đạo, chỉ tiêu viên chức làm công tác dân số tại phòng Dân số; ổn định và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cán bộ chuyên trách dân số tại xã/phường/thị trấn và cộng tác viên dân số tại thôn, làng, tổ dân phố; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra ở các cấp đảm bảo thực hiện chính sách dân số ở địa bàn các quận/ huyện/thị xã, đặc biệt là đối với các xã/phường/thị trấn có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, mất cân bằng giới tính khi sinh còn cao; đẩy mạnh thanh tra các cơ sở y tế ngoài công lập về không chọn giới tính thai nhi và các quy định của pháp luật về công tác dân số.
Đức Vân

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.